Agile là gì?

Agile là gì? Cách áp dụng Agile trong quản lý dự án

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Đối với những bạn quan tâm đến công nghệ thông tin, quá trình phát triển phần mềm đã không còn quá xa lạ với Agile. Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu thì Agile có thể còn khá mới mẻ. Vậy, Agile là gì? Làm thế nào để bạn có thể áp dụng được Agile vào dự án? Hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé.

Agile là gì?

Agile – Agile Software Development – là phương thức để phát triển phần mềm linh hoạt, được ứng dụng vào quá trình phát triển phần mềm để đưa sản phẩm đến được với người dùng với tốc độ càng nhanh càng tốt.

Hay hiểu đơn giản nhất thì Agile là một mindset (tư tưởng) linh hoạt và bao gồm 4 giá trị cốt lõi, 12 nguyên tắc, 7 đặc trưng riêng biệt.

Trên thực tế, có thể thấy Agile gần giống với một phương pháp luận hoặc triết lý hơn so với một phương pháp bình thường. Có khá nhiều phương pháp để có thể áp dụng mô hình Agile vào trong quản lý dự án, ví dụ như Scrum, Custom Hybrid,…

Mô hình Agile được ứng dụng trong quản lý dự án, phát triển phần mềm
Mô hình Agile được ứng dụng trong quản lý dự án, phát triển phần mềm

Đặc trưng, giá trị cốt lõi và nguyên tắc của Agile là gì?

4 giá trị cốt lõi của Agile

  • Cá nhân, sự tương hỗ sẽ quan trọng hơn so với quy trình, công cụ.
  • Sản phẩm cần dùng được tốt hơn so với tài liệu đầy đủ.
  • Cộng tác với khách hàng cần được ưu tiên, quan trọng hơn so với việc đàm phán hợp đồng.
  • Cần phản hồi, thay đổi hơn so với bám sát vào kế hoạt.

12 nguyên tắc của Agile

  • Khách hàng sẽ hài lòng hơn khi được nhận sản phẩm đều đặn thay cho sự chờ đợi.
  • Hãy luôn sẵn sàng với sự thay đổi về tính năng, yêu cầu.
  • Cần bàn giao sản phẩm chạy tốt một cách đều đặn theo chu kỳ cho khách hàng.
  • Ưu tiên xây dựng dự án xung quanh các cá nhân có động lực.
  • Mặt đối mặt là cách tốt nhất giúp truyền đạt được thông tin.
  • Thước đo chính về tiến độ làm việc chính là phần mềm chạy tốt.
  • Để thúc đẩy phát triển bền vững, cần các quy trình linh hoạt.
  • Chìa khóa tối ưu hóa công việc chính là sự đơn giản.
  • Trao đổi trong nội bộ team thường xuyên sẽ giúp sản phẩm được chất tượng hơn.
  • Luôn tự động cải tiến quy trình, bản thân, kỹ thuật.

7 đặc trưng của Agile

  • Tính lặp: Agile có tính lặp các phân đoạn.
  • Tính tăng trưởng, tiến hóa: Mỗi phân đoạn thường được chia nhỏ.
  • Tính thích nghi: Luôn điều chỉnh kế hoạch, yêu cầu, thiết kế,… sau mỗi phân đoạn để thích nghi với thay đổi.
  • Nhóm tự tổ chức, liên chức năng: Cấu trúc nhóm tự phân công nhiệm vụ, công việc không dựa trên chức danh.
  • Quản lý tiến trình thực nghiệm: Các nhóm đưa ra quyết định trên dữ liệu thực tế.
  • Giao tiếp trực tiếp: Tuy không phản đối giao tiếp qua tài liệu, nhưng đánh giá cao hơn khi giao tiếp face-to-face.
  • Phát triển dựa trên giá trị mang lại cho khách hàng.
Agile ưu tiên tính giao tiếp trực tiếp hơn tài liệu hóa
Agile ưu tiên tính giao tiếp trực tiếp hơn tài liệu hóa

Cách áp dụng Agile trong quản lý dự án

Mô hình Agile khác với các mô hình quản lý cồng kềnh khác ở việc sử dụng các nhóm nhỏ tập trung hơn là nhóm lớn. Điều này sẽ giúp cho dự án được tập trung vào mục tiêu cụ thể hơn, dễ dàng thực hiện các thay đổi theo yêu cầu.

Quy trình phát triển phần mềm Agile trong dự án

Một quy trình Agile thương được biến đổi dựa vào dự án, doanh nghiệp, tuy nhiên bạn có thể tham khảo quy trình bao gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Xác định về tầm quan trọng, tầm nhìn của dự án cần thực hiện.

Bước 2: Xây dựng về lộ trình phát triển mong muốn của dự án.

Bước 3: Thực hiện lập kế hoạch các giai đoạn của dự án.

Bước 4: Thực hiện phân tích các yêu cầu của dự án.

Bước 5: Triển khai dự án.

Bước 6: Kiểm thử dự án.

Bước 7: Bàn giao dự án cho khách hàng.

Trong đó, từ bước 1 đến bước 6 sẽ được lặp đi lặp lại đến khi dự án đủ điều kiện để chuyển qua bước 7.

Áp dụng mô hình Agile cho những dự án nào?

Trên thực tế, mô hình Agile được áp dụng nhiều cho những dự án đòi hỏi về mức độ phức tạp, sự linh hoạt và chưa có tính chắc chắn. Ví dụ như dự án về một sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp chưa từng thử nghiệm hoặc xây dựng trước đó.

Hiện nay, các mô hình Agile được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là phát triển phần mềm. Tuy nhiên, Agile cũng đang được áp dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực khác như sale, marketing,… và đem lại được hiệu quả cao.

Tuy nhiên, không phải công ty, dự án nào cũng có thể áp dụng được Agile. Để biết được mô hình này có phù hợp với doanh nghiệp hay không, cần xem xét 3 điều kiện cần như sau:

  • Sự phối hợp giữa các thành viên, yếu tố giao tiếp nội bộ cần tốt và hiệu quả.
  • Tính chủ động, độc lập của mỗi thành viên phải luôn được đảm bảo để khi áp dụng Agile, các nhóm có thể tự vận hành, quản lý mà không gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
  • Mô hình Agile được module hóa cần thông qua các nhóm làm việc liên chức năng với nhau.
Có thể sử dụng các phần mềm quản lý công việc để ứng dụng Agile
Có thể sử dụng các phần mềm quản lý công việc để ứng dụng Agile

Tạm kết

Trên đây là bài viết về Agile. Hy vọng với bài viết hôm nay, bạn đã hiểu hơn về Agile là gì, làm thế nào để áp dụng được Agile vào dự án. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng Agile sẽ tương đối phức tạp và phụ thuộc vào người lãnh đạo. Do đó, doanh nghiệp sẽ cần chiến lược cụ thể về nhân lực, chi phí,… khi muốn áp dụng Agile vào doanh nghiệp mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *