Lập trình web học ngành gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Lập trình web học ngành gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Web Developer là một trong những vị trí có mức lương cao trong lĩnh vực IT. Vậy, muốn trở thành lập trình web học ngành gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu nhé.

Lập trình web học ngành gì?

Để xác định được lập trình web học ngành gì phù hợp, bạn nên tìm hiểu về những kiến thức của lập trình web bao gồm những gì. Cụ thể như sau:

Những kiến thức cần có của lập trình web

Các lập trình web hay Web Developer sẽ là người chịu trách nhiệm sáng tạo ra các phần mềm, ứng dụng, trang web hoạt động được trên các trình duyệt website đang có hiện nay. Cụ thể sẽ bao gồm:

Kiến thức liên quan đến thông tin hệ thống ngành

Để trở thành lập trình web, những kiến thức về hệ thống thông tin rất quan trọng. Kiến thức về thông tin hệ thống sẽ gồm những vấn đề, nội dung về mối quan hệ tương tác của con người, thiết bị và quy trình thu thập thông tin, phân tích và đánh giá hệ thống đó. Ngoài ra, nó cũng bao gồm những kiến thức liên quan đến quản trị và phân phối thông tin đến người dùng.

Lập trình website cần có kiến thức liên quan đến thông tin hệ thống ngành
Lập trình website cần có kiến thức liên quan đến thông tin hệ thống ngành

Kiến thức về máy tính truyền thông – mạng

Bên cạnh các kiến thức về thông tin hệ thống ngành, kiến thức về máy tính truyền thông, mạng lưới cũng là nhóm bạn cần học. Nhóm này sẽ có liên quan đến:

  • Phần cứng – mạng: Các kiến thức về mạng căn bản và nâng cấp, mạng không dây, cài đặt máy tính, thiết kế trang web tĩnh như thế nào.
  • Mạng quản trị – an ninh: Liên quan đến quản trị mạng, xây dựng hệ thống máy chủ cho website, bảo mật và quản trị website,…

Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật

Nhóm kiến thức chuyên môn về kỹ thuật thường bao gồm:

  • HTML/CSS: Hai khối xây dựng cơ bản của quá trình mã hóa website. Nếu không có 2 thành phần này, bạn sẽ không thể tạo ra website và tất cả thông tin chỉ hiển thị dưới dạng văn bản đơn giản.
  • Ngôn ngữ lập trình: Tùy thuộc vào sở thích và xu hướng, yêu cầu của doanh nghiệp để xác định cần học ngôn ngữ lập trình là gì.
  • Học các công cụ giúp làm website, blog như WordPress,…
  • Những kiến thức liên quan đến máy chủ, API, GitHub,…
  • Các kiến thức về kỹ năng thiết kế website như Responsive, Mobile-First Design, UI/UX,…

Tìm hiểu thêm: SRE Là Gì? Khác Biệt Giữa SRE Và DevOps

Lập trình web học ngành gì phù hợp?

Hiện tại, vẫn chưa có ngành đào tạo cụ thể dành riêng cho chuyên môn về lập trình website. Tuy vậy, cũng không quá khó để bạn có thể xác định được muốn làm lập trình web học ngành gì hay lập trình viên học trường nào. Đa số các trường đào tạo ngày nay đều cung cấp các ngành học có gần như đầy đủ những kiến thức trên. Ví dụ như:

  • Ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật phần mềm.
  • Ngành Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Ngành mạng máy tính.
  • Các ngành kỹ sư máy tính liên quan đến IT.
Xác định lập trình web học ngành gì cần tùy thuộc vào nhiều yếu tố
Xác định lập trình web học ngành gì cần tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Cơ hội việc làm của lập trình web ra sao?

Sau khi đã xác định lập trình web học ngành gì, chắc hẳn bạn sẽ phân vân đến cơ hội việc làm của ngành nghề này. Hiện tại, số lượng nhân lực ngành IT hiện nay chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu của ngành IT tại Việt Nam. Do đó, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của lập trình web rất phong phú. Bạn có thể lựa chọn những công việc như:

Làm Front End Developer

Lập trình Front End là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề liên quan đến Client Side. Họ sẽ xây dựng, phát triển tất cả liên quan đến giao diện website, phần tiếp xúc trực tiếp với người dùng. Mức thu nhập của Front End Developer trung bình tham khảo từ 16 – 24 triệu đồng/tháng.

Tìm hiểu thêm: Tuyển Tập Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Front End Hay Gặp Nhất

Trở thành Back End Developer

Lập trình Back End sẽ đảm nhiệm những yếu tố liên quan đến sự logic phía sau của website. Hay hiểu đơn giản, các Back-End Developer là người sẽ đảm bảo cho hệ thống website được hoạt động trơn tru, vận hành hiệu quả. Mức lương trung bình tham khảo của vị trí này từ 14 – 27 triệu đồng/tháng.

Phát triển thành Full Stack Developer

Full Stack Developer sẽ đảm nhiệm những yếu tố liên quan đến quản lý, bảo mật, hệ thống dữ liệu, máy chủ,… của website. Họ cũng có thể đảm nhiệm việc phát triển Front End và Back End khi cần thiết. Hiện tại, mức lương trung bình của vị trí này tham khảo khoảng từ 14 – hơn 35 triệu đồng/tháng.

Làm nhà thiết kế website

Web Designer sẽ phối hợp cùng lập trình web biến những ý tưởng, câu chuyện thành thiết kế trực quan để hấp dẫn người dùng. Họ được xem là một nhà “kiến trúc sư” và tạo ra bố cục website trước khi Web Developer bắt đầu phát triển web. Mức lương trung bình của vị trí này khoảng từ 14 – 20 triệu đồng/tháng.

Tìm hiểu thêm: Học IT Có Khó Không? Cơ Hội Việc Làm Của Ngành IT Sau Khi Ra Trường?

Web Designer sẽ là người tạo ra bố cục website trước cho lập trình viên
Web Designer sẽ là người tạo ra bố cục website trước cho lập trình viên

Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ giải đáp được vấn đến liên quan đến câu hỏi lập trình web học ngành gì và cơ hội việc làm như thế nào. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm lập trình web, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận với những tin tuyển dụng hấp dẫn hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *