lap-trinh-vien-java-topcv

Lập trình viên Java và lộ trình thăng tiến cập nhật mới nhất

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Lập trình viên Java đang là một trong những cơ hội việc làm HOT hiện nay. Vậy, để trở thành lập trình viên Java cần gì và lộ trình thăng tiến của vị trí này như thế nào? Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu ngay nhé.

Lập trình viên Java là gì?

Lập trình viên Java là những người phát triển, xây dựng website, ứng dụng, phần mềm trên các nền tảng sử dụng ngôn ngữ lập trình Java. Hiện tại, có đến hơn 50 triệu website đang sử dụng loại ngôn ngữ này (Glassdoor). Theo dự báo, quy mô và xu hướng phát triển của lập trình Java trong thời gian sắp tới sẽ rất rộng mở.

Theo thống kê trung bình tại thị trường Việt Nam từ Vietnamworks, mức lương của vị trí Java Developer khoảng 25.3 triệu đồng/tháng. Dải lương phổ biến cao hơn khoảng 16.2 – 40.6 triệu đồng/tháng và có thể đặt cao nhất hơn 80 triệu đồng/tháng. Đối với thị trường nước ngoài, mức thu nhập của Lập trình viên Java có thể cao hơn, ví dụ tại Mỹ có thể đạt trung bình khoảng 88.475 USD/năm (Zippia).

Xem thêm: Công việc lập trình java là gì? Giải đáp chi tiết

Lập trình viên Java sẽ sử dụng chủ yếu ngôn ngữ lập trình Java
Lập trình viên Java sẽ sử dụng chủ yếu ngôn ngữ lập trình Java

Để trở thành lập trình viên Java cần gì?

Rõ ràng có thể nhận thấy rằng, lập trình viên Java sẽ là một công việc tiềm năng trong tương lai. Vậy, làm thế nào để trở thành lập trình viên Java? Dưới đây sẽ là một số lưu ý mà bạn nên tham khảo:

Tìm hiểu về lĩnh vực lập trình Java

Trước khi bạn muốn trở thành một lập trình viên Java, bạn nên tìm hiểu về lĩnh vực này. Tuy nó có tiềm năng rất rộng mở về cơ hội nghề nghiệp, nhưng điều đó kèm theo sự cạnh tranh trong ngành nghề này cũng cao hơn. Bạn nên tìm hiểu trước để xác định xem bạn có phù hợp và yêu thích ngành nghề này không.

Làm Java Developer cần học gì?

Bất kỳ vị trí nào trong nghề lập trình viên đều sẽ yêu cầu về kiến thức chuyên môn. Do đó, bạn cần theo học những chuyên ngành có liên quan để làm việc ở vị trí Java Developer. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải trau dồi thêm những khóa học ngắn, chứng chỉ về những kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc này. Ví dụ như:

  • Ngành học phù hợp: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, các ngành về lĩnh vực IT,…
  • Các kiến thức cần bổ sung: Cấu trúc dữ liệu, kiến trúc máy tính, số liệu thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu,…
  • Các kỹ năng chuyên môn cần thiết khác như: Java Spring, Full Stack Java, Restful APIS, Frameworks, Spring BOOT, NoSQL, Spring MVC, phát triển phần mềm Agile,…

Xem thêm: Học IT Có Khó Không? Cơ Hội Việc Làm Của Ngành IT Sau Khi Ra Trường?

Có nhiều ngành học để bạn có thể trở thành Java Developer
Có nhiều ngành học để bạn có thể trở thành Java Developer

Rèn luyện các kỹ năng cần thiết

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn để sẵn sàng công việc, lập trình viên Java cần trau dồi và thành thạo thêm các kỹ năng mềm khác. Những kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn có thể thể hiện tốt hơn trong các buổi phỏng vấn, hợp tác, tăng hiệu quả trong công việc. Ví dụ như:

  • Kỹ năng giao tiếp, hiểu biết sâu sắc về xu hướng, hành vi người dùng.
  • Kỹ năng tester (kiểm tra).
  • Làm việc nhóm và làm việc cá nhân linh hoạt.
  • Có khả năng thích ứng, học hỏi và chủ động trong công việc.
  • Có kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian hiệu quả.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề để biết nên làm gì khi hệ thống xảy ra các tình huống bất ngờ.
  • Một số kỹ năng khác như sáng tạo, chú ý đến chi tiết, chịu được áp lực công việc, deadline,…

Tìm hiểu thêm: Tester là gì? Tester là làm gì? Mô tả công việc

Lộ trình thăng tiến của Lập trình viên Java

Khi thành thạo và bắt đầu con đường sự nghiệp của mình, các lập trình viên Java sẽ có nhiều sự lựa chọn phát triển khác nhau. Dưới đây là lộ trình thăng tiến mà bạn có thể tham khảo đối với vị trí lập trình viên Java.

Junior Java Developer

Đây thường là vị trí bắt đầu của một Developer. Tuy vậy, ở nhiều doanh nghiệp, vị trí này có thể là Intern (Internship) – thực tập sinh. Vì là vị trí lập trình viên khởi đầu, nên với các Junior, đây sẽ là thời gian để họ làm quan với các nhiệm vụ, tiêu chuẩn,… trong công việc. 

Junior thường là vị trí bắt đầu của một Java Developer
Junior thường là vị trí bắt đầu của một Java Developer

Junior Java Developer sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến viết, phân tích, kiểm tra code và gỡ lỗi khi cần thiết. Họ thường sẽ làm việc dưới quyền của các Leader hoặc Senior. Đối với Junior sẽ cần những kỹ năng như hiểu biết về máy chủ Java, Javascript framework, XML, JSON, lập trình hướng đối tượng, HTML, CSS, JQuery, JavaScript,…

Xem thêm: Developer là nghề gì? Mô tả công việc và mức lương

Senior Java Developer

Khi bạn đạt đến cấp độ lập trình viên Java Senior, bạn sẽ thường chịu trách nhiệm liên quan đến phát triển một dự án hoàn chỉnh. Vị trí này cũng sẽ thực hiện viết các đoạn code ở mức độ yêu cầu khó hơn. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ chịu trách nhiệm cố vấn, hướng dẫn cho các Junior Developer đối với công ty hoặc dự án mà họ đang thực hiện.

Architect Developer

Đây là cấp bậc cao hơn so với Senior, thông thường các Architect Developer Java sẽ thực hiện nhiệm vụ liên quan đến thiết kế, phát triển bố cục của ứng dụng, dự án. Bên cạnh đó, Architect Developer cũng cần phải thực hiện nhiệm vụ phân phối công việc cho các thành viên trong dự án mà họ đang thực hiện.

Đối với vị trí Architect Developer Java, doanh nghiệp thường đặt kỳ vọng rằng họ sẽ biết cách đưa những công nghệ tốt nhất, phù hợp nhất cho ứng dụng. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất, chất lượng của sản phẩm, dự án hiện tại.

Architect Developer Java sẽ thực hiện thiết kế, phát triển các dự án
Architect Developer Java sẽ thực hiện thiết kế, phát triển các dự án

Java Web Developer

Đây là vị trí mà các lập trình viên Java sẽ làm việc chính với website. Họ sẽ cần thực hiện nghiên cứu, xây dựng, lập trình, phát triển website bằng ngôn ngữ Java. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ đảm nhiệm công việc liên quan đến nâng cấp, mở rộng, bảo trì và sửa chữa các lỗi xảy ra trong quá trình phát triển website cho doanh nghiệp. 

Xem thêm: 6 Tips Để Newbie Trở Thành Chuyên Gia Lập Trình Java Web

Java Android Developer

Tương tự với Java Web Developer, vị trí lập trình viên Java này sẽ thực hiện nhiệm vụ chính là xây dựng các ứng dụng chạy trên nền tảng Android bằng ngôn ngữ lập trình Java. Họ sẽ cần thực hiện nghiên cứu các yêu cầu, thiết lập, xây dựng các chức năng của ứng dụng. Ngoài ra, họ cũng sẽ thực hiện bảo trì, sửa chữa các lỗi ứng dụng khi phát sinh.

Java EE Developer

Java EE Developer hay Java Enterprise Edition Developer là vị trí khá mới trong ngành nghề Lập trình viên Java. Java EE là platform (nền tảng) được sử dụng cho việc xây dựng các ứng dụng dành riêng cho cấp doanh nghiệp. Các Lập trình viên Java EE sẽ làm việc chủ yếu với đối tượng này.

Java EE Developer là vị trí khá mới hiện nay
Java EE Developer là vị trí khá mới hiện nay

Java EE tập hợp nhiều kỹ thuật công nghệ phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ những kỹ thuật này trong quá trình xây dựng. Do đó, các lập trình viên khi muốn làm việc tại vị trí này cần có mức độ hiểu biết chuyên sâu và có kinh nghiệm làm việc lâu năm.

DevOps Engineer

DevOps Engineer là vị trí liên quan đến tự động hóa hệ thống. Trên thực tế, không có bất kỳ giới hạn nào để các lập trình viên có thể làm việc tại vị trí này. Nếu bạn là một Java Developer quan tâm và hứng thú với quản lý môi trường, tự động hóa, cải thiện cấu trúc tổng thể hệ thống, đây sẽ là một vị trí thăng tiến phù hợp.

Solution Architect

Solution Architect hay các kiến trúc sư giải pháp cũng là một vị trí mà bạn có thể thăng tiến từ Lập trình viên Java. Nhiệm vụ chính của vị trí này là thiết kế các ứng dụng hoặc dịch vụ cho một tổ chức và thường ở giai đoạn phát triển giải pháp. Để trở thành Solution Architect, các Java Developer cần phải biết cách định hướng chiến lược, hiểu biết về kinh doanh và kỹ thuật.

Full-stack Java Developer

Nếu bạn yêu thích việc phát triển các website bằng ngôn ngữ Java, Full-stack Java Developer sẽ là sự thăng tiến phù hợp tiếp theo mà bạn có thể tham khảo. Vị trí Lập trình viên Java này thường sẽ lãnh đạo, quản lý các nhóm phát triển, thiết kế, cập nhật,… ứng dụng website của doanh nghiệp. 

Xem thêm: Full Stack Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết

Full-stack là một trong những vị trí thăng tiến của Java Developer
Full-stack là một trong những vị trí thăng tiến của Java Developer

Tuy vậy, để trở thành Full-stack Java Developer, bạn sẽ cần có những kỹ năng như sau:

  • Hiểu biết sâu sắc về các vấn đề liên quan đến thiết kế framework front-end.
  • Có khả năng tester tốt.
  • Hiểu và thành thạo các microservices cũng như cách triển khai chúng trong ứng dụng như thế nào.
  • Biết cách sử dụng thành thạo các công cụ quản lý, kỹ thuật khác nhau như Docker, Ansible, AWS,…
  • Hiểu biết, có kiến thức sâu rộng về API, thư viện trong lập trình,…

Trở thành Freelancer

Khi đã có nền tảng kiến thức tốt, kinh nghiệm đủ trong lĩnh vực lập trình Java, bạn có thể lựa chọn thăng tiến thành các cấp quản lý khác hoặc trở thành Freelancer. Ngày nay, khi xu hướng làm việc từ xa ngày càng được ưa thích hơn, trở thành freelancer cũng được nhiều người lao động lựa chọn.

Khi trở thành freelancer, bạn có thể thực hiện cung cấp các dịch vụ liên quan đến lập trình Java. Hoặc, bạn cũng có thể tham gia vào các dự án trong giai đoạn ngắn hạn và không chịu quá nhiều về sự ràng buộc liên quan đến quy định của doanh nghiệp.

Xem thêm: Làm sao để có việc làm freelancer lập trình tốt, lương cao?

Trở thành Freelancer đang là xu hướng lựa chọn của các  Developer hiện nay
Trở thành Freelancer đang là xu hướng lựa chọn của các Developer hiện nay

Trở thành Manager

Thăng tiến lên các cấp bậc quản lý cũng là một trong những sự lựa chọn trên con đường sự nghiệp của Lập trình viên Java. Nhìn chung, trong lĩnh vực IT, cấp quản lý thường bao gồm những vị trí phổ biến như:

  • Lead Java Developer: Thường thăng tiến sau từ 5 – 6 năm làm việc, quản lý và điều hành một nhóm nhỏ hoặc dự án nhỏ. Tập trung chính vào đối tượng là ngôn ngữ lập trình Java.
  • Lead Applications Developer, Software Engineer-Team Lead: Làm việc chính với các dự án phát triển phần mềm, ứng dụng của doanh nghiệp.
  • Director/Manager Software Development: Thăng tiến sau 10 – 12 năm làm việc, chịu trách nhiệm gần như toàn bộ các vấn đề liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng tại doanh nghiệp.
  • Chief Technology Officer & Founder: Cấp điều hành cao nhất hoặc tự thành lập doanh nghiệp cung cấp các ứng dụng, phần mềm công nghệ.
CTO là vị trí thăng tiến gần như cao nhất của Java Developer
CTO là vị trí thăng tiến gần như cao nhất của Java Developer

Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm chi tiết ngày hôm nay, bạn đã hiểu hơn về những yếu tố cần có để trở thành lập trình viên Java và lộ trình thăng tiến của vị trí này. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm lập trình viên Java, hãy truy cập vào TopCV. Hiện nay, TopCV đang là một trong những đơn vị dẫn đầu áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong lĩnh vực tuyển dụng. Do đó, bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng hơn khi tìm kiếm việc làm, kết nối với doanh nghiệp trên nền tảng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *