acceptance-testing-la-gi

Sự Khác Nhau Giữa System Testing Và Acceptance Testing

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Kiểm thử hệ thống (system testing) và kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing) là hai khái niệm quen thuộc với bất cứ một nhân viên kiểm thử phần mềm khái niệm nào. Thế nhưng sự khác nhau giữa System testing và Acceptance Testing là gì thì không phải ai cũng biết? Để trả lời cho câu hỏi này mời bạn cùng topviecit.vn tham khảo bài viết sau.

System testing là gì ?

Sự khác nhau giữa System testing và Acceptance Testing là gì? Để biết được là cần đi vào khái niệm System testing là gì ? Kiểm thử hệ thống (system testing) là một loại kiểm thử hộp đen được thực hiện trên ứng dụng khi nó đã được phát triển hoàn chỉnh. Loại thử nghiệm này không cần tới kiến thức về internal design, structure hoặc code.

Khi triển khai test loại thử nghiệm này sẽ không có giao diện,  kiểm tra có thể là kiểm tra chức năng và kiểm tra phi chức năng. Đó là lý do việc test phụ thuộc vào vào chức năng của toàn bộ hệ thống để kiểm tra xem nó có đáp ứng các yêu cầu đã đưa ra hay không.

Lưu ý trong thử nghiệm tích hợp hệ thống tester bắt buộc phải tích hợp các modules khác nhau, đồng thời kiểm tra giao diện giữa chúng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.

Các kỹ thuật kiểm thử là:

  • Functional testing ( Kiểm thử chức năng ).
  • GUI testing/Usability testing (Kiểm thử GUI/Kiểm thử khả năng sử dụng).
  • Performance testing (Kiểm thử hiệu suất)
  • Cuối cùng là Security testing (Kiểm thử bảo mật)

>>>Xem thêm: Acceptance testing là gì? Phân loại acceptance testing

System testing là gì?
System testing là gì?

Acceptance Testing là gì?

Sự khác nhau giữa System testing và Acceptance Testing là gì? Để biết ta cần biết được khái niệm kiểm thử chấp nhận là gì? Acceptance Testing hay kiểm thử chính thức là một thử nghiệm chức năng thuần túy để xác định hành vi hệ thống với dữ liệu thực. Thông thường kiểm thử nãy sẽ liên quan đến nhu cầu, yêu cầu của end-user và quy trình nghiệp vụ của hệ thống để xác định rõ xem hệ thống liệu có thể đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra trước đó, được end-user chấp nhận hay không hoặc phù hợp với yêu cầu của khách hàng chưa?

Với thử nghiệm này, toàn bộ giao diện sẽ được kết hợp lại với nhau đồng thời thực hiện kiểm tra trên hệ thống được code hoàn chỉnh hay chưa? Các kỹ thuật kiểm tra chức năng được sử dụng sẽ là phân tích giá trị biên, chia phần tương đương và bảng quyết định và tập trung chính vào thử nghiệm xác nhận của hệ thống.

Quá trình này thường chia ra thành hai cấp bậc như sau:

  • Đầu tiên là Alpha Testing, trong giai đoạn này team test cần xác nhận ứng dụng với môi trường giả lập sao cho môi trường đó gần giống với môi trường thật, đồng thời dùng ứng dụng cùng với sự có mặt của end-user.
  • Hai là Beta testing, quá trình này được thực hiện bởi end-user, đồng thời ứng dụng được test trong môi trường thật với sự có mặt của team release.

>>>Xem thêm: Agile Testing Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Agile Testing

Acceptance Testing là gì?
Acceptance Testing là gì?

Sự khác nhau giữa System testing và Acceptance Testing là gì?

Sự khác nhau giữa System testing và Acceptance Testing ở một số điểm như sau:

  • Về khái niệm: System Testing là kiểm tra end to end, cái mà được thực hiện với mục đích để kiểm tra xem hệ thống có hoạt động đúng với spec đã đề ra hay không. Trong khi Acceptance Testing là kiểm tra các chức năng của phần mềm để xác định xem nó có đáp ứng được yêu cầu mà khách hàng đã đề ra hay không?
  • Người thực hiện: System Testing do các dev và tester thực hiện, còn Acceptance Testing là tester, stakeholder và khách hàng thực hiện.
  • Nhiệm vụ: System Testing kiểm thử chức năng và phi chức năng. Trong khi Acceptance Testing nhận nhiệm vụ kiểm thử chức năng thuần túy.
  • Mục đích: System Testing được thực hiện với mục đích kiểm tra xem phần mềm hoạt động như thế nào. Acceptance Testing lại là kiểm tra xem phần mềm có đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng hay không
  • System Testing sẽ triển khai test với data demo mà không có data production. Acceptance Testing hoàn toàn là những data thật và data production.
  • System Testing thực hiện validate toàn bộ hệ thống với các thông số kỹ thuật phần mềm, phần cứng cụ thể từ trước. Trong khi Acceptance Testing sẽ Validate toàn bộ yêu cầu của người dùng trong hệ thống phần mềm.
  • Sự khác nhau giữa System testing và User Acceptance Testing là gì? Đó là System Testing bao gồm System Testing và System Integration testing. Còn Acceptance Testing sẽ gồm alpha testing và beta testing.
  • System Testing liên quan đến Non-Functional testing sẽ thực hiện kiểm tra performance load ( hiệu suất) và stress testing ( khả năng chịu tải). Còn Acceptance Testing sẽ liên quan đến Functional testing và thực hiện kiểm tra boundary value analysis (phân tích giá trị biên), equivalence partitioning ( equivalence partitioning ) và decision table( bảng quyết định).
  • System Testing do team test nên nó chứa các case negative test. Ngược lại, Acceptance Testing sẽ chứa các case positive test.
  • System Testing thực hiện test hệ thống với tất cả đầu vào có thể xảy ra. Khác một chút thì Acceptance Testing test hệ thống với dữ liệu đầu vào random.
  • System Testing sẽ không thấy sự tương tác với các giao diện bên ngoài. Đổi lại Acceptance Testing thì lại thấy rõ sự tương tác này.
  • Với System Testing các loopholes hoặc error được coi là lỗi hay defect. Còn Acceptance Testing thì sẽ được xem là failures.
Sự khác nhau giữa System testing và Acceptance Testing là gì?
Sự khác nhau giữa System testing và Acceptance Testing là gì?

Qua bài viết trên đây có lẽ bạn cũng đã thấy sự khác nhau giữa System testing và Acceptance Testing là gì rồi phải không nào? Theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều thông tin thú vị, bổ ích về tất cả các ngành nghề và tuyển dụng việc làm bạn nhé!

>>>Xem thêm: Regression Test Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Cho Người Mới

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *