Tìm hiểu về quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Kiểm thử phần mềm là công đoạn cuối cùng của quá trình thiết kế ra một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh. Có thể thấy đây là một bước quan trọng để kiểm tra chất lượng sản phẩm phần mềm. Do đó, quy trình kiểm thử phần mềm cần được chú trọng. Cùng topviecit.vn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Lý do cần kiểm thử phần mềm là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết về quy trình kiểm thử phần mềm chúng ta có thể nắm bắt những lý do mà quyết định kiểm thử cần được thực hiện:

  • Thực hiện một chương trình hoặc các ứng dụng nhằm tìm ra những lỗi phần mềm hoặc các thiếu sót.
  • Đây là quá trình phê chuẩn và xác minh một chương trình máy tính với các ứng dụng hoặc sản phẩm.
  • Đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn khi thiết kế và phát triển phần mềm.
  • Thực hiện các công việc đúng như kế hoạch và kỳ vọng.
  • Khả năng triển khai được với những đặc tính tương tự.
  • Có khả năng đáp ứng những yêu cầu của các bên liên quan

Tìm hiểu thêm: Tester là gì? Tester là làm gì? Mô tả công việc chi tiết

Tìm hiểu chi tiết về quy trình kiểm thử phần mềm
Tìm hiểu chi tiết về quy trình kiểm thử phần mềm

Quy trình kiểm thử phần mềm có 5 bước cơ bản

Hoạt động của kiểm thử với mục đích cuối cùng để đảm bảo phần mềm tạo ra chạy mượt mà, ổn định. Dưới đây là các bước kiểm thử phần mềm cơ bản:

Bước 1: Lập kế hoạch và kiểm soát quy trình kiểm thử phần mềm

Mục đích của kiểm thử phần mềm trong bước này là chỉ định và mô tả các loại kiểm tra được triển khai và thực hiện. Bước này có 2 hoạt động:

Đầu tiên là lập kế hoạch kiểm thử:

  • Xác định mục đích, phạm vi, rủi ro của hoạt động kiểm thử
  • Cách tiếp cận kiểm thử là gì?
  • Xác định chiến lược kiểm thử là gì?
  • Xác định rõ ràng những nguồn lực cần có cho kiểm thử như: phần cứng, phần mềm, môi trường test, nhân lực…
  • Lên lịch cụ thể các hoạt động phân tích và thiết kế những trường hợp kiểm thử, thực thi và đánh giá kết quả kiểm thử.
  • Xác định những tiêu chí kết thúc việc kiểm thử.

Tham khảo ví dụ cơ bản cho tiêu chí kết thúc kiểm thử của các phương pháp kiểm thử phần mềm:

  • 100% độ bao phủ statement (statement coverage)
  • 100% độ bao phủ yêu cầu (requirement coverage)
  • 100% các trường hợp kiểm thử được thực thi
  • 100% các lỗi nghiêm trọng được fixed
  • 80% các lỗi ít nghiêm trọng (low-medium) được fixed
  • Hết hạn kiểm thử
  • Hết budget

Tìm hiểu thêm: Regression test là gì? Những kiến thức cơ bản cho người mới

 Lập kế hoạch kiểm thử đóng vai trò quan trọng trong quy trình kiểm thử phần mềm
Lập kế hoạch kiểm thử đóng vai trò quan trọng trong quy trình kiểm thử phần mềm

Hoạt động thứ hai: Kiểm soát kiểm thử

  • Tiến hành đo lường và phân tích những kết quả của hoạt động kiểm thử
  • Giám sát và ghi lại tiến độ, độ bao phủ và các tiêu chí kết thúc kiểm thử
  • Cung cấp những thông tin chi tiết về kiểm thử
  • Tiến hành thực hiện khắc phục nếu cần thiết.
  • Đưa ra quyết định.

Bước 2: Phân tích và Thiết kế

Mục đích: Nhằm chỉ định các test case và các bước kiểm tra chi tiết cho mỗi phiên PM.

Hoạt động phân tích và thiết kế kiểm thử có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

  • Rà soát các yêu cầu quan trọng trước khi tiến hành kiểm thử như tài liệu đặc tả, tài liệu thiết kế và giao diện…
  • Xác định chi tiết những điều kiện kiểm thử
  • Thiết kế test case
  • Tiến hành đánh giá tính khả thi trong  kiểm thử của yêu cầu cũng như của hệ thống.
  • Chuẩn bị môi trường test và xác định những yêu cầu cơ sở hạ tầng, công cụ kiểm thử hiệu quả.

Giai đoạn thiết kế test này có vai trò rất quan trọng bởi nó đảm bảo tất cả các tình huống kiểm tra tất cả các yêu cầu

Bước 3: Thực thi test

Quy trình kiểm thử phần mềm này có mục đích thực hiện các bước kiểm tra đã thiết kế và ghi nhận kết quả. Thực thi test gồm 2 hoạt động chính là: thực hiện test và chạy test

Thứ nhất: Gồm các nhiệm vụ chính sau đây:

  • Chuẩn bị test data
  • Thiết kế, phân loại những trường hợp kiểm thử dựa vào độ ưu tiên của từng trường hợp kiểm thử
  • Tự động hóa với những trường hợp kiểm thử cần thiết

Thứ hai: Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động chạy test

  • Chạy các test case theo các bước theo kế hoạch.
  • Chạy lại các case bị failed để xác nhận là case đó đã được sửa.
  • So sánh các kết quả ghi nhận được khi thực thi với kết quả đặt ra.
  • Đánh giá những kết quả kiểm thử (Passed/Failed) cho các trường hợp kiểm thử
  • Viết báo cáo những lỗi cho các kết quả ghi nhận được và kết quả mong đợi không đồng nhất.

Tìm hiểu thêm: Acceptance testing là gì? Phân loại acceptance testing

Thực thi test thực hiện các bước kiểm tra đã thiết kế và ghi nhận kết quả. 
Thực thi test thực hiện các bước kiểm tra đã thiết kế và ghi nhận kết quả. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực thi và báo cáo kết quả

Đánh giá kết quả thực thi trong quy trình kiểm thử phần mềm bao gồm các tiêu chí sau đây:

  • Số lượng test case tối đa được thực thi trong đánh giá Passed.
  • Tỷ lệ lỗi được giảm xuống dưới mức nhất định theo kế hoạch đã đặt ra.
  • Khi đến deadline

Bước 5: Đóng hoạt động kiểm thử

Kết thúc quy trình kiểm thử phần mềm trong một trong những trường hợp sau:

  • Những thông tin đã được thu thập đầy đủ
  • Dự án hủy bỏ.
  • Đạt được mục tiêu.
  • Hoạt động bảo trì và cập nhật hệ thống được hoàn thành.

Hoạt động đóng kiểm thử này bao gồm:

  • Kiểm tra lại đã giao đầy đủ cho khách hàng các phần đã được cam kết.
  • Kiểm tra lại những lỗi nghiêm trọng đã được fix theo yêu cầu.
  • Đóng gói những tài liệu và kịch bản kiểm thử…

Có thể bạn quan tâm: Học IT Có Khó Không? Cơ Hội Việc Làm Của Ngành IT Sau Khi Ra Trường?

Như vậy, bài viết trên đã mang đến những thông tin chia sẻ kinh nghiệm chi tiết các bước trong quy trình kiểm thử phần mềm. Đây là công việc tương đối phức tạp, tuy nhiên nắm được quy trình thì các bạn sẽ tiếp cận dễ dàng hơn. Nếu bạn cũng đang muốn tìm việc làm Tester, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn có thể tiếp cận ngay với những tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *