Ngành an toàn thông tin mạng đã và đang thu hút nhiều bạn trẻ hiện nay bởi mức thu nhập hấp dẫn. Vậy kỹ sư an toàn thông tin là gì? Mức lương hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu thông tin ngành nghề này qua bài viết sau nhé!
Kỹ sư an toàn thông tin là gì?
Ngành an toàn thông tin (Information Assurance) là ngành học chuyên sâu về mạng, cách bảo vệ bảo mật hệ thống thông tin, dữ liệu, ứng dụng. Ngành này nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo mật, kỹ thuật mật mã, mã hóa dữ liệu, giải mã thông tin. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin an toàn, phòng chống sự tấn công từ Virus, Worms, Hacker, các phần mềm và ứng dụng độc hại.
Theo đó, kỹ sư an toàn thông tin là một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật thông tin và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ngành này. Công việc của họ là đảm bảo rằng các hệ thống và dữ liệu của một tổ chức được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công và lộ thông tin.
Tuy vậy, công việc của họ không chỉ dừng lại ở đó. Để đảm bảo rằng các hệ thống và dữ liệu của một tổ chức được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công và lộ thông tin, các kỹ sư an toàn thông tin phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Xem thêm: Kỹ Sư IT Là Gì? Lương Kỹ Sư IT Ở Việt Nam Cao Không?
Cơ hội việc làm ngành an toàn thông tin
Theo TS. Phạm Duy Trung, Phó chủ nhiệm của khoa An Toàn Thông Tin, Học viện Kỹ Thuật Mật Mã chia sẻ tại hội thảo Đào tạo An ninh mạng trong khuôn khổ Techfest 2022 cho biết, nhân lực ngành này đang thiếu hụt trầm trọng. Xu hướng thiếu hụt này có thể tăng nhanh hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, báo cáo từ Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, nhu cầu ngành này vào năm 2021 đã lên đến 700.000 nhân sự và không ngừng tăng trong những năm tiếp theo. Những số liệu này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về cơ hội việc làm phong phú và rộng mở đối với lĩnh vực này.
Một số vị trí bạn có thể tham khảo lựa chọn khi muốn tìm kiếm cơ hội công việc trong ngành an toàn thông tin như sau:
- Kiến trúc sư an toàn thông tin, quản lý an toàn thông thông tin.
- Chuyên viên hoặc các vị trí liên quan đến bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Lập trình, phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.
- Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hệ thống và mạng cho các tổ chức.
- Chuyên gia hoặc các vị trí liên quan đến xử lý sự cố an toàn thông tin.
- Quản trị bảo mật máy chủ và mạng, hệ thống thông tin.
- Phân tích, tư vấn thiết kế hệ thống an toàn thông tin cho các tổ chức.
Xem thêm: Tổng Quan Về Lập Trình Mạng – Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Nắm Rõ
Kỹ sư an toàn thông tin làm gì?
Mục tiêu chung trong các công việc, nhiệm vụ của kỹ sư an toàn thông tin là đảm bảo an ninh mạng cho một tổ chức hoặc công ty. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, nhiệm vụ của vị trí này sẽ khác nhau. Tuy vậy, dưới đây là những nhiệm vụ chính của vị trí này.
Đánh giá rủi ro
Kỹ sư an toàn thông tin phải đánh giá các rủi ro an ninh mạng tiềm ẩn và xác định các điểm yếu trong hệ thống. Cụ thể, những công việc sẽ thường thực hiện để đảm bảo nhiệm vụ đánh giá rủi ro như sau:
- Phân tích các mối đe dọa và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro.
- Tìm hiểu các mối đe dọa tiềm ẩn và các lỗ hổng trong hệ thống.
- Đánh giá các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng, xác định các điểm yếu trong hệ thống mạng và ghi chép lại cụ thể, rõ ràng.
- Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng thông tin của doanh nghiệp.
Thiết kế, triển khai giải pháp bảo mật
Kỹ sư an toàn thông tin cũng cần thực hiện thiết kế, triển khai các giải pháp bảo mật cho hệ thống mạng. Để thực hiện nhiệm vụ này sẽ cần thực hiện những công việc như:
- Cài đặt các tường lửa, phần mềm chống virus và các công cụ bảo vệ khác cho hệ thống thông tin.
- Đảm bảo rằng các giải pháp bảo mật được triển khai đúng cách và được cập nhật thường xuyên để đối phó với các mối đe dọa mới.
Giám sát, phát hiện và xử lý sự xâm nhập
Một nhiệm vụ khác của vị trí này là giám sát và phát hiện sự xâm nhập vào hệ thống mạng. Họ phải đưa ra các giải pháp để ngăn chặn các cuộc tấn công và xử lý các vấn đề an ninh mạng khi chúng xảy ra.
Để giám sát và phát hiện sự xâm nhập, kỹ sư an toàn thông tin phải sử dụng các công cụ giám sát và phát hiện sự xâm nhập. Họ phải đảm bảo rằng các công cụ này hoạt động hiệu quả và được cập nhật thường xuyên để phát hiện các mối đe dọa mới nhất.
Đào tạo và hỗ trợ nhân viên
Trong một số trường hợp, vị trí này có thể thực hiện đào tạo và hỗ trợ các nhân viên trong tổ chức, công ty về các vấn đề an ninh mạng. Ví dụ như:
- Giúp đỡ nhân viên hiểu rõ các chính sách và quy trình bảo mật.
- Hướng dẫn cho họ cách sử dụng các công cụ bảo mật.
Nghiên cứu và phát triển
Kỹ sư an toàn thông tin cũng sẽ thực hiện nghiên cứu và phát triển các giải pháp mới để đảm bảo an ninh mạng. Họ phải cập nhật kiến thức về các mối đe dọa mới nhất và áp dụng các công nghệ mới nhất để tăng cường bảo mật.
An ninh mạng là một lĩnh vực liên tục thay đổi, vì vậy vị trí này cũng phải cập nhật kiến thức và phát triển các giải pháp mới để đối phó với các mối đe dọa mới nhất. Họ phải thường xuyên nghiên cứu các công nghệ mới và áp dụng chúng để tăng cường bảo mật.
Mức lương của kỹ sư an toàn thông tin hiện nay
Mức lương của kỹ sư an toàn thông tin có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ hiện tại, địa điểm làm việc, quy mô công ty, vị trí công việc và các chứng chỉ chuyên môn có liên quan. Thu nhập khởi điểm của vị trí này có thể đạt từ 11 – 16 triệu đồng/tháng.
Nếu bạn tốt nghiệp với thành tích xuất sắc và có hồ sơ tích lũy đẹp, thu nhập ban đầu có thể lên đến 20 – 35 triệu đồng/tháng. Sau khoảng thời gian từ 2 – 3 năm làm việc, bạn có thể đạt được mức lương lên đến 4000 USD/tháng (tương đương khoảng 94.6 triệu đồng/tháng).
Xem thêm: Hé Lộ Mức Lương Ngành Công Nghệ Thông Tin – Có Cao Như Lời Đồn?
Để làm kỹ sư an toàn thông tin cần những kỹ năng gì?
Vậy để có thể hoàn thành công việc, nhiệm vụ và đạt được mức thu nhập ở trên, bạn sẽ cần đáp ứng những yêu cầu, kỹ năng gì? Dưới đây sẽ là một số yêu cầu, kỹ năng liên quan đến vị trí kỹ sư an toàn thông tin mà bạn có thể tham khảo.
Yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm
Bằng cấp: Để trở thành một kỹ sư an toàn thông tin, cần phải có bằng cấp đại học hoặc điều kiện tương đương trong lĩnh vực khoa học máy tính, an toàn thông tin hoặc các chuyên ngành liên quan.
Kinh nghiệm: Nhiều tổ chức yêu cầu kỹ sư an toàn thông tin có ít nhất 3 – 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh mạng hoặc các lĩnh vực liên quan. Tuy vậy, đây không phải là yếu tố mà bạn quá lo lắng bởi nếu kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn tốt, bạn vẫn có thể dễ dàng làm việc trong lĩnh vực này.
Chứng chỉ: Bạn sẽ được ưu tiên hơn nếu có các chứng chỉ liên quan như Certified Information Systems Security Professional (CISSP), Certified Ethical Hacker (CEH) hoặc CompTIA Security+,… Các chứng chỉ này sẽ giúp chứng minh kiến thức chuyên môn của bạn.
Xem thêm: Lập Trình Viên Học Trường Nào Tốt Ở Việt Nam?
Kỹ năng hỗ trợ công việc
Trong những kỹ năng hỗ trợ công việc sẽ bao gồm nhóm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Cụ thể như sau:
Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng là nhóm kỹ năng mà bạn sẽ đạt được thông qua quá trình rèn luyện, làm việc và học tập. Kỹ năng cứng rất cần thiết cho sự phát triển của công việc. Đối với vị trí này, bạn nên rèn luyện những kỹ năng cứng như sau:
- Kỹ năng kỹ thuật: Ví dụ như các kiến thức về các công nghệ mạng, phần mềm máy tính, hệ điều hành và ứng dụng. Hiểu về các phương thức tấn công và các công cụ bảo mật.
- Hiểu về hệ thống mạng: Hiểu rõ về các hệ thống mạng và các ứng dụng được sử dụng trong tổ chức. Biết cách triển khai các giải pháp bảo mật để bảo vệ hệ thống mạng.
- Biểu biết về các công cụ bảo mật, như phần mềm chống virus, tường lửa và các công cụ phát hiện xâm nhập.
- Ứng phó/xử lý sự cố: Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề an ninh mạng, phân tích tấn công và tìm ra giải pháp để ngăn chặn sự tấn công đó.
- Các kỹ năng liên quan đến chính sách bảo mật, ngăn ngừa mất dữ liệu, Linux, bảo mật đám mây,…
Kỹ năng mềm
Bên cạnh những kỹ năng cứng, để thành công khi làm kỹ sư an toàn thông tin, bạn cũng nên rèn luyện thêm các kỹ năng mềm. Những kỹ năng này sẽ hỗ trợ cho bạn tốt hơn trong quá trình làm việc và phát triển của mình. Một số kỹ năng mềm hữu ích như giao tiếp, lắng nghe, làm việc nhóm, quản lý thời gian, công việc, xử lý tình huống,…
Hy vọng bài viết trong chuyên mục Việc làm nổi bật ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc của vị trí kỹ sư an toàn thông tin là gì và cơ hội việc làm ra sao. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm tại vị trí này cũng như các việc làm IT khác, hãy truy cập ngay vào TopCV.
Đây là một trong những nền tảng công nghệ hàng đầu trong tuyển dụng trực tuyến hiện nay. Với kho việc làm với số lượng tin tuyển dụng lớn, TopCV sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm được công việc phù hợp.