Làm thế nào để vượt qua những câu hỏi của nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn thực tập Front End? Nhà tuyển dụng kỳ vọng điều gì và nên trả lời ra sao để ghi điểm? TopviecIT sẽ chia sẻ với bạn ngay sau đây!
Table of Contents
Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với thực tập Front End
Thực tập Front End là công việc hỗ trợ các lập trình viên chính thức trong việc phát triển website HTML/CSS/Javascript, test sản phẩm trên trình duyệt và hệ thống. Đồng thời thực tập sinh Front End cũng cần biết đọc hiểu tài liệu requirement để tham gia xây dựng và tối ưu quy trình sản xuất.

Vậy nên khi tuyển dụng thực tập Front End, nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có những kỹ năng sau:
- Thứ nhất, hiểu về lập trình, đặc biệt là JavaScript.
- Thứ hai, am hiểu các frameworks và những thư viện thông dụng như: React, Angular, Vue.js,…
- Thứ ba, nắm vững về CSS, HTML, HTML5 để triển khai pixel thiết kế thành CSS, thiết kế responsive và các chi tiết.
- Thứ tư, khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt để nghiên cứu các requirements.
- Thứ năm, có kiến thức về trình duyệt và cách gỡ lỗi code.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về lập trình front end là gì và công việc của họ gồm những gì, xem ngay bài viết dưới đây!
>>> Lập Trình Front End Là Gì? Nên Làm Lập Trình Viên Front End Không?
Câu hỏi thông tin chung trong phỏng vấn thực tập Front End
Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn
Có đến trên 90% nhà tuyển dụng bắt đầu buổi phỏng vấn thực tập Front End bằng câu hỏi này. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn nói gì về bản thân mình. Từ đó có thể khai thác và trao đổi nhiều hơn với bạn.
Để có 2 – 3 phút giới thiệu bản thân ấn tượng, hãy lưu ý những thông tin sau:
- Lời cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã trao cơ hội để tìm hiểu về công việc
- Họ tên, tuổi
- Trình độ chuyên môn: Tên ngành và trường Đại học của bạn
- Lý do lựa chọn theo đuổi công việc Front End developer
- Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Xem thêm: Tuyển Tập Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Front End Hay Gặp Nhất

Mục tiêu công việc của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này nhằm xác định thực tập sinh có nghiêm túc muốn học hỏi và phát triển trong lĩnh vực Front End hay không.
Hãy chia mục tiêu thành: Ngắn hạn (1 – 2 năm) và dài hạn (3 – 5 năm). Sau đó trả lời câu hỏi: Bản thân bạn muốn đạt được điều gì trong khoảng thời gian ấy?
Sau đây là cách trả lời gợi ý cho câu hỏi trên:
Mục tiêu ngắn hạn
- Được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm.
- Trở thành Front End developer chính thức của công ty.
Mục tiêu dài hạn
- Trở thành một Front End developer chuyên nghiệp sau 2 năm làm việc.
- Thành công ở các vị trí cao hơn như trưởng phòng, quản lý sau 3-5 năm làm việc.
- Được làm việc và cống hiến cho công ty trong thời gian dài.

Lý do bạn lựa chọn công ty
Không chỉ thực tập Front End, ứng viên ở bất cứ vị trí nào cũng cần tìm hiểu sơ bộ về công ty và lĩnh vực ứng tuyển trước khi tham gia phỏng vấn.
Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu kỹ các vấn đề sau:
- Lĩnh vực kinh doanh của công ty là gì?
- Selling point (lợi thế cạnh tranh) của công ty là gì?
- Những giá trị nào của công ty phù hợp với bạn?
- Giá trị nào của bạn sẽ đem lại lợi ích cho vị trí công việc và công ty
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn IT cho sinh viên mới tốt nghiệp
Các câu hỏi chuyên môn về thực tập Front End
Để kiểm tra thực tập sinh Front End có đảm bảo những yêu cầu cơ bản về kiến thức hay không, nhà tuyển dụng thường đưa ra một vài câu hỏi khái niệm kèm ví dụ thực tế. Để dễ dàng kiểm tra trình độ của thực tập Front End, những câu hỏi chuyên môn sẽ thường được chia theo 4 lĩnh vực chủ yếu là: HTML, CSS, JavaScript và ReactJS.

HTML
Thẻ <!DOCTYPE html> là gì?
được đặt ở đầu website để cho trình duyệt/công cụ tìm kiếm biết được website của bạn đang sử dụng phiên bản ngôn ngữ đánh dấu (hay markup language) nào.
Thẻ meta là gì?
Là những dòng mã đặt ở phần đầu trang html để cung cấp thông tin về website cho công cụ tìm kiếm. Một số thẻ meta có thể kể đến là: Title, description, keyword, content-type, view-port…
HTML Semantic là gì?
Thẻ Semantic trong HTML giúp mô tả rõ ràng ý nghĩa của thẻ đó. Khi đọc tên các thẻ này, lập trình viên có thể hiểu nội dung bên trong element là gì.
Ví dụ thẻ Semantic: