Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu được kỹ thuật phần mềm là gì? Cần chuẩn bị những gì khi học ngành này? Học ngành kỹ thuật phần mềm ra trường sẽ làm những ngành nghề gì? Hãy cùng topviecit.vn tham khảo qua bài viết sau để hiểu rõ hơn ngành kỹ thuật phần mềm là gì?
Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?
Để hiểu ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem phần mềm và kỹ thuật phần mềm là gì? nhé
Phần mềm được hiểu đơn giản là các lệnh, chương trình máy tính, là công cụ hỗ trợ để người sử dụng làm việc nhanh chóng, chính xác hơn. Những công việc đó có thể bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến vị trí của họ. Yêu cầu của một phần mềm điển hình đó là MDEA, nó bao gồm khả năng bảo trì, mức độ tin cậy, tính hiệu quả, tính khả dụng và được chấp nhận. Các ứng dụng phần mềm quen thuộc được kể đến như Excel, Microsoft Word, Powerpoint…
Kỹ thuật phần mềm là lĩnh vực kỹ thuật bao gồm mọi mặt của sản xuất ra phần mềm như triển khai, sử dụng, kiểm thử, phát triển, bảo trì phần mềm một cách có hệ thống, khoa học và đảm bảo quy trình.
Như vậy, ngành kỹ thuật phần mềm là ngành nghiên cứu chuyên sâu về việc phát triển phần mềm và vận hành nó, ngành này có tính thực tế rất cao. Không chỉ lập trình ra phần mềm, ngành kỹ thuật phần mềm trình còn phải đảm bảo được chất lượng vận hành của phần mềm này khi ứng dụng.
>>>Xem thêm: Kỹ sư công nghệ thông tin là gì? Lưu ý khi tạo CV cho kỹ sư CNTT
Mục đích của kỹ thuật phần mềm là gì?
Mục đích chính của kỹ thuật phần mềm là giúp con người trong công việc và các hoạt động khác. Nhờ việc ứng dụng phần mềm vào công việc mà con người sẽ giảm đi gánh nặng công việc, có thêm thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tạo ra sự dễ trong công sống.
Phân biệt điểm khác nhau giữa IT và kỹ thuật phần mềm
Có thể nói, công nghệ thông tin là một mảng vô cùng rộng lớn và đa dạng, công nghệ thông tin sẽ bao trùm cả kỹ thuật phần mềm. Nói cách khác, kỹ thuật phần mềm là sự nghiên cứu chuyên sâu của lĩnh vực công nghệ thông tin.
Nếu công nghệ thông tin là việc sử dụng máy tính và các phần mềm để thu thập, lưu trữ thông tin…thì kỹ thuật phần mềm lại là việc sử dụng các thuật toán và ngôn ngữ tin học để tạo ra các phần mềm, chương trình hỗ trợ.
>>>Xem thêm: Kỹ sư máy tính là gì? Mô tả công việc của kỹ sư máy tính
Những môn học khi học ngành kỹ thuật phần mềm là gì?
Khi theo học ngành kỹ thuật phần mềm, ngoài các môn học thuộc chương trình đại cương mang tính chất chung và những môn học cơ sở về công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm sẽ học chuyên sâu các môn cung cấp kiến thức chuyên ngành cho sinh viên. Mục đích chính là hướng cho sinh viên biết viết, kiểm tra và bảo trì các phần mềm.
Hai năm đầu của đại học, bạn sẽ được học những môn đại cương như: Toán giải tích, Đại số tuyến tính, Xác suất thống kê, Vật lý đại cương… Các môn chuyên ngành như: Nhập môn lập trình, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính…
Các môn học có thể được nhắc đến như: Kiến trúc và thiết kế phần mềm, Đảm bảo chất lượng và kiểm thử phần mềm, Bảo trì phần mềm, Tương tác với người máy, Ngôn ngữ lập trình mô phỏng…đây là những môn học chuyên ngành cung cấp kiến thức chuyên sâu cho sinh viên để trở thành những kỹ sư phần mềm, tạo ra những phần mềm và ứng dụng hữu ích.
Những năm cuối sẽ học những môn chuyên ngành gồm 2 lĩnh vực chính như Phát triển ứng dụng hoặc Phát triển game và môi trường ảo.
>>>Xem thêm: Kỹ sư IT là gì? Lương kỹ sư IT ở Việt Nam cao không?
Những trường đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm
Ngành kỹ thuật phần mềm tuyển sinh đa dạng ở các khối học khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều bạn muốn học ngành này. Các khối và tổ hợp môn xét vào ngành này gồm Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng anh), Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng anh), Khối D10 (Toán, Địa lý, Tiếng anh)
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, đã có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành kỹ thuật phần mềm trên cả nước. Bạn có thể tham khảo một số trường lọt top đầu về điều kiện đào tạo ngành này đó là:
- Đại học FPT.
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đại học Công nghệ Hà Nội.
- Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài những trường top đầu ở trên, còn một số trường học khác có đào tạo về ngành này như: Đại học Công nghệ Thông tin, Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Việt Nam…
Những công việc sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm
Trong tương lai, ngành kỹ thuật phần mềm được dự đoán có xu hướng phát triển và mở rộng không ngừng. Xu hướng này để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này, giúp mở ra cơ hội việc làm lớn với mức lương cao.
Một vài vị trí công việc liên quan đến ngành kỹ thuật phần mềm mà các bạn có thể làm ví dụ như sau:
- Lập trình viên phát triển ứng dụng.
- Kỹ sư phần mềm.
- Kỹ sư kiểm thử phần mềm.
- Kỹ sư chất lượng phần mềm.
- Chuyên viên phân tích.
- Quản trị cơ sở dữ liệu.
- Quản lý dự án phần mềm.
Như vậy với thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về những vấn đề của ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Từ đó có thêm thông tin để đưa ra sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình hơn.
>>>Xem thêm: Nhân viên IT là gì? Nhu cầu tuyển dụng ngành IT ở Việt Nam
Hình ảnh: Sưu tầm