Game Designer là gì? Cơ hội và thách thức là gì?

Game Designer là gì? Cơ hội và thách thức là gì?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Game Designer là một trong những ngành khá HOT hiện nay. Hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay về vị trí Game Designer là gì, những cơ hội, thách thức của nghề Game Designer là gì trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về Game Designer là gì?

Ngành công nghiệp Game tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Do đó, việc hiểu rõ về Game Designer là gì cũng sẽ giúp bạn tăng cơ hội làm việc trong lĩnh vực này.

Game Designer là gì?

Để hiểu về nhân viên Game Designer là gì, bạn cần hiểu về khái niệm của hoạt động Game Designer là gì. Hiểu đơn giản, Game Designer chính là một quá trình gồm những hoạt động sẽ diễn ra xuyên suốt của một trò chơi. Nó sẽ bắt đầu từ giai đoạn lên ý tưởng, sáng tạo, thiết kế, phát triển và đến khi trò chơi được ra mắt hoàn chính.

Vậy, nhân viên Game Designer chính là những người thực hiện các công việc này. Hiện tại, đây là một trong những vị trí có mức lương khá cao. Thu nhập trung bình tham khảo của Game Designer khoảng 22.000.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến từ 20.300.000 – 24.400.000 đồng/tháng.

Tìm hiểu về Game Designer là gì?
Tìm hiểu về Game Designer là gì?

Game Designer làm gì?

Như đã nói ở trên, Game Designer chính là người sẽ tham gia chính vào quá trình Game được hình thành, phát triển từ những ý tưởng ban đầu.  Họ sẽ cần phải đảm bảo 3 yếu tố chính, bao gồm:

Luật chơi (Rule): Chính là những quy tắc có trong game. Bất kỳ trò chơi nào cũng cần phải có những quy tắc nhất định, Game Mechanic, Game Element,… và cách những thành phần này hoạt động với nhau.

Mục tiêu (Goal): Tương tác game – người chơi. Mỗi một trò chơi sẽ được tạo ra để dành cho một đối tượng cụ thể nào đó. Do đó, cần có mục tiêu để giúp cho người dùng đạt được mục tiêu về tâm lý của họ.

Thử thách (Challenge): Chính là những ý tưởng, sự thách thức, nhiệm vụ tạo nên sự thu hút, hấp dẫn của game. Những điều này sẽ lôi kéo người dùng tải, sử dụng game của bạn.

Tìm hiểu thêm: Design pattern là gì? Những lý do nên sử dụng Design pattern

Để có thể đảm bỏ được những yếu tố trên, Game Designer sẽ có những nhiệm vụ, công việc như sau:

  • Tham gia vào quá trình lên ý tưởng cho trò chơi.
  • Thực hiện thiết kế và góp phần vào quá trình xây dựng những bản mẫu thô của trò chơi.
  • Thực hiện thiết kế hệ thống cốt lõi của trò chơi.
  • Viết các Game Designer Document ở từng giai đoạn, ví dụ như giai đoạn sản xuất, giai đoạn vận hành, giai đoạn bảo trì.
  • Thực hiện cập nhật, tinh chỉnh những tính năng của game.
Game Designer sẽ tham gia chính vào quá trình phát triển Game
Game Designer sẽ tham gia chính vào quá trình phát triển Game

Cơ hội, thách thức của nghề Game Designer

Vì là một trong những ngành khá mới tại Việt Nam, do đó, Game Designer sẽ mang lại những cơ hội cũng như thách thức cho các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành nghề này. Cụ thể, Game Designer sẽ có những cơ hội và thách thức như sau:

Cơ hội của Game Designer là gì?

Hiện tại, ngành công nghiệp game đã, đang phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Theo thống kê, có xấp xỉ khoảng 2.5 tỷ người đang chơi game trên toàn thế giới. Giá trị kỳ vọng của thị trường này lên đến hơn 152.1 tỷ đô.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp Game vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Xu hướng của ngành này cũng ngày càng bùng nổ mạnh mẽ hơn. Do đó, nhu cầu, cơn khát về nhân sự cho ngành công nghiệp Game cũng sẽ tăng cao, trong đó có vị trí Game Designer.

Cùng với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang bắt đầu có những sự chuyển biến liên quan đến ngành công nghiệp game. Hiện tại, xã hội cũng đang có những sự đánh giá, nhìn nhận lại về ngành công nghiệp này.

Thách thức của Game Designer là gì?

Bên cạnh những cơ hội trên, khi lựa chọn làm Game Designer, bạn cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Thách thức lớn nhất mà bạn sẽ phải đối mặt chính là trình độ chuyên môn của vị trí này có sự đòi hỏi rất khắt khe.

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ cần đối diện với nhiều nhiệm vụ, như biên tập level editing (màn chơi), animating (tạo dựng chuyển động cho nhân vật), kiến thức mỹ thuật, kỹ năng lập trình, kỹ thuật phần mềm, âm thanh, minh họa,… Ngoài ra, nhân viên Game Designer tuy không cần chuyên sâu tất cả, nhưng họ cần có cái nhìn bao quát về game.

Bên cạnh đó, người làm Game Designer cũng cần phải có sự tư duy, hiểu biết về kinh doanh. Hiện tại, các nền tảng, xu hướng game hiện hành luôn thay đổi liên tục. Do đó, đây là một thách thức, một bài toán khó với các công ty phát hành game nói chung và vị trí Game Designer nói riêng.

Ngoài ra, tuy các bạn trẻ hiện nay có hoài bão, ý chí nhưng doanh nghiệp cũng đòi hỏi thêm về chất lượng, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của họ. Đây cũng là một thách thức khi bạn muốn làm việc tại vị trí này.

Game Designer sẽ phải đối diện với những thách thức khác nhau
Game Designer sẽ phải đối diện với những thách thức khác nhau

Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn sẽ hiểu hơn về nghề Game Designer là gì. Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn tìm kiếm công việc liên quan đến vị trí Game Designer, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn sẽ tiếp cận được nhiều việc làm Game Designer với mức thu nhập hấp dẫn hơn.

Tìm hiểu thêm: UX design là gì? Công việc và mức thu nhập của UX design

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *