Javascript framework là một thuật ngữ khá phổ biến trong lập trình, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về thuật ngữ này. Trong bài viết dưới đây, topviecit.vn sẽ giúp bạn làm sáng tỏ Javascript framework là gì và 5 Javascript framework được ưa chuộng nhất năm 2023.
JavaScript framework là gì?
Javascript framework là các đoạn code đã được viết sẵn bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript có chứa các trình biên dịch, diễn dịch, các thư viện,… Những dòng code lưu trong kho framework có thể được dùng cho các tính năng hoặc các tác vụ lập trình thông thường.
Ưu điểm quan trọng nhất của việc sử dụng JavaScript framework là giúp tăng hiệu quả tổng thể. JavaScript framework góp phần tạo cho dự án của bạn một cấu trúc chi tiết hơn, đồng thời cung cấp các giải pháp lập trình phổ biến nhất.
>>>Xem thêm: Đâu là loại ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất hiện nay?
Top 5 JavaScript framework phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là 5 Javascript framework được dùng nhiều nhất trong một vài năm trở lại đây, bạn có thể tham khảo để lựa chọn sử dụng phục vụ cho công việc của mình:
Vue
Loại JavaScript framework mới được phát hành từ năm 2014 nhưng được rất nhiều người sử dụng. Năm 2017, số lượng người dùng có trải nghiệm tốt dựa trên lượt đánh giá sao của Vue trên GitHub đạt 40.000 người, đạt được vị trí số 1.
Một số tính năng nổi bật của Vue phải kể đến: các biểu đồ học tập tạo điều kiện cho những lập trình viên JavaScript dễ dàng truy cập; cú pháp dựa trên ngôn ngữ HTML cho phép người dùng có thể viết ở định dạng HTML chuẩn mà không cần phải học ngôn ngữ riêng, cùng nhiều tính năng khác.
React
React cũng là framework hàng đầu trong thế giới JavaScript. Framework này hoạt động dựa trên cách tiếp cận phản ứng, đồng thời đưa ra nhiều ý tưởng riêng cho việc phát triển web front-end.
Khi sử dụng React, bạn cần phải biết cách dùng các công cụ bổ sung để có thể linh hoạt trong phát triển web front-end. Danh sách một số thư viện mà bạn có dùng với React, gồm: Redux, MobX, Fluxy, Fluxible, hay RefluxJS. Ngoài ra jQuery AJAX, fetch API, Superagent, và Axios cũng được dùng với React trong một số trường hợp cụ thể.
>>>Xem thêm: Component Trong ReactJS Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Tạo Ra Nó
Hệ sinh thái React bao gồm:
- Thư viện React + React router
- React-DOM cho các thao tác DOM
- Các tool công cụ lập trình cho trình duyệt Firefox hoặc Chrome.
- Ngôn ngữ đánh dấu trộn HTML với JavaScript là React JSX
- Giao diện dòng lệnh tạo ứng dụng React dành cho việc thiết lập các dự án
- Thư viện Redux và Axios giúp tổ chức tương tác, truyền tải tin tức tới đội ngũ backend.
Có thể thấy, React chính là sự lựa chọn hàng đầu giúp các nhà lập trình tạo ra các ứng dụng cao cấp.
Angular 2 tới Angular 9
Angular cũng là một trong những JavaScript frameworks có nhiều tính năng quan trọng trong quá trình lập trình. Đặc biệt, sự ra đời của Angular 9 đánh dấu một cột mốc lớn của đội ngũ Angular vào năm 2019. Ưu điểm nổi bật nhất của Angular Ivy là có thể giúp giảm bớt kích thước của các ứng dụng được xây dựng.
Hiện nay, Angular đã được cải tiến tạo điều kiện thuận tiện để sử dụng trong lập trình front-end. Nếu như trước kia chỉ có thể insert một đường link vào thư viện Angular JS trong file HTML chính thì giờ đây bạn có thể vào thư viện thông qua việc cài đặt các module riêng biệt.
Bên cạnh đó, các phiên bản Angular 1.x vẫn được nhiều người yêu thích nhờ vào tính linh hoạt. Tuy nhiên, nhiều nhà lập trình có xu hướng ưu tiên Angular 2+ bởi kiến trúc MVC đã thay đổi sang thành kiến trúc xây dựng trên cơ sở một component.
Trên thực tế, Angular vẫn gặp phải một vài thách thức. Hầu như, bạn sẽ phải sử dụng TypeScript để đảm bảo độ an toàn cao khi gõ chữ trong các ứng dụng Angular. Chính loại ngôn ngữ này làm cho framework Angular 2+ trở nên không mấy thân thiện.
Hệ sinh thái Angular có:
- Giao diện dòng lệnh của Angular thân thiện cho việc thiết lập các dự án nhanh chóng.
- Lập trình viên được trang bị một bộ module cho các dự án Angular khá đa dạng
- Thư viện Zone.js
- Angular có thể kết hợp với TypeScript và CoffeeScript
- Dùng các mẫu quan sát được như RxJS và mẫu Observable
- Các thao tác tìm và khắc phục lỗi trong ứng dụng
- Tạo ra các ứng dụng server-side (phía máy chủ) với Angular.
Angular là JavaScript frameworks khá hoàn thiện với đầy đủ các công cụ đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết cho một lập trình viên front-end hiện đại. Do đó, trong quá trình làm việc, bạn hoàn toàn có thể chọn Angular thay cho React.
Ember
Ember được biết đến là một trong những JavaScript frameworks lâu đời nhất. Hiện nay, Ember đã được cập nhật bản 3.13 có khả năng tương thích với các bản fix bug, tăng hiệu suất và phản hồi.
Ember được xây dựng với kiến trúc tương đối phức tạp, có khả năng giúp lập trình viên nhanh chóng dựng được các bản ứng dụng lớn phía client (client-side apps) . Ember thực hiện chức năng của một JavaScript frameworks điển hình bao gồm các thành phần như: adapter, component, controller, helper, model, route, service, template, util và addon.
Tính năng nổi bật nhất của Ember là công cụ giao diện dòng lệnh. Công cụ này giúp các lập trình viên front-end tăng năng suất, từ đó hoàn thiện dự án đúng thời hạn được giao.
>>>Xem thêm: Sự khác nhau giữa lập trình Back end và lập trình Front end là gì?
Hệ sinh thái Ember JS:
- Công cụ Ember CLI (Ember CLI tool)
- Xây dựng máy chủ Ember trong framework
- Thư viện Ember.js và Ember Data
- Công cụ tạo mẫu Handlebars cùng các ứng dụng Ember.
- Framework kiểm thử QUnit cho Ember
- Công cụ phát triển Ember Inspector cho trình duyệt Chrome và Firefox
- Ember Observer, Ember addon
Backbone.js
Backbone được xây dựng dựa trên nền tảng kiến trúc MVC. Chế độ xem MVC (View of MVC) có khả năng triển khai logic thành phần (component logic) gần giống như một Controller. Các công cụ có thể hỗ trợ là Mustache và Underscore.js
Backbone là một JavaScript frameworks dễ dùng khi bạn muốn phát triển nhanh các ứng dụng đơn trang. Để dùng Backbone.js một cách đầy đủ, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của các công cụ như: Chaplin, Marionette, Thorax, Handlebar hoặc Mustache…
Bạn cũng có thể dùng Backbone (Backbone collection) để phân chia Model khi thiết kế một ứng dụng có nhiều loại user khác nhau.
Hệ sinh thái Backbone JS gồm có:
- Thư viện Backbone: event, model, collection, view và router.
- Thư viện Underscore.js giúp bạn viết Javascript cross-browser
- Công cụ tạo mẫu Mustache và jQuery-tmpl
- Kho chứa BackPlug online giúp xây dựng trên nền tảng Backbone.
- Backbone generator CLI
- Marionette, Thorax và Chaplin, các thư viện JavaScript
Trên đây là 5 Javascript framework thông dụng được nhiều lập trình viên sử dụng nhất để tạo ra những ứng dụng hoàn chỉnh. Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về các Javascript framework này để từ đó có thể lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV để có thể theo dõi thêm những tin tức thú vị liên quan đến cơ hội việc làm ngành nghề này nhé.
>>>Xem thêm: Muốn Học Lập Trình Mobile Bắt Đầu Từ Đâu? Nên Học Ngôn Ngữ Nào?
Hình ảnh: Sưu tầm