api-testing-la-gi

API Testing là gì? Toàn bộ thông tin tổng quan về API Testing

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Kiểm thử là phân đoạn quan trọng trong quá trình thiết kế ứng dụng, phần mềm. Trong đó, API Testing là phương pháp kiểm thử không thể thiếu trong automation testing. Vậy API Testing là gì? Tại sao lập trình viên cần thực hiện kiểm thử API? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

API Testing là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm API Testing là gì, bạn cần hiểu API là gì. API là viết tắt của cụm từ Application Programming Interface nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. API chính là phương thức kết nối giữa client và server, giữa thư viện và các ứng dụng. Khi yêu cầu được gửi từ client tới server, kết quả sẽ được phản hồi lại qua giao thức HTTP.

API Testing hay kiểm thử API là hoạt động kiểm thử giao diện lập trình ứng dụng trực tiếp mà không tác động gì tới client. API Testing được thực hiện trên các business layer, trong đó dữ liệu sẽ được yêu cầu từ XML hoặc JSON và phản hồi lại qua HTTP. Đây cũng là điều giúp phương thức này làm việc được với nhiều ngôn ngữ lập trình và nền tảng công nghệ khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Tester là gì? Nhân viên kiểm thử phần mềm là gì?

API Testing cách kiểm thử giao diện lập trình ứng dụng trực tiếp mà không tác động gì tới client
API Testing cách kiểm thử giao diện lập trình ứng dụng trực tiếp mà không tác động gì tới client

Ưu điểm của API Testing là gì?

Phương pháp kiểm thử API ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Nguyên nhân là bởi phương pháp này có nhiều ưu điểm so với cách kiểm thử truyền thống. Những điểm nổi trội của API Testing là gì có thể kể đến như sau:

Tiết kiệm thời gian

Thông thường, Tester chỉ thực hiện kiểm thử phần mềm, ứng dụng khi nó đã hoàn thiện. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm các lỗi. Đồng thời, quá trình sửa chữa cũng khá phức tạp và tốn nhiều công sức.

Với phương pháp API Testing, lập trình viên có thể kiểm tra phần mềm và ứng dụng ngay từ thời điểm bắt đầu lập trình, phát triển sản phẩm. API Testing độc lập với giao diện người dùng, vì vậy bạn hoàn toàn có thể kiểm thử và sửa chữa lỗi ứng dụng từ những tính năng đầu tiên. 

Điều này sẽ giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian trong việc rà soát và khắc phục lỗi. Đồng thời, API Testing không phụ thuộc vào GUI Testing nên bạn có thể kiểm tra một lúc nhiều logic ứng dụng.

API Testing giúp kiểm tra phần mềm và ứng dụng ngay từ thời điểm bắt đầu lập trình, phát triển sản phẩm
API Testing giúp kiểm tra phần mềm và ứng dụng ngay từ thời điểm bắt đầu lập trình, phát triển sản phẩm

Giảm thiểu chi phí

Theo Kim tự tháp Tự động hóa (Automation pyramid), các tầng kiểm thử theo thứ tự hiệu quả giảm dần là Unit testing => API Testing => UI Testing. Điều này nghĩa là phương pháp sau sẽ yêu cầu nhiều thời gian, phạm vi và chi phí thực hiện. 

Một số trường hợp bắt buộc phải kiểm thử bằng UI Testing thường tốn nhiều thời gian và chi phí thực hiện. Đây là trở ngại lớn khiến doanh nghiệp thất bại trong việc tự động hóa việc kiểm thử. Việc có thể thực hiện kiểm thử API Testing sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kiểm thử tự động nhanh chóng và phát triển chi phí. 

Giảm thiểu nhân sự

Hiện nay hầu hết các công ty IT đều phát triển sản phẩm theo phương pháp Agile. Phương pháp này thúc đẩy sự xây dựng và phát triển sản phẩm với tần số liên tục. Điều này tạo áp lực cho quá trình kiểm thử của nhóm QA. Vì vậy doanh nghiệp sẽ cần tìm ra phương pháp kiểm thử thay thế cho cách kiểm thử hồi quy bằng tay. 

Nếu doanh nghiệp có thể thực hiện API Testing thì thời gian kiểm thử của nhóm QA sẽ được rút gọn. Khi tích hợp kiểm thử tự động API, nhóm QA có thể nhanh chóng gửi báo cáo về quá trình kiểm thử mà không cần tiêu tốn nhiều nhân sự. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí nhân sự mà vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc tối ưu nhất. 

Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Về Quy Trình Kiểm Thử Phần Mềm Cơ Bản

API Testing giúp giảm thiểu chi phí nhân sự mà vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc tối ưu nhất
API Testing giúp giảm thiểu chi phí nhân sự mà vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc tối ưu nhất

Các case trong API Testing là gì?

Testcase là yếu tố giúp lập trình viên và tester kiểm tra phần mềm, ứng dụng có đáp ứng yêu cầu không. Vậy các case phổ biến trong API Testing là gì? Những yếu tố giúp xây dựng testcase trong API Testing dựa trên các dữ liệu sau:

  • Giá trị trả về dựa trên đầu vào: Đây là cách rất dễ thực hiện bởi đầu vào là dữ liệu có thể xác định. Vì vậy kết quả trả về sau quá trình API Testing cũng có thể được xác định.
  • Không trả về bất cứ giá trị nào: Đó có thể là dấu hiệu cho sự trục trặc của API trên hệ thống. Lúc này, lập trình viên sẽ tiến hành kiểm tra hành vi của API và sửa chữa lại.
  • Một số API, Event, Interrupt được kích hoạt: Nếu kết quả trả về kích hoạt một số API, event hoặc interrupt thì những yếu tố này sẽ được theo dõi.
  • Cấu trúc dữ liệu được cập nhật: Việc cập nhật cấu trúc dữ liệu trong API Testing sẽ tạo nên sự ảnh hưởng tới hệ thống hoặc một số kết quả. Lúc này lập trình viên sẽ phải chứng thực những cập nhật này.
  • Sửa đổi tài nguyên: Nếu đầu ra trong API Testing gây thay đổi một số tài nguyên thì lập trình viên sẽ phải truy cập vào tài nguyên tương ứng để tiến hành xác thực lại.

Tìm hiểu thêm: SRE Là Gì? Khác Biệt Giữa SRE Và DevOps

Trên đây là những thông tin về API Testing mà bạn cần tìm hiểu trước khi sử dụng. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu API Testing là gì và những ưu điểm nổi trội của phương pháp này. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn nâng cao hiệu suất kiểm thử thì đây là lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành IT, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều cơ hội hấp dẫn hơn nhé.

>>>Xem thêm: Arrow Function là gì? Phân biệt Arrow Function và Function 

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *