acceptance-testing-la-gi

Acceptance Testing là gì? Phân biệt System Testing và Acceptance Testing

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Một trong những giai đoạn khá cần thiết của lĩnh vực kiểm tra phần mềm chính là Acceptance Testing. Tuy vậy, hiện tại vẫn còn khá nhiều bạn chưa thực sự hiểu rõ Acceptance Testing là gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

Tìm hiểu về Acceptance Testing là gì?

Việc xác định được Acceptance Testing là gì cũng như lý do vì sao nên sử dụng Acceptance Testing sẽ giúp bạn áp dụng nó tốt hơn. Cụ thể như sau:

Acceptance Testing là gì?

Acceptance Testing (Kiểm thử chấp nhận) là một hoạt động kiểm thử được thực hiện để xác định xem hệ thống phần mềm hiện tại có đạt yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy định hay không. Acceptance Testing sẽ thực hiện kiểm tra các hành vi hệ thống qua những dữ liệu thực tế.

Từ đó, kiểm thử thực tế sẽ xác định xem hệ thống có/không đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu trước đó của khách hàng. Trong khi thực hiện Acceptance Testing, những kỹ thuật có thể được sử dụng như phân vùng tương đương, giá trị biên giới, sử dụng bảng quyết định.

>>>Xem thêm: Sự Khác Nhau Giữa System Testing Và Acceptance Testing

Tìm hiểu về Acceptance Testing là gì?
Tìm hiểu về Acceptance Testing là gì?

Lý do nên dùng Acceptance Testing là gì?

Vậy, lý do mà bạn nên sử dụng Acceptance Testing là gì? Theo nhận định từ nhiều lập trình viên, việc sử dụng Acceptance Testing sẽ giúp bạn xác định phần mềm, giải pháp vừa tạo ra có đang được thực hiện đúng với định hướng ban đầu không. Ngoài ra, khi sử dụng Acceptance Testing còn có những lợi ích như:

  • Hoạt động này giúp tìm hiểu, xác định được yêu cầu của người dùng khi sử dụng kiểm chứng trực tiếp.
  • Giúp lập trình viên có thể tổng quát được kết quả hệ thống, xem xét được toàn bộ được quá trình làm việc, lập trình đã đạt được hiệu quả chưa.
  • Acceptance Testing có thể tìm được các vấn đề khi sử dụng Unit Test/Integration Test không thể phát hiện.
  • Giúp xác định, xác minh được nhu cầu đúng đắn của khách hàng.

Phân loại Acceptance Testing

Trong Acceptance Testing sẽ bao gồm những loại như sau:

Alpha & Beta Testing: Thường được diễn ra với môi trường phát triển, thực hiện bởi các nhân lực nội bộ. Hiện tại có khá ít người dùng tiềm năng có thể sử dụng được Alpha & Beta Testing trong điều kiện môi trường phát triển. Phương pháp Alpha & Beta Testing sẽ giúp cho lập trình viên xác định được vấn đề, cải thiện chúng.

Contract Acceptance Testing: Hay còn được gọi là kiểm tra chấp nhận hợp đồng, hoạt động này được thực hiện để kiểm tra về tiêu chí, thông số kỹ thuật đã được xác định trong hợp đồng. Những tiêu chí, thông số kỹ thuật có liên quan có thể được nhóm dự án xác định, chấp nhận khi đồng ý với hợp đồng.

Regulation Acceptance Testing: Kiểm tra chấp nhận quy định, là hoạt động được thực hiện để kiểm tra phần mềm có đang tuân thủ được các quy định không. Quá trình thực hiện Regulation Acceptance Testing cần phải đặc biệt lưu ý đến quy định pháp lý hiện hành.

Operational Acceptance Testing: Thử nghiệm sẵn sàng hoạt động, được thực hiện để đảm bảo quy trình thực hiện cho phép hệ thống, phần mềm được sử dụng. Hoạt động này bao gồm các quy trình công việc kế hoạch dự phòng, quy trình đào tạo người dùng, quy trình bảo mật, quy trình bảo trì.

Black Box Testing: Là hoạt động kiểm thử hộp đêm, đây là một phần kiểm tra chấp nhận người dùng. Phương pháp này sẽ phân tích chức năng mà không cho phép người dùng kiểm tra thấy được code cấu trúc bên trong.

>>>Xem thêm: Acceptance testing là gì? Phân loại acceptance testing

Trong Acceptance Testing sẽ có nhiều phương pháp kiểm thử khác nhau
Trong Acceptance Testing sẽ có nhiều phương pháp kiểm thử khác nhau

Điểm khác biệt của System Testing và Acceptance Testing là gì?

Để hiểu về điểm khác biệt của System Testing và Acceptance Testing là gì, bạn sẽ cần phải so sánh về định nghĩa, các kỹ thuật kiểm thử cũng như đặc điểm của chúng. Bao gồm:

Khách biệt về khái niệm

System Testing: Là phương pháp theo dõi, đánh giá hành vi của hệ thống/sản phẩm hoàn chỉnh. Các hệ thống/sản phẩm này đã được tích hợp đầy đủ các tính năng.

Acceptance Testing: Là phương pháp để kiểm thử xem hệ thống/phần mềm có đang đạt các yêu cầu liên quan đến kỹ thuật không. Hoạt động kiểm thử dựa vào dữ liệu thực tế.

Khác biệt về kỹ thuật kiểm thử

System Testing: Gồm các kỹ thuật như kiểm thử chức năng, kiểm thử bảo mật, kiểm thử giao diện, kiểm thử hiệu năng, kiểm thử tính sử dụng.

Acceptance Testing: Sử dụng nhiều kỹ thuật kiểm thử khác nhau, bao gồm cả các kỹ thuật của System Testing và những loại Acceptance Testing được nêu ở phần trên.

>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Stack Overflow Là Gì? 5 Bước Để Sử Dụng Stack Overflow

Khác biệt về đặc điểm

System Testing:

  • Mục đích: Xác định xem phần mềm có đang đáp ứng được các nhu cầu, yêu cầu đã quy định trước đó không.
  • Người thực hiện: Developer và Tester.
  • Nội dung: Kiểm tra cả yêu cầu phi chức năng và chức năng.
  • Dữ liệu: Thực hiện với dữ liệu demo.
  • Thứ tự: Sử dụng trước Acceptance Testing.
  • Bao gồm kiểm thử tích hợp hệ thống và kiểm thử hệ thống.
  • Một số đặc điểm khác: System Testing có liên quan đến kiểm thử phi chức năng gồm hiệu suất tải, kiểm thử stress, có chứa các trường hợp abnormal test cases (kiểm thử bất thường). Lỗi phát hiện được sửa theo ưu tiên.

Acceptance Testing:

  • Mục đích: Kiểm thử chức năng, xem phần mềm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng không.
  • Người thực hiện: Người dùng, khách hàng hoặc những bên liên quan khác.
  • Nội dung: Kiểm tra các yêu cầu về chức năng.
  • Dữ liệu: Thực hiện với dữ liệu thời gian thực tế.
  • Thứ tự: Sử dụng sau System Testing.
  • Bao gồm Alpha Testing và Beta Testing.
  • Một số đặc điểm khác: Acceptance Testing liên quan đến kiểm thử các chức năng, phân tích giá trị biên, bảng quyết định, phân vùng tương đương, có chứa normal test cases (kiểm thử thông thường). Lỗi phát hiện được xem là sự thất bại của hệ thống, sản phẩm.
System Testing và Acceptance Testing là 2 phương pháp kiểm thử khác nhau
System Testing và Acceptance Testing là 2 phương pháp kiểm thử khác nhau

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về kiểm thử chấp nhận – Acceptance Testing là gì. Đây là một giai đoạn quan trọng mà bạn sẽ cần thực hiện trong quá trình thiết kế, lập trình phần mềm. Hãy lưu ý những chia sẻ trong bài viết này để áp dụng Acceptance Testing hiệu quả hơn.

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *