Nhu cầu tuyển nhân viên lập trình web luôn luôn ở mức cao bởi nhân lực cho ngành nghề này đang rất khan hiếm. Vậy, thực tế về nhu cầu tuyển nhân viên lập trình web như thế nào? Nếu làm lập trình web thì cơ hội thăng tiến ra sao? Cùng topviecit.vn tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây.
Nhu cầu tuyển nhân viên lập trình web của thị trường
Tính từ năm 2010, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành công nghệ thông tin đang tăng trưởng rất mạnh mẽ. Trong chu kỳ 10 năm từ 2010 đến 2020, nhu cầu này đã tăng trưởng gấp 4 lần.
Trong đó, nhu cầu tuyển nhân viên lập trình web cũng trong chu kỳ 2010 đến 2020 đã chiếm hơn 50% trên tổng số các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
Khi xem xét các kỹ năng phổ biến, có thể nhận thấy nhóm kỹ năng lập trình web Javascript vẫn đang là nhóm có khả năng phù hợp với xu hướng phát triển tại Việt Nam. Nhóm lập trình web này có nhu cầu tuyển dụng tăng đến 63.3% trong vòng 10 năm qua.
Bên cạnh đó, những nhóm tuyển dụng khác cũng có mức tăng đáng kể như lập trình Android tăng 26.8%, lập trình iOS tăng 29.8%.
Ngoài nhu cầu tuyển dụng một số nhóm ngành nghề lập trình web chính tăng cao như PHP, Python,… nhu cầu tuyển cộng tác viên lập trình web cũng được các doanh nghiệp ưu tiên. Khi nguồn nhân lực fulltime quá khan hiếm, các cộng tác viên, freelancer lập trình viên cũng là sự lựa chọn nhân lực được các doanh nghiệp lựa chọn.
Xem thêm: Cập nhật xu hướng tuyển dụng ngành CNTT mới nhất 2023
Cơ hội thăng tiến của nhân viên lập trình web
Nguyên nhân dẫn đến nhu cầu cao trong tuyển nhân viên lập trình web có thể kể đến cơ hội thăng tiến cũng như mức lương hấp dẫn của vị trí này. Cụ thể như sau.
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc của các hầu hết các ngành nghề và theo quy định của Luật lao động là tối đa 2 tháng. Đối với lập trình viên web, nếu bạn có kinh nghiệm, có các dự án xuất sắc, có thể thời gian thử việc này sẽ được rút ngắn hơn.
Mức lương thăng tiến theo số năm kinh nghiệm
Mức lương trung bình của ngành lập trình web so với mặt bằng lao động chung được đánh giá là tương đối cao. Một lập trình viên web có thể nhận được mức lương trung bình khoảng 11.500.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, mức lương thực tế sẽ phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như sử dụng ngôn ngữ gì, các kỹ năng,… Đặc biệt, mức lương của lập trình viên web có thể tăng theo số năm kinh nghiệm của bạn.
* Mức lương trung bình theo ngôn ngữ lập trình
- JAVA: 13.400.000 đồng/tháng;
- PHP: 12.400.000 đồng/tháng;
- C++: 21.000.000 đồng/tháng;
- .NET: 13.600.000 đồng/tháng;
- Python: 20.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Lập Trình React Native Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Lương React Native
* Mức lương theo số năm kinh nghiệm
Đối với các lập trình viên website, thu nhập của bạn có thể tỷ lệ thuận với số năm kinh nghiệm của bạn. Cụ thể, bạn có thể tham khảo mức thu nhập trung bình theo kinh nghiệm như sau:
- Fresher hoặc Intern: 379 $/tháng;
- Junior hoặc với dưới 2 năm kinh nghiệm: 539 – 574 $/tháng;
- Senior hoặc với từ 2 – 5 năm kinh nghiệm: 811 – 1005 $/tháng;
- Senior với 5 – 7 năm kinh nghiệm: 1005 – 1105 $/tháng;
- Với cấp bậc từ Leader hoặc có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm: 1177 – 1253 $/tháng;
- Với cấp bậc Manager hoặc có trên 10 năm kinh nghiệm: 1534 – 1569 $/tháng.
Xem thêm: Developer là nghề gì? Mô tả công việc và mức lương
Cơ hội thăng tiến
Lập trình viên website có khá nhiều vị trí để bạn có thể ứng tuyển và làm việc. Ngoài ra, khác với những ngành nghề khác, lập trình viên website cũng có thể làm việc trực tiếp với các công ty ở thị trường nước ngoài. Do đó, về cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở.
Đối với cơ hội thăng tiến, lập trình viên web sẽ có cơ hội thăng tiến theo cấp độ chuyên môn. Cụ thể như sau:
- Cấp độ lập trình sơ cấp – Junior: Cấp độ đối với các bạn lập trình viên có từ 0 – 3 năm kinh nghiệm.
- Cấp độ lập trình viên lâu năm – Senior: Các lập trình viên có từ 4 – 10 năm kinh nghiệm.
- Cấp độ Leader hoặc Architect: Sau khi có số năm kinh nghiệm tương đối, bạn có thể lựa chọn trở thành quản lý cấp nhỏ (Leader) hoặc tiếp tục chuyên sâu trong lập trình viên (Architect).
- Quản lý cấp trung (Mid-Level Manager): Là vị trí quản lý các lập trình viên, có quyền quyết định về nhân sự của nhóm lập trình. Cấp độ này có thể bao gồm cả Manager hoặc Director.
- Quản lý cao cấp (Senior Leader): Là vị trí cấp cao tương tự như VP, CEO, CTO. Quản lý các Mid-level Manager khác.
Tìm hiểu thêm: Khám phá lộ trình thăng tiến của kỹ sư phần mềm mới nhất
Thách thức của ngành nghề lập trình viên
Tuy nhu cầu tuyển nhân viên lập trình web luôn luôn cao, nhưng để có thể tồn tại và phát triển, thành công hơn trong lĩnh vực này cũng có nhiều thách thức. Ví dụ như:
- Áp lực cạnh tranh: Là một lĩnh vực luôn HOT và có mức thu nhập hấp dẫn, lập trình viên cũng là ngành nghề có áp lực cạnh tranh khá cao.
- Khó khăn khi bắt đầu lựa chọn nên chuyên sâu vào ngôn ngữ lập trình nào.
- Ngày càng cần kết hợp nhiều hơn với các chính sách, quy tắc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Áp lực về thời gian ngày càng nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ Sư IT Là Gì? Lương Kỹ Sư IT Ở Việt Nam Cao Không?
Tạm kết
Với nhu cầu tuyển nhân viên lập trình web luôn ở mức báo động, đi kèm với mức lương hấp dẫn, đây là một ngành nghề đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm lập trình viên, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều cơ hội hấp dẫn hơn nhé.