Solution-architect-la-gi

Solution Architect là gì? Cần kỹ năng gì để làm việc? 

Chia sẻ kinh nghiệm Việc làm nổi bật
Spread the love

Lý do thất bại của các dự án công nghệ không chỉ vì mục tiêu dự án mà còn do vấn đề xây dựng dự án từ những ngày đầu. Bởi vì nhu cầu đó, nghề Solution Architect đã ra đời để đáp ứng việc xây dựng kiến trúc giải pháp ngay từ khi chưa triển khai dự án. Vậy Solution Architect là gì và họ làm gì trong dự án? Hãy cùng topviecit.vn đi khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về Solution Architect là gì?

Để hiểu hơn về công việc, kỹ năng mà Solution Architect cần là gì, bạn sẽ cần hiểu về khái niệm của Solution Architect là gì. Cụ thể như sau:

Solution Architect là gì?

Solution Architect là tên gọi tiếng anh của nghề kiến trúc sư giải pháp. Kiến trúc sư giải pháp là người đề ra kiến trúc để xây dựng phần mềm đáp ứng đủ các chức năng cũng như các yếu tố đi kèm khác (hiệu suất, độ tin cậy,…).

Công nghệ ngày càng phát triển mạnh, các dự án về công nghệ mọc lên ngày càng nhiều hơn. Dù vậy, theo khảo sát của Planview về danh mục đầu tư và các dự án thì chỉ có 51% dự án thành công trong vòng 01 năm. Điều này cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng Solution Architect ngày càng tăng cao.

Solution Architect tham gia từ khi dự án chưa bắt đầu
Solution Architect tham gia từ khi dự án chưa bắt đầu

So sánh giữa Software Architect và Solution Architect

Khái niệm Software Architect thường bị nhầm lẫn với Solution Architect. Tuy vậy, đây là 2 vị trí khác nhau. Bạn có thể tham khảo những thông tin so sánh về 2 vị trí này như sau:

Điểm giống nhau giữa Software Architect và Solution Architect là gì?

Cả hai vị trí trên đều có chung mục đích là giúp sản phẩm đồng bộ và chính xác nhất như bản mô tả giải pháp, từ đó hoàn thiện mọi tính năng sản phẩm trước khi chúng đến tay người dùng cuối.  

Sau đó đảm bảo sản phẩm thực tế được thiết kế từng chi tiết, triển khai và giới thiệu với nhà phát triển khi họ không thể nắm bắt toàn bộ về giải pháp tổng thể.

Tìm hiểu thêm: Software Engineer Là Gì? Lương Có Cao Không?

Những khác biệt giữa Software Architect và Solution Architect là gì? 

Khác biệt đầu tiên của 2 vị trí này chính là giai đoạn họ tham gia vào dự án. Nếu như Solution Architect là người kiến tạo, xây dựng kiến trúc giải pháp khi dự án chưa bắt đầu thì với Software Architect thì khác. Software Architect tham gia vào giai đoạn sau đó, họ triển khai và biến ý tưởng chính là các kiến trúc giải pháp thành hiện thực.

Trước khi hoàn thành dự án, nhiệm vụ của Solution Architect sẽ tham gia với đội kinh doanh, để tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề hay cơ hội kinh doanh của khách hàng. Từ đó, đề xuất cũng như thiết kế các giải pháp với mục đích thực hiện triệt để các mục tiêu trong kinh doanh. Và sau đó Software Architect từ kiến trúc đó mới tạo ra thành phẩm.

Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa Kỹ Sư Phần Mềm Và Lập Trình Viên

Tìm hiểu về công việc của Solution Architect 

Sau khi đã hiểu về khái niệm Solution Architect là gì, hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về công việc của Solution Architect là gì ngay sau đây:

Công việc của Solution Architect là gì?

Công việc chính của Solution Architect chắc hẳn là mối quan tâm hàng đầu khi bạn muốn ứng tuyển vị trí này. Solution Architect có phải là người thiết kế phần mềm trực tiếp không? Câu trả lời là không. Họ chỉ là người làm việc vào việc ý tưởng về các tính năng lớn, đề xuất thiết kế thêm, chỉnh sửa và đưa ra các giải pháp công nghệ.

Họ giúp khách hàng phá bỏ những rào cản trong việc kinh doanh
Họ giúp khách hàng phá bỏ những rào cản trong việc kinh doanh 

Họ cũng là người đề ra những cách tiếp cận toàn diện để hiểu được những xác định các mục tiêu, chiến lược trong kinh doanh từ đó thiết kế ra kiến trúc giải pháp phần mềm để đáp ứng những mục tiêu đó. Nói một cách đơn giản chính là người giúp khách hàng giải quyết những bài toán trong kinh doanh. 

Phân tích và xem xét các quy trình và mô tả logic của kinh doanh, từ nhu cầu của khách hàng biến thành yêu cầu sản phẩm, xây dựng roadmap phát triển sản phẩm. Cụ thể sẽ bao gồm:

  • Khảo sát và phân tích công nghệ để lựa ra các công nghệ được đánh giá tốt nhất để phát triển.
  • Đánh giá môi trường công nghệ một cách tổng thể.
  • Phát triển và triển khai các giải pháp đã đề ra.
  • Theo dõi và kiểm soát tiến độ.
  • Quản lý các vấn đề thuộc dự án.
  • Dự đoán các vấn đề có thể xảy ra và khắc chúng.

Tìm hiểu thêm: Kỹ Sư IT Là Gì? Lương Kỹ Sư IT Ở Việt Nam Cao Không?

Yêu cầu của Solution Architect là gì?

Đầu tiên là bạn phải am hiểu tất cả mọi kiến thức về nghiệp vụ của khách hàng, sau đó tìm hiểu về các công nghệ hiện có trên thị trường, các giải pháp công nghệ phổ biến trong ngành, các nền tảng công nghệ cùng xu hướng phát triển, khả năng thực hiện giải pháp,… thông qua, nghiên cứu, khảo sát, tìm tòi từ đối thủ của khách hàng.

Việc am hiểu và khảo sát giúp bạn biết được các hạn chế, khả năng mở rộng hay bảo trì của giải pháp trong tương lai và xác định được nên ưu tiên triển khai giải pháp nào.

Các vấn đề kỹ thuật cần để phát triển sản phẩm cũng do kiến trúc sư giải pháp quyết định, chẳng hạn như: ngôn ngữ lập trình, cơ sở hạ tầng, khuôn khổ, các giải pháp bảo mật. Kiến trúc sư giải pháp là nhân vật rất quan trọng đối với việc phát triển phần mềm.

Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn:

Để trở thành một kiến trúc sư giải pháp, bạn cần trang bị kỹ năng rất nhiều quan trọng. Một số kỹ năng rất cần thiết mà bạn nên trang bị như:

  • Kiến thức công nghệ thông tin, để xây dựng kiến trúc giải pháp dễ hiểu giúp bộ phận phát triển phần mềm có thể triển khai theo.
  • Kiến thức nền tảng về kỹ thuật phần mềm: đây là kiến thức quan trọng để xây dựng kiến trúc giải pháp từ kỹ thuật nền tảng, cũng giúp nhận định tính khả quan của giải pháp.
  • Am hiểu về kiến trúc giải pháp để có thể xây dựng kiến trúc giải pháp.
  • Hiểu biết sâu về bảo mật kỹ thuật số.
  • Kiến thức nâng cao về các phân tích quy trình kinh doanh.
  • Thành thạo ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình.
  • Hiểu về framework, biết cách vận dụng framework.
  • Thiết kế theo tư duy pattern, áp dụng theo những pattern sẵn có.
  • Có thể viết tài liệu dễ hiểu, logic, rõ ràng và khoa học.
  • Khả năng tư duy và chuyên sâu về thuật toán.
  • Khả năng cập nhật xu hướng công nghệ và xu thế mới.
  • Tiếng Anh ngành IT.

Xem ngay: Lập Trình Viên Học Trường Nào Tốt Ở Việt Nam?

Công việc đòi hỏi chuyên môn cao cùng cơ hội việc làm rộng mở
Công việc đòi hỏi chuyên môn cao cùng cơ hội việc làm rộng mở

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về nghề Solution Architect là gì rồi. Thật sự đây là công việc với yêu cầu chuyên môn cao với mức lương hậu hĩnh. Nếu bạn muốn tìm việc làm IT, bạn có thể truy cập website TopCV để cập nhật những công việc mới nhất với những thương hiệu tuyển dụng uy tín nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *