lap-trinh-huong-doi-tuong

OOP là gì? Toàn bộ thông tin về lập trình hướng đối tượng

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Lập trình hướng đối tượng là khái niệm hết sức quen thuộc với các lập trình viên. Đây cũng là kỹ thuật lập trình thông dụng và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy cụ thể lập trình hướng đối tượng OOP là gì? Sau đây topviecit.vn sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin bạn cần nắm về kỹ thuật quan trọng này. 

Lập trình hướng đối tượng là gì? 

Lập trình hướng đối tượng hay OOP (viết tắt của cụm từ Object Oriented Programming) là kỹ thuật lập trình dựa trên lớp và đối tượng. Cụ thể, lập trình viên sẽ mã hóa các đối tượng (object) dựa trên các đối tượng thực tế trong cuộc sống. 

Cốt lõi của phương thức OOP là đối tượng. OOP giải quyết vấn đề bằng cách quan sát kết hợp với tưởng tượng những đặc điểm, hành động của đối tượng thực tế và mã hóa chúng thành đối tượng ảo trong lập trình. 

Lập trình hướng đối tượng là kỹ thuật mã hóa các đối tượng (object) dựa trên các đối tượng thực tế trong cuộc sống
Lập trình hướng đối tượng là kỹ thuật mã hóa các đối tượng (object) dựa trên các đối tượng thực tế trong cuộc sống

Ví dụ với đối tượng máy tính, khi áp dụng phương thức OOP, lập trình viên sẽ thực hiện theo chu trình sau:

Máy tính (đời thực) => Lớp máy tính (lập trình) => Đối tượng máy tính (lập trình)

Trong đó:

  • Máy tính (đời thực) có màu, tên, ram, cpu,…
  • Lớp máy tính (lập trình) sẽ có biến màu, biến tên, biến ram, biến cpu,…
  • Đối tượng máy tính (lập trình) sẽ có màu, tên, ram, cpu,…

Hiện nay, lập trình hướng đối tượng được nhiều lập trình viên sử dụng và có vai trò quan trọng trong ngành lập trình. Các loại ngôn ngữ lập trình thông dụng hiện nay như Python, Java, Ruby,… cũng đều có công cụ hỗ trợ cho OOP. Chính vì vậy dù là lập trình viên lâu năm hay mới vào nghề thì bạn cũng nên luyện tập sử dụng thành thạo kỹ thuật lập trình này.

Tìm hiểu thêm: Ngôn Ngữ Máy Tính Là Gì? Ứng Dụng Như Thế Nào?

Đối tượng và lớp trong OOP 

Dựa theo khái niệm trên, hai yếu tố quan trọng với phương thức OOP là đối tượng và lớp. Vì vậy để hiểu hơn về lập trình hướng đối tượng, bạn cần nắm rõ đặc điểm của 2 yếu tố trên. Cụ thể:

Đối tượng

Hai đặc điểm chính cần chú ý của đối tượng là phương thức và thuộc tính. Trong đó, phương thức là những thao tác, hoạt động, công việc mà đối tượng có thể thực hiện. Còn thuộc tính là những đặc điểm, thông tin sẵn có của đối tượng.

Ví dụ với đối tượng điện thoại sẽ có những đặc điểm sau:

  • Phương thức: gọi điện, chụp hình, nhắn tin,…
  • Thuộc tính: màu sắc, kích thước, hệ điều hành, giá cả, chơi game…

Lớp

Lớp là tập hợp của những đối tượng có cũng đặc điểm, thông tin tương tự như nhau. Lớp cũng có hai đặc điểm tương tự như đối tượng là phương thức và thuộc tính. 

Ví dụ với lớp điện thoại sẽ có những đặc điểm sau:

  • Phương thức: gọi điện, chụp hình, nhắn tin,…
  • Thuộc tính: màu sắc, kích thước, hệ điều hành, giá cả, chơi game…

Và các đối tượng trong lớp điện thoại có thể là Samsung, iPhone, Xiaomi,… Chúng cũng có những đặc điểm phương thức, thuộc tính tương tự nhau và cùng thuộc một lớp điện thoại.

Lớp và Đối tượng là 2 yếu tố quan trọng trong lập trình hướng đối tượng
Lớp và Đối tượng là 2 yếu tố quan trọng trong lập trình hướng đối tượng

4 nguyên lý cơ bản của OOP

Để vận dụng tốt phương thức lập trình hướng đối tượng, bạn cần hiểu rõ 4 nguyên lý cơ bản sau:

Tính đóng gói (Encapsulation)

Với nguyên lý này, mọi thông tin và phương thức của đối tượng sẽ được đóng gói lại thành các lớp riêng biệt. Điều này sẽ giúp che dấu các dữ liệu nội bộ và khiến các đối tượng khác không thể tác động đến chúng nếu không thông qua phương thức được cung cấp.

Tính đóng gói giúp lập trình viên dễ dàng quản lý và sử dụng dữ liệu hơn. Đồng thời, tính chất này cũng nâng cao mức độ bảo mật thông tin cho các đối tượng, giảm thiểu tình trạng dữ liệu hư hỏng hoặc bị đánh cắp.

Tìm hiểu thêm: Developer Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Thu Nhập Của Developer

Tính kế thừa (Inheritance)

Tính chất này cho phép lập trình viên tiến hành xây dựng lớp mới dựa trên những lớp cũ đã có. Những lớp Con này sẽ được kế thừa và sử dụng toàn bộ những thuộc tính, phương thức từ lớp Cha mà không cần định nghĩa lại. Đồng thời, lớp Con có thể tự mở rộng thêm các thành phần mới. Đây cũng là lý do khiến lập trình hướng đối tượng được nhiều lập trình viên lựa chọn sử dụng. 

4 nguyên lý cơ bản trong OOP
4 nguyên lý cơ bản trong OOP

Tính đa hình (Polymorphism)

Tính đa hình trong OOP nghĩa là các lớp có phương thức giống nhau nhưng có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. 

Ví dụ như với lớp máy tính, mỗi một chiếc máy tính đều có những chức năng tương tự nhau nhưng được vận hành theo những cách khác nhau. Máy tính Dell sử dụng hệ điều hành Windows trong khi Macbook sử dụng hệ điều hành macOS.

Tính trừu tượng (Abstraction)

Trừu tượng có nghĩa là tổng quan hóa một đối tượng, sự vật mà không quan tâm tới các chi tiết bên trong. Điều này giúp người dùng dễ dàng quản lý và sử dụng các đối tượng khi chỉ cần tập trung vào những thông tin cốt lõi, quan trọng.

Ví dụ với đối tượng máy tính, lập trình viên chỉ cần quan tâm tới những thông tin như thể loại, ram, cpu,.. chứ không cần chú ý tới các thông tin về màu sắc, cân nặng, kích thước,… Tùy thuộc theo chương trình, phần mềm cụ thể mà lập trình viên sẽ lựa chọn sử dụng thuộc tính phù hợp.

Xem thêm: Junior Developer Là Gì? Mức Thu Nhập Có Cao Không?

Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp lập trình hướng đối tượng OOP mà bất cứ lập trình viên nào cũng nên thành thạo. Mặc dù đây chỉ là kỹ thuật cơ bản nhưng rất quan trọng nếu bạn muốn theo đuổi con đường lập trình. Ngoài ra, nếu bạn có mong muốn tìm kiếm việc làm hấp dẫn trong ngành IT, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều cơ hội tốt hơn nhé.

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *