Trong cuộc sống hiện đại, để kết nối và truy cập, ngoài sự hỗ trợ của điện thoại thông minh thì không thể thiếu sự xuất hiện của các thiết bị máy tính. Máy tính được cấu tạo từ hai phần là phần cứng và phần mềm với những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, topviecit.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc phần cứng máy tính là gì, phần cứng máy tính gồm những gì?
Phần cứng máy tính là gì?
Đồng hành cùng chiếc máy tính nhiều năm nhưng không phải ai cũng biết phần cứng máy tính là gì? Phần cứng máy tính (Hardware) chính là những phần hữu hình, có thể cầm, nắm của một chiếc máy tính. Chúng bao gồm: màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bo mạch chủ, bộ vi xử lý. Hệ thống dây cáp, các thiết bị ngoại vi, hỗ trợ máy tính như loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ DVD, card wifi, bộ phận tản nhiệt.
Các phần cứng của máy tính được sản xuất bởi công ty máy tính hoặc linh kiện máy tính. Phần cứng máy tính hoàn toàn có thể được sửa chữa dễ dàng khi hỏng hóc.
Tìm hiểu thêm: Ngôn Ngữ Máy Tính Là Gì? Ứng Dụng Như Thế Nào?
Phần cứng máy tính là bao gồm những gì?
Có thể thấy, chiếc máy tính được cấu thành từ nhiều phần cứng khác nhau. Vậy phần cứng máy tính là gồm những gì và nhiệm vụ của mỗi bộ phận như thế nào?
CPU (Bộ xử lý trung tâm)
CPU chính là phần cứng quan trọng nhất của máy tính thực hiện chức năng xử lý các dữ liệu/tác vụ của máy tính. Đồng thời đây là trung tâm điều khiển các thiết bị đầu vào, đầu ra của máy tính, đảm bảo các hoạt động được thông suốt.
Tuy nhiên, có khá nhiều người bị nhầm lẫn và hiểu sai về CPU. Không ít người cho rằng thùng của máy tính để bàn truyền thống chính là bộ xử lý trung tâm. Tuy nhiên, trên thực tế nó là chỉ là một tấm mạch nhỏ, được bọc trong một con chip làm bằng gốm, gắn vào bảng mạch.
Để đánh giá tốc độ của CPU người ta sử dụng 2 đơn vị đo lường là Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz). Các chỉ số này càng cao thì tốc độ của CPU càng cao.
Tìm hiểu thêm: CPU Máy Tính Là Gì? Vai Trò Của CPU Máy Tính Cần Biết
Bo mạch chủ
Bo mạch chủ là bảng mạch chính của máy tính với cấu trúc lớn nhất trong máy tính. Bo mạch chủ đóng vai trò là trung gian giao tiếp, gắn kết các thiết bị với nhau. Bo mạch chủ có khá nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào từng loại máy.
Bộ nhớ RAM
Khi nhắc đến phần cứng của máy tính không thể không nhắc đến bộ nhớ RAM. Bộ nhớ này có nhiệm vụ tạo ra một không gian nhớ tạm tạo điều kiện thuận lợi cho máy tính hoạt động. Bởi vậy, sau khi tắt máy, bộ nhớ này sẽ mất tất cả các dữ liệu trước đó.
Bộ nhớ RAM càng lớn thì máy tính của bạn hoạt động càng nhanh. Với những máy tính có bộ nhớ RAM cao bạn hoàn toàn có thể mở nhiều tab cùng một lúc mà không sợ máy tính chậm. Bộ nhớ RAM có đơn vị tính là Gigabyte (GB) với cá loại 2 – 4GB, ngoài ra một số máy cũng được trang bị loại 16GB hoặc cao hơn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua 1 chiếc máy tính.
Ổ đĩa cứng
Ổ đĩa cứng là bộ nhớ lưu trữ chính trên máy tính, lưu trữ mọi thông tin. Khác với bộ nhớ tạm, ổ đĩa cứng có thể nhớ thông tin kể cả khi bạn đã tắt máy tính.
Người ta cũng sử dụng đơn vị Gigabyte (GB) khi đo dung lượng của ổ đĩa cứng. Hầu hết các loại ổ đĩa cứng sẽ có dung lượng là 500GB hoặc 1.000GB (1 Terabyte) và cũng có thể hơn. Ngoài các loại ổ đĩa cứng truyền thống, sử dụng đĩa kim loại để lưu dữ liệu bằng từ tính thì các loại ổ đĩa cứng rắn SSD cũng được ưa chuộng bởi chúng có tốc độ đọc, ghi nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn và hoạt động cũng yên tĩnh hơn. Tuy nhiên nhược điểm của loại ổ đĩa cứng này là giá thành khá cao.
Ổ đĩa quang
Phần lớn máy tính case hoặc máy tính xách tay đều có trang bị ổ đĩa quang để đọc đĩa CD, DVD trừ những máy tính quá mỏng nhẹ. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet như hiện nay, ổ đĩa quang không còn quá cần thiết.
Card đồ họa
Trong phần cứng máy tính, card đồ họa trong máy tính là xử lý các thông tin về hình ảnh.
Bộ nhớ đồ họa có độ phân giải tối đa, tần số làm tươi, độ sâu màu càng cao thì chất lượng hình ảnh càng tốt.
Hiện nay, người ta đang sử dụng thuật ngữ GPU thay cho card đồ họa. Đây là một bộ vi xử lý chuyên dụng, chúng có thể giúp tăng tốc, xử lý đồ họa thay cho CPU với tốc độ nhanh hơn nhiều lần bởi chúng có thể tiếp nhận và xử lý hàng ngàn luồng dữ liệu cùng một lúc.
Card âm thanh
Card âm thanh là 1 bộ phận tiếp theo khi tìm hiểu phần cứng máy tính là gì. Phần cứng này cho phép mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính giúp ghi lại âm thanh hoặc xuất ra âm thanh bằng các thiết bị chuyên dụng khác.
Card mạng
Card mạng thực hiện nhiệm vụ kết nối nhiều máy tính lại tạo thành một mạng máy tính.
Bộ nguồn
Bộ nguồn đảm nhiệm vai trò cung cấp điện năng đến toàn bộ các linh kiện máy tính được lắp đặt trong case máy tính. Bên cạnh đó, bộ nguồn còn cần đảm bảo sự ổn định của máy tính.
Khi nguồn máy tính kém, không thể cung cấp đủ công suất, hoạt động thiếu ổn định cũng sẽ làm cho hệ thống máy tính mất ổn định, khiến các thiết bị máy tính có thể giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng.
Màn hình máy tính
Màn hình máy tính là nơi hiển thị các thông tin, là giao diện làm việc của con người. Với máy tính case thì màn hình là thiết bị rời, trong khi đó màn hình của máy tính xách tay lại là thiết bị được gắn liền.
Bàn phím
Máy tính không thể thực hiện đầy đủ chức năng của mình nếu thiếu bàn phím. Bàn phím cho phép con người nhập các dữ liệu vào máy, tìm kiếm và chia sẻ thông tin.
Chuột
Chuột là công cụ để người dùng giao tiếp, điều khiển, ra lệnh cho máy tính. Với máy tính case con chuột là bộ phận tách rời, đối với máy tính xách tay, bộ phận chuột được gắn liền với máy tính.
Thùng máy
Case là một hộp làm bằng kim loại, bên trong có chứa bo mạch chủ cùng rất nhiều thiết bị, linh kiện khác.
Quạt tản nhiệt
Quạt tản nhiệt giúp làm mát các linh kiện máy tính khi máy tính hoạt động quá công suất, đảm bảo độ bền cho các bộ phận khác trong máy tính.
Máy in
Phần cứng máy tính là bao gồm những gì? Máy in là phần cứng tách rời của máy tính dùng để thể hiện các nội dung được soạn thảo hay thiết kế sẵn ra giấy.
Tìm hiểu thêm: Kỹ Sư IT Là Gì? Lương Kỹ Sư IT Ở Việt Nam Cao Không?
Trên đây là những thông tin về Phần cứng máy tính là gì? Bao gồm những gì? Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về những bộ phận của chiếc máy tính để có thể tìm được những chiếc máy tính ưng ý và sử dụng chúng một cách tối ưu. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm việc làm trong ngành IT, hãy truy cập vào TopCV. Bạn sẽ tiếp cận được với nhiều tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn.