Bên cạnh UAT, SIT cũng là một khái niệm mà các bạn lập trình viên nên tìm hiểu. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về SIT là gì, sự khác nhau của SIT và UAT trong bài viết dưới đây của TopviecIT nhé.
SIT là gì? Sự khác nhau của SIT và UAT
SIT và UAT đều là 2 giai đoạn kiểm tra phần mềm cần thiết. Hiểu rõ về SIT là gì sẽ giúp bạn so sánh được sự khác nhau của SIT và UAT. Cụ thể như sau:
SIT là gì?
SIT – System Integration Testing – là quá trình kiểm thử tích hợp hệ thống. Nghĩa là, các Tester và Developer sẽ thực hiện kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống (system) bao gồm nhiều hệ thống con (sub-system) khác nhau. Mục tiêu chính của SIT là đảm bảo cho tất cả các phần phụ thuộc của modules phần mềm được hoạt động bình thường.
SIT là một trong những điều kiện tiên quyết cần có của quá trình phát triển phần mềm. Trong đó, các hệ thống tích hợp cơ bản sẽ cần phải trải qua nhiều bài kiểm tra, thử nghiệm hệ thống. SIT sẽ kiểm tra các tương tác cần thiết giữa các hệ thống này và chuyển kết quả đến giai đoạn UAT tiếp theo.
Sự khác nhau của SIT và UAT
Dưới đây là một số đặc điểm khác nhau chính mà bạn có thể nhận thấy giữa SIT và UAT. Bao gồm như sau:
SIT (System Integration Testing) | UAT (User Acceptance Tests) |
Được thực hiện bởi nhân viên kiểm thử (Tester) và lập trình viên/nhà phát triển. | Được thực hiện bởi khách hàng hoặc người dùng cuối. |
Tích hợp các sub units/units để thực hiện kiểm tra tại đây. Các giao diện của phần mềm cũng sẽ được thực hiện SIT. | Toàn bộ thiết kế, thành phần của phần mềm sẽ được UAT. |
Các sub units được tích hợp, kiểm tra để xác định xem hệ thống có hoạt động theo đúng các yêu cầu không. | Hệ thống sẽ được kiểm tra toàn bộ chức năng chính của sản phẩm để xác định có đáp ứng được mong muốn của người dùng không. |
Được thực hiện dựa theo những cầu của nhân viên kiểm thử. | Được thực hiện dựa vào quan điểm của người dùng, dựa vào cách mà sản phẩm sẽ được người dùng cuối sử dụng như thế nào. |
SIT được thực hiện ngay sau khi phần mềm được lập trình hoặc đang được phát triển. | UAT được thực hiện cuối cùng trước khi phần mềm được phát hành ra thị trường. |
Tìm hiểu thêm: Acceptance Testing là gì và sự khác biệt với System testing
Một số thông tin khác về SIT mà bạn cần biết
Bên cạnh khái niệm SIT là gì, bạn cũng nên tham khảo một số thông tin khác về SIT như sau:
Tại sao phải dùng SIT?
Việc sử dụng SIT sẽ mang lại những lợi ích sau đây cho nhà phát triển phần mềm:
- Giúp phát hiện sớm các khiếm khuyết, lỗi đang tồn tại trong phần mềm.
- SIT giúp phản hồi trước về khả năng chấp nhận của mỗi modules đang hoặc sẽ có sẵn.
- Quá trình thực hiện SIT sẽ lập lịch cho các bản sửa lỗi được linh hoạt hơn. Tuy vậy, SIT cũng có thể bị chồng chéo với quá trình phát triển phần mềm.
- Đảm bảo các yếu tố như Data flow, flow điều khiển, bộ nhớ, thời gian được sử dụng chính xác.
- Đảm bảo cho phần mềm được lập trình, phát triển đúng với yêu cầu ban đầu.
Các cấp độ thực hiện SIT là gì?
SIT thường được thực hiện qua 3 cấp độ chi tiết khác nhau. Cụ thể như sau:
Kiểm tra nội bộ hệ thống: Là mức độ kiểm tra tích hợp thấp nhất. Mục đích để kết hợp các modules với nhau, xây dựng thành hệ thống thống nhất.
Kiểm thử liên hệ thống: Là bước kiểm tra cấp độ cao hơn. Cấp độ này sẽ được thực hiện để kiểm tra độc lập các hệ thống.
Kiểm tra theo cặp: Được thực hiện khi chỉ có 2 hệ thống con được kết nối với nhau trong toàn bộ hệ thống và sẽ được kiểm tra tại một thời điểm. Mục đích để đảm bảo rằng hai hệ thống con có thể hoạt động tốt khi được kết hợp với nhau.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản
Các bước để thực hiện SIT
Quá trình thực hiện SIT thường không quá phức tạp. SIT bao gồm những bước nào sẽ còn tùy thuộc vào quá từng phần mềm cụ thể. Tuy vậy nhìn chung sẽ bao gồm những bước như sau:
- Bước 1: Các sub units sẽ được tích hợp trong các bản dựng riêng biệt và bắt đầu được kiểm tra.
- Bước 2: Thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống tổng thể.
- Bước 3: Đối với những trường hợp kiểm thử phải được viết bằng phần mềm phù hợp. Những phần mềm này sẽ được viết dựa vào yêu cầu ban đầu.
- Bước 4: Sau khi tìm thấy các lỗi như lỗi luồng dữ liệu, lỗi giao diện người dùng, lỗi giao diện chung,… cần chuyển cho bộ phận liên quan khắc phục.
Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm của SIT là gì và sự khác nhau của UAT và SIT là gì. Để biết thêm các thông tin khác liên quan đến lập trình viên hay ngành IT, bạn có thể đọc thêm tại mục chia sẻ kinh nghiệm của TopviecIT. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm việc trong lĩnh vực này, hãy truy cập ngay vào TopCV. Đây là nền tảng kết nối việc làm uy tín hiện nay với rất nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn
Có thể bạn quan tâm: Bộ câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp nhất cho kiểm thử viên