Top 6 vị trí trong nghề Game Designer có mức lương hấp dẫn

Top 6 vị trí trong nghề Game Designer có mức lương hấp dẫn

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Ngành công nghiệp game đang ngày càng phát triển hơn và tạo ra nhiều nghề nghiệp hấp dẫn. Nếu bạn đang quan tâm đến nghề Game Designer, hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay 6 vị trí đang HOT trong ngành này ngay nhé.

Đôi nét về nghề Game Designer

Game Designer là một quá trình mà bạn sẽ thực hiện để phát triển một trò chơi từ giai đoạn ý tưởng đến khi được ra mắt. Đây là một nhóm những công việc phức tạp và yêu cầu tính chuyên môn cao.

Chỉ tính trong năm 2020, ngành công nghiệp Game đã tạo ra hơn 165 tỷ đô la doanh thu và con số này được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Do đó, đây là một trong những nhóm ngành có mức thu nhập hấp dẫn hiện nay.

Game Designer đang là ngành có mức thu nhập hấp dẫn hiện nay
Game Designer đang là ngành có mức thu nhập hấp dẫn hiện nay

Với đặc thù yêu cầu tính chuyên môn cao, mức lương của ngành Game Designer rất hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo mức trung bình như sau:

  • Lương trung bình: 22.000.000 đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 20.300.000 – 24.400.000 đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 4.100.000 đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 40.600.000 đồng/tháng.

Tìm hiểu thêm: Muốn học lập trình game bắt đầu từ đâu? Nên học ngôn ngữ nào?

Top 6 vị trí trong nghề Game Designer

Để có thể thực hiện quá trình Game Designer, doanh nghiệp sẽ cần phải có nhiều bộ phận, vị trí khác nhau. Trong đó, 6 vị trí sau đây được đánh giá là phổ biến và có mức thu nhập hấp dẫn nhất:

Gameplay Designer

Gameplay Designer là vị trí đầu tiên trong nghề Game Designer. Họ sẽ là những người quyết định về việc game được chơi như thế nào, cơ chế điều khiển của game, sự khác biệt của game so với những sản phẩm khác như thế nào.

Những bộ phận khác sẽ phối hợp với Gameplay Designer để có thể truyền tải được những ý tưởng ban đầu vào game. Do đó, có thể thấy vai trò của vị trí này là thiết kế Gameplay, Game Mechanic, đóng góp vào quá trình xây dựng Game Element.

Kỹ năng cần có:

  • Có sự hiểu biết sâu, rộng về các thể loại game hiện nay.
  • Có tư duy logic và cảm quan tốt về game.

System Designer

Bên cạnh Gameplay Designer, System Designer cũng là một vị trí trong nghề Game Designer. Vị trí này sẽ đảm nhiệm những công việc liên quan đến thiết kế hệ thống trong game. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Game Designer.

System Designer sẽ phải làm việc với các Game Developer, Server Developer,… để có thể thiết kế được hệ thống cốt lõi, Coreloop, Gameflow cho game. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ đảm nhiệm vai trò định hướng cho Game Economy, Metagame trong trò chơi.

Kỹ năng cần có:

  • Khả năng thiết kế hệ thống game một cách tổng quản.
  • Khả năng technical writing (viết kỹ thuật).
  • Khả năng phân tích dữ liệu thị trường.
System Designer là vị trí liên quan đến thiết kế hệ thống trong game
System Designer là vị trí liên quan đến thiết kế hệ thống trong game

Scripting Designer

Scripting Designer sẽ đảm nhiệm vai trò mang yếu tố sáng tạo trong quá trình phát triển game. Họ sẽ là cầu nối cho các ý tưởng và đội nhóm thực thi những ý tưởng đó. Công việc chính của họ là xây dựng bản mẫu thô, demo các tính năng của game, phát triển những module quan trọng,…

Để thực hiện được những công việc này, Scripting Designer đòi hỏi phải có các kỹ năng tổng quát liên quan đến Game Design, kỹ thuật. Họ cũng phải hiểu biết về ngôn ngữ kịch bản, thành thạo về những Game Engine phổ biến hiện nay.

Kỹ năng cần có:

  • Hiểu biết ngôn ngữ kịch bản.
  • Có thể sử dụng thành thạo Game Engine phổ biến trên phương diện kỹ thuật.
  • Khả năng đọc, hiểu, truyền đạt, logic tốt.

Level Designer

Vị trí tiếp theo trong ngành này chính là Level Designer. Để trở thành Level Designer, bạn cần nắm bắt tâm lý người chơi tốt. Từ đó sẽ sáng tạo được những level chơi phù hợp và hấp dẫn.

Level Designer sẽ thường xuyên phải làm việc cùng với các Game Artist, Animatior, Environment Modeler,… để sáng tạo được những màn chơi. Bên cạnh đó, Level Designer cũng sẽ đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến kiểm soát trải nghiệm của người chơi.

Kỹ năng cần có:

  • Khả năng sắp xếp, thực hiện bố cục tốt.
  • Khả năng phân tích tâm lý, dữ liệu người dùng.

UX Designer

So với những vị trí khác, UX Designer là vị trí phổ biến hơn. Họ sẽ đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến đồ họa nhiều nhất trong team Game Design. Nhiệm vụ của UX Designer chính là thực hiện thiết kế các kịch bản, yếu tố có liên quan đến trải nghiệm của người chơi.

Những yếu tố này có thể bao gồm như các thao tác, phần nhìn, phần nghe, cảm nhận,… Do đó, UX Designer sẽ thường xuyên làm việc với các Game Artist, Animator, VFX Artist. Trong một số trường hợp, UX Designer cũng có thể phải làm việc với Composer, Sound Design.

Kỹ năng cần có:

  • Khả năng Creative Writing (viết sáng tạo).
  • Hiểu về trải nghiệm người dùng.
  • Có suy luận logic, sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.

Operation Designer

Trong những năm đầu của ngành công nghiệp game, Operation Designer là một trong những vị trí phổ biến được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Operation Designer còn có tên gọi khác là Vận hành game/game mater (GM).

Operation Designer sẽ làm việc cùng với các Marketer và System Designer để phục vụ cho quá trình ra mắt sản phẩm, tính năng mới của game. Mục đích công việc của vị trí Operation Designer là giúp tối ưu hóa được doanh thu, duy trì sức khỏe, dòng đời của game.

Kỹ năng cần có:

  • Khả năng về toán, xác suất, thống kê, phân tích dữ liệu tốt.
  • Có kỹ năng cân bằng game để cải thiện được những chỉ số vận hành.
Operation Designer là một vị trí xuất hiện đầu tiên trong ngành Game Design
Operation Designer là một vị trí xuất hiện đầu tiên trong ngành Game Design

Trên đây là bài viết ngắn gọn giúp bạn hiểu hơn về nghề Game Designer và 6 vị trí có mức lương hấp dẫn của ngành này. Nếu bạn đang quan tâm đến các vị trí nghề Game Designer, hãy truy cập ngay vào TopCV để có thể tiếp cận ngay những cơ hội việc làm hấp dẫn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *