Kiểm thử phần mềm là gì? Ai là người làm kiểm thử phần mềm?

Kiểm thử phần mềm là gì? Ai là người làm kiểm thử phần mềm?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Kiểm thử phần mềm làm một trong những giai đoạn cần thiết khi thực hiện thiết kế phần mềm. Vậy, kiểm thử là gì? Ai là người thực hiện? Hãy cùng TopviecIT tìm lời giải đáp ngay trong bài viết hôm nay nhé.

Kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử phần mềm (Software testing) là hoạt động được thực hiện với mục đích tìm kiếm, xác định những lỗi hiện có của phần mềm. Sau đó sẽ thực hiện chuyển các lỗi đó cho bộ phận liên quan để sửa chữa.

Kiểm thử phần mềm là hoạt động quan trọng khi thiết kế phần mềm
Kiểm thử phần mềm là hoạt động quan trọng khi thiết kế phần mềm

Hoạt động kiểm thử phần mềm được thực hiện với mục đích đảm bảo cho phần mềm có độ chính xác, đúng, đầy đủ theo yêu cầu sản xuất ban đầu. Các phương pháp kiểm thử phần mềm được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

  • White Box Testing – kiểm thử hộp trắng: Cấu trúc mã, thuật toán được thực hiện xem xét. Người thực hiện kiểm thử sẽ truy cập vào mã nguồn của phần mềm để kiểm tra các lỗi của nó.
  • Black Box Testing – kiểm thử hộp đen: Các chức năng của hệ thống sẽ được kiểm tra dựa vào các bản yêu cầu đặc tả.
  • Gray Box Testing – kiểm thử hộp xám: Sự kết hợp giữa kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng.

Tìm hiểu thêm: Kiểm thử chấp nhận – Acceptance testing là gì? Phân loại Acceptance testing

Ai làm kiểm thử phần mềm? Yêu cầu gì?

Tester sẽ là những người thực hiện kiểm thử phần mềm. Họ còn có tên gọi khác là nhân viên kiểm thử. Để thực hiện được nhiệm vụ này, nhân viên trong nghề Tester cần phải có những kỹ năng như sau:

Kỹ năng chuyên môn: Tester cần có các kỹ năng chuyên môn liên quan đến đánh giá, phát hiện lỗi phần mềm, khả năng xây dựng các kịch bản testing phù hợp và hiệu quả,…

Kỹ năng phân tích, nghiên cứu: Tester sẽ cần phải nghiên cứu, phân tích các yêu cầu của khách hàng, từ đó sẽ xác định được những lỗi cần phải fix khi thực hiện kiểm thử.

Kỹ năng viết báo cáo: Sau khi thực hiện testing, các nhân viên kiểm thử sẽ phải thực hiện trình bày lại các lỗi này dưới dạng các báo cáo. Do đó, kỹ năng viết báo cáo sẽ giúp cho Tester hoàn thành quá trình kiểm thử tốt hơn.

Kỹ năng viết testcase: Đây là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm thử. Khi kỹ năng viết testcase của bạn tốt và linh hoạt, hiệu suất công việc cũng sẽ hiệu quả hơn.

Kỹ năng giao tiếp: Tester thường sẽ phải làm việc với nhiều bộ phận, nhân sự khác nhau. Do đó, giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu với công việc này. Kỹ năng giao tiếp tốt bao gồm khả năng lắng nghe, chọn lọc thông tin, khả năng phản hồi, xử lý tình huống,…

Tìm hiểu thêm: Tester là gì? Tester là làm gì? Mô tả chi tiết công việc Tester

Tester sẽ là người thực hiện quá trình kiểm thử chương trình, phần mềm
Tester sẽ là người thực hiện quá trình kiểm thử chương trình, phần mềm

Quy trình kiểm thử phần mềm như thế nào?

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, loại phần mềm mà quy trình kiểm thử phần mềm sẽ khác nhau. Tuy vậy, thông thường sẽ bao gồm các giai đoạn như sau:

Bước 1 – Phân tích yêu cầu

Người thực hiện kiểm thử sẽ nhận tài liệu thiết kế, tài liệu SRS, bản prototype,… Sau đó đọc hiểu, phân tích những yêu cầu có trong tài liệu đó. Đưa ra những phản hồi cho các bộ phận liên quan như BA, Developer, khách hàng,… Sau khi hoàn thành phân tích sẽ đưa ra yêu file Q&A trả kết quả.

Tìm hiểu thêm: Developer Là Nghề Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Thu Nhập Của Developer

Bước 2 – Lập kế hoạch kiểm thử

Sau khi thiết lập file Q&A, người thực hiện kiểm thử sẽ xác định phạm vi kiểm thử. Phạm vi này sẽ bao gồm như thời gian thực hiện, lịch trình thực hiện như thế nào,… Sau đó, người kiểm thử sẽ lựa chọn các phương pháp tiếp cận, xác định về nguồn lực nhân sự, thiết bị và lập kế hoạch Software testing.

Bước 3 – Thiết kế kiểm thử

Sau khi lập kế hoạch, ngươi kiểm thử sẽ thực hiện review lại các test plan, checklist test để xác định công việc cần thực hiện là gì. Từ đó chuẩn bị các dữ liệu liên quan đến quá trình kiểm thử, ví dụ như test script, test data,… để tránh các rủi ro cần thiết.

Bước 4 – Chuẩn bị môi trường và thực hiện kiểm thử

Sau khi đã thiết kế các bản kiểm thử, Tester sẽ thực thi các smoke test case. Bước này được thực hiện với mục tiêu kiểm tra trước về môi trường thực hiện kiểm thử đã được sẵn sàng hay chưa.

Sau khi đã có môi trường sẵn sàng, Tester sẽ thực hiện kiểm tử theo kịch bản, kế hoạch đã xây dựng trước đó. Sau quá trình kiểm thử cần thực hiện so sánh kết quả thực tế và kết quả mong đợi trước đó, lênh danh sách các log bug, lỗi gửi bộ phận liên quan xử lý.

Bước 5 – Kết thúc

Khi quy trình kiểm thử kết thúc, Tester cần thực hiện tổng kết, lập các bảng báo cáo cần thiết về kết quả của quá trình test. Bản báo cáo cần nêu rõ về những chức năng đã hoàn thành, chức năng chưa hoàn thành, các lỗi còn gặp phải, lập trình viên nào còn nhiều lỗi nhất,…

Có thể bạn quan tâm: Bộ câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp nhất cho kiểm thử viên

Quy trình kiểm thử sẽ phụ thuộc vào chương trình cụ thể
Quy trình kiểm thử sẽ phụ thuộc vào chương trình cụ thể

Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu hơn về kiểm thử phần mềm là gì, ai là người thực hiện, quy trình kiểm thử ra sao. Để biết thêm các thông tin khác liên quan đến lập trình viên hay ngành IT, bạn có thể đọc thêm tại mục Chia sẻ kinh nghiệm của TopviecIT. Ngoài ra, để tìm việc làm Tester, website TopCV là 1 lựa chọn uy tín và chất lượng cho bạn. Bạn có thể tiếp cận ngay với những tin tuyển dụng hấp dẫn với nền tảng tuyển dụng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *