Agile-development-la-gi

Agile Development là gì? Ưu nhược điểm phương pháp Agile Development?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Ngành Công nghệ thông tin vốn dĩ có rất nhiều kiến thức rộng. Yêu cầu đối với các developer càng cao khi phải thành thạo về lập trình. Hơn thế, để phát triển phần mềm có rất nhiều phương thức khác nhau. Trong đó Agile Development được ưa chuộng, vậy hãy cùng topviecit.vn đi tìm hiểu về Agile Development là gì và các phương pháp Agile.

Tìm hiểu về Agile Development 

Trước khi tìm hiểu về ưu – nhược điểm của Agile development là gì, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của Agile development là gì. Cụ thể như sau: 

Agile Development là gì? 

Agile Development là cách thức phát triển phần mềm một cách linh hoạt. Mục đích sử dụng Agile Development là gì? Chính vì muốn sản phẩm đến tay người dùng sớm nhất có thể. Mặt khác,  Agile Development còn được xem như là một triết lý hay phương pháp luận, một triết lý xây dựng trên nguyên tắc phân đoạn vòng lặp. 

4 tôn chỉ cốt lõi của phương pháp Agile Development là gì?

Cách thức Agile Development sẽ hoạt động dựa vào 4 tôn chỉ cốt lõi như sau:

  • Đặt con người là trọng tâm, quan tâm hàng đầu là xây dựng tính đoàn kết, tương trợ giữa các thành viên trong team Dev. Những thành viên đầy năng lực trong team Dev không ngừng hỗ trợ lẫn nhau để làm dự án nhanh chóng và hoàn thiện hơn.
  • Ưu tiên làm ra phần mềm hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoàn toàn thay vì mải chăm chú vào kế hoạch xây dựng phần mềm hay tài liệu hoàn chỉnh.
  • Cần nắm bắt tất cả nhưng yêu cầu của khách hàng để điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm như mong muốn của khách hàng thay vì chỉ quan tâm đến các điều khoản trong hợp đồng.  
  • Nguyên tắc Agile Development khuyến khích sự thay đổi và thích nghi. Đổi mới công nghệ, phương pháp, deadline, nhân sự,…
Lắng nghe nhu cầu từ khách hàng và hoàn thiện sản phẩm là một tôn chỉ của Agile Development
Lắng nghe nhu cầu từ khách hàng và hoàn thiện sản phẩm là một tôn chỉ của Agile Development

Ưu nhược điểm của phương pháp Agile Development

Sau khi đã hiểu hơn về phương pháp Agile Development là gì, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ưu – nhược điểm của phương pháp này. Cụ thể như sau:

Ưu điểm nổi bật của các phương pháp Agile Development là gì? 

Khi sử dụng phương pháp Agile Development như sau:

  • Nhờ vào các phương pháp Agile Development mà việc phát triển phần mềm và sản xuất đã được cải tiến rất nhiều. Nhờ vào phương pháp  Agile Development có thể phát hiện sai sót và điều chỉnh dễ dàng.
  • Hơn thế, việc sử dụng những phương pháp Agile Development cũng thay thế phương pháp Waterfall truyền thống, giúp quản lý công việc hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn nên tiến độ công việc được đẩy nhanh.
  • Mỗi dự án được chia nhỏ thành nhiều công đoạn xử lý thông tin độc lập, điều này giúp thực hiện các thay đổi dễ dàng hơn.
  • Agile Development thích hợp với các dự án chưa có mục tiêu dài hạn và đang chỉ là một kế hoạch vì thông tin cập nhật theo từng giai đoạn thời gian.
  • Bàn giao nhanh chóng hơn, sau khi hoàn thành mỗi giai đoạn của dự án có thể bàn giao dễ dàng.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và phần mềm thông qua quá trình lắng nghe, ghi nhận thông tin phản hồi từ người dùng và khách hàng. Nâng cấp và cải tiến liên tục theo từng giai đoạn giúp sản phẩm hoàn thiện nhất.

Nhược điểm của các phương pháp Agile Development là gì?

Nếu như phần trên bạn đã tìm hiểu về những ưu điểm của phương pháp Agile Development là gì thì dưới đây bạn sẽ được tìm hiểu về các hạn chế của phương pháp này:

  • Khó khăn khi lập kế hoạch dự án vì thời gian các dự án trong mô hình Agile Development có giai đoạn hoàn thành khác nhau và còn là dự án riêng biệt nên không thể xác định chính xác thời gian hoàn thiện sản phẩm.
  • Phương pháp Agile Development phức tạp hơn rất nhiều so với waterfall nên sẽ yêu cầu đào tạo và hướng dẫn chi tiết mới có thể nắm bắt thông tin sản phẩm.
  • Ít tài liệu tham khảo nên khi học sẽ rất khó khăn để tìm tư liệu hướng dẫn, tìm hiểu các giai đoạn bởi tính chất từng giai đoạn đặc thù riêng biệt.
  • Việc hợp tác trở thành bắt buộc để dự án thành công, chính là đòi hỏi sự giao tiếp từ hai bên để tìm ra phương án phù hợp.
  • Chi phí đào tạo nhân sự tốn kém cho từng giai đoạn hơn là các phương pháp truyền thống khiến chi phí tổng cho việc sử dụng phương pháp Agile Development cao hơn.
Cần đào tạo nhân sự nếu muốn theo phương pháp Agile Development
Cần đào tạo nhân sự nếu muốn theo phương pháp Agile Development 

Các phương pháp phổ biến của Agile Development

Agile Development không được định nghĩa như một phương thức cụ thể mà bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp Agile Development là gì?

Scrum: Được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các phương pháp Agile Development. Scrum thường được sử dụng với mục đích tập trung vào công đoạn chính và loại bỏ các công đoạn phức tạp.

Kanban: Việc sắp xếp và quản lý công việc dựa vào quy trình có sẵn sẽ dễ dàng hơn với phương pháp Kanban. Kanban dễ dàng phản ánh thực tế tình hình triển khai dự án và quan sát quy trình một cách trực quan. Kanban giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển phần mềm nhờ việc xác định rõ ràng các công việc cần làm.

Extreme Programming (XP): Phương pháp này hướng đến nâng cao chất lượng phần mềm và không ngừng đáp ý các yêu cầu của người dùng, khách hàng. Thường xuyên lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến mới của người dùng theo từng giai đoạn và nâng cao năng suất, phát hành bản nâng cấp.

Lean Software Development (LSD): LSD chủ trương tinh gọn và áp dụng các nguyên lý về tinh gọn cho việc phát triển phần mềm.

Agile Development giúp quản lý công việc hiệu quả theo từng giai đoạn
Agile Development giúp quản lý công việc hiệu quả theo từng giai đoạn 

Bài viết trên đã thể hiện rất rõ ràng về định nghĩa Agile Development là gì và ưu, nhược điểm của phương pháp này cũng như một số phương pháp cụ thể thuộc loại phương pháp Agile Development. Những ai quan tâm đến phát triển phần mềm có thể tham khảo thông tin từ bài viết này để có cái nhìn tổng quan hơn về Agile Development.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *