Business Analyst cần học gì? Những kỹ năng cần có của BA

Business Analyst cần học gì? Những kỹ năng cần có của BA

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Trong thị trường kinh doanh hiện nay, vai trò của Business Analyst (BA) ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và luôn được các doanh nghiệp săn đón với mức lương hấp dẫn. Vậy, Business Analyst cần học gì, rèn luyện những kỹ năng nào để đạt được mức thu nhập cao và hấp dẫn? Cùng TopviecIT.vn giải đáp ngay vấn đề Business Analyst cần học gì trong bài viết dưới đây nhé.

Ngành Business analyst là gì?

Trước khi giải đáp Business Analyst cần học gì, bạn cần hiểu về ngành Business Analyst là gì. Ngành Business Analyst là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp phân tích kinh doanh để xác định, thúc đẩy sự thay đổi trong các tổ chức, bao gồm cả doanh nghiệp có lợi, chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận.

Mục đích của Business Analyst là tạo ra giá trị và cải tiến cho tổ chức. Để thực hiện điều này, BA sẽ xác định và đáp ứng nhu cầu thay đổi, định nghĩa giải pháp, tối ưu hóa giá trị và hỗ trợ quyết định.

Tìm hiểu thêm: IT Business Analyst là gì – Công việc chi tiết của vị trí này

Business Analyst sẽ hỗ trợ tổ chức ra quyết định chiến lược và quản lý
Business Analyst sẽ hỗ trợ tổ chức ra quyết định chiến lược và quản lý

Business Analyst cần học gì?

Vậy, để trở thành Business Analyst cần học gì? Trên thực tế, bạn có thể học nhiều nhóm ngành kết hợp các chứng chỉ khác nhau để trở thành Business Analyst. Dưới đây sẽ là một số ngành học phù hợp mà bạn có thể lựa chọn để có thể trở thành một chuyên gia Business Analyst trong tương lai:

Ngành Hệ thống thông tin quản lý

Ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ là câu trả lời đầu tiên khi bạn tìm hiểu về vấn đề Business Analyst cần học gì. Đây được đánh giá là nhóm ngành có những kiến thức sát nhất với nghề Business Analyst. 

Ngành hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems – MIS) là một ngành học tập trung vào việc tổng hợp dữ liệu và quản lý thông tin trong một tổ chức. Nó kết hợp kiến thức về kinh tế, công nghệ thông tin và quản lý để giúp tổ chức tạo ra và sử dụng thông tin một cách hiệu quả.

Bạn có thể học ngành Hệ thống thông tin quản lý để làm Business Analyst
Bạn có thể học ngành Hệ thống thông tin quản lý để làm Business Analyst

Nhóm ngành này sẽ bao gồm 3 nhóm kiến thức chính như sau:

Kiến thức cơ bản về kinh tế

  • Kinh tế vi mô và vĩ mô để hiểu về cung cầu, giá cả, thị trường, hành vi tiêu dùng, sản xuất.
  • Kiến thức về kế toán, tài chính và marketing để xử lý và truyền thông tin kinh tế và tài chính trong tổ chức.

Kiến thức cơ bản về MIS

  • Các môn học như tin học cơ sở, kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu, và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin trong ngành MIS. 
  • Cách xây dựng, vận hành và quản trị hệ thống thông tin.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu, áp dụng công nghệ thông tin trong các dự án thực tế.

Kiến thức chuyên sâu về MIS

  • Các môn học chuyên sâu như hệ thống thông tin kinh doanh, thiết kế và lập trình web kinh doanh, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý tập trung vào ứng dụng thực tế của hệ thống thông tin trong môi trường doanh nghiệp. 
  • Cách tích hợp quy trình kinh doanh với các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning).
  • Lập trình cơ sở dữ liệu.
  • Cách áp dụng các giải pháp thông tin quản lý cho doanh nghiệp.
Các kiến thức trong ngành MIS rất hữu ích cho Business Analyst
Các kiến thức trong ngành MIS rất hữu ích cho Business Analyst

Nhóm ngành Kinh tế liên quan

Bên cạnh MIS, một số nhóm ngành kinh tế cũng sẽ là sự lựa chọn bạn có thể tham khảo nếu đang tìm hiểu về Business Analyst cần học gì. Dưới đây là một số nhóm ngành kinh tế phổ biến có liên quan mà người muốn trở thành BA có thể xem xét:

  • Các ngành liên quan đến quản trị: Ví dụ như ngành quản trị kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, quản trị lữ hành, thương mại, kinh doanh quốc tế,…
  • Các ngành liên quan đến tài chính: Nhóm ngành này tập trung vào việc quản lý và phân tích tài chính của tổ chức. Sinh viên sẽ được học về quản lý tài chính, đầu tư, nguyên tắc tài chính và phân tích tài chính.
  • Nhóm ngành kế toán – kiểm toán: Cung cấp nhiều kiến thức liên quan đến phân tích, đọc – hiểu các báo cáo tài chính, dữ liệu tài chính, các quy trình liên quan, khả năng đánh giá rủi ro,… Đây là những kiến thức và kỹ năng quan trọng đối với vị trí Business Analyst.

Xem thêm: Ngành Kế Toán Thi Khối Nào? Tham Khảo Điểm Chuẩn Đại Học 2022

Nhóm ngành kinh tế sẽ là sự lựa chọn khi bạn chưa biết Business Analyst cần học gì
Nhóm ngành kinh tế sẽ là sự lựa chọn khi bạn chưa biết Business Analyst cần học gì

Nhóm ngành Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin cung cấp một nền tảng tốt cho vai trò Business Analyst trong tổ chức. Kiến thức về CNTT giúp BA hiểu về công nghệ và xây dựng hệ thống phần mềm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung thêm kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh và phát triển kỹ năng mềm cốt lõi giúp BA hiểu và giao tiếp với các bên liên quan trong tổ chức.

Vì vậy, công nghệ thông tin cũng là một ngành mà bạn có thể lựa chọn khi tìm hiểu về Business Analyst cần học gì. Những kiến thức mà bạn sẽ học trong ngành này ví dụ như:

  • Nhóm kiến thức cơ bản: Bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau như kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính, an toàn thông tin, truyền thông, và khóa học máy tính. Mỗi chuyên ngành tập trung vào các kiến thức chuyên sâu riêng.
  • Nhóm kiến thức chuyên ngành: Được trang bị các kiến thức cơ bản như nhập môn lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành và kỹ thuật lập trình. Những kiến thức này giúp BA hiểu về cách xây dựng, vận hành và phát triển các hệ thống phần mềm, đồng thời có khả năng tham gia vào việc giải quyết các bài toán thực tế.

Xem thêm: Top Các Trường Có Ngành Công Nghệ Thông Tin Điểm Thấp Dưới 20

Để trở thành Business Analyst, bạn có thể học công nghệ thông tin
Để trở thành Business Analyst, bạn có thể học công nghệ thông tin

Học Business Analyst ở trường nào?

Dựa vào những ngành học ở trên, bạn có thể lựa chọn học Business Analyst ở các trường đào tạo tại Việt Nam có liên quan. Hoặc, bạn cũng có thể lựa chọn các Top trường quốc tế đang đào tạo ngành Business Analyst. Dưới đây sẽ là một số trường mà bạn có thể tham khảo:

Trường đào tạo tại Việt Nam

  • Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh (mã trường UEH).
  • Trường đại học Mở.
  • Đại học FPT.
  • Trường đại học Kinh tế Quốc Dân (mã trường NEU).
  • Trường đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (mã trường UEL).
  • Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Trường Đại học Tài Chính Marketing.
  • Học Viện Ngân hàng.
  • Đại học Kinh tế – Phân hệ Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đại học Dân Lập Duy Tân.
  • MindX Technology School.

Tìm hiểu thêm: Ngành Data Analyst là gì? Cơ hội nghề nghiệp? Kỹ năng cần có

Trường đào tạo Quốc tế

  • The University of Manchester – Xếp hàng thứ 7 tại Anh, cung cấp học bổng đến 100%.
  • University of Leeds – Xếp hạng thứ 10 tại Anh, cung cấp học bổng đến 50%.
  • The University of Nottingham – Xếp hạng số thứ 14 tại Anh, cung cấp học bổng 2.000 – 6.000 GBP.
  • University of Strathclyde Glasgow – Xếp hạng thứ 15 tại Anh, cung cấp học bổng 4.000 GBP.
  • University of Reading – Xếp hạng thứ 20 tại Anh, cung cấp học bổng 4.000 GBP.
Bạn có thể học Business Analyst ở các trường đào tạo Việt Nam hoặc quốc tế
Bạn có thể học Business Analyst ở các trường đào tạo Việt Nam hoặc quốc tế

Những chứng chỉ Business Analyst cần có

Bên cạnh những ngành học trên, bạn cũng cần phải học thêm các chứng chỉ Business Analyst liên quan để giúp trau dồi, tích lũy kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Dưới đây là Top 3 chứng chỉ quốc tế uy tín dành cho Business Analyst mà bạn có thể tham khảo:

  • Entry Certificate in Business Analysis (ECBA): Là chứng chỉ cơ bản nhất trong hệ thống chứng chỉ của Hiệp hội Phân tích Kinh doanh Quốc tế (IIBA). Chứng chỉ này được thiết kế dành cho những BA mới vào nghề hoặc chưa có kinh nghiệm đáng kể. Nếu bạn đang muốn chuyển ngành và bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực BA, ECBA là lựa chọn phù hợp để bắt đầu.
  • Certification of Competency in Business Analysis (CCBA): Chứng chỉ này dành cho các BA đã có kinh nghiệm từ 1-3 năm. CCBA cung cấp cho BA những kỹ năng nâng cao để thực hiện công việc BA một cách hiệu quả, bao gồm xử lý tình huống trong kinh doanh, phân tích nội bộ doanh nghiệp và áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình trong việc xử lý thực tế các vấn đề nghiệp vụ.
  • Certified Business Analysis Professionals: Chứng chỉ này dành cho các BA chuyên nghiệp. Để đạt được chứng chỉ CBAP, cần có ít nhất 7500 giờ kinh nghiệm làm BA trong vòng 10 năm liên tiếp (tương đương với 3-6 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian). CBAP chứng nhận rằng người đạt được chứng chỉ đã đạt được một mức độ cao trong nghề nghiệp BA và có sự hiểu biết sâu về các phương pháp, công cụ và kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Xem thêm: Chứng Chỉ Java Là Gì? 4 Chứng Chỉ Giúp Nâng Tầm Sự Nghiệp

Các chứng chỉ của Business Analyst khá đa dạng
Các chứng chỉ của Business Analyst khá đa dạng

Những kỹ năng cần thiết để phát triển nhanh chóng

Để phát triển nhanh chóng trong vai trò Business Analyst, có một số kỹ năng cần thiết sau đây:

  • Kỹ năng xác định, thu thập và phân tích thông tin để hiểu rõ yêu cầu và vấn đề kinh doanh.
  • Kỹ năng giao tiếp gồm khả năng lắng nghe, truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và sử dụng phương pháp giao tiếp phù hợp với từng đối tượng. 
  • Kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt.
  • Kỹ năng quản lý dự án và có khả năng lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, quản lý tài nguyên.
  • Kỹ năng lãnh đạo, thúc đẩy, tạo động lực, tương tác tích cực cho các thành viên khác trong đội nhóm.
  • Kỹ năng kỹ thuật để hiểu và làm việc với các hệ thống, công nghệ trong tổ chức.
  • Kỹ năng tự học và nâng cao để cập nhật kiến thức mới, tiếp cận các phương pháp, công cụ mới và theo kịp xu hướng phát triển trong lĩnh vực.
Business Analyst cần có kỹ năng tự học và nâng cao kiến thức mới
Business Analyst cần có kỹ năng tự học và nâng cao kiến thức mới

Trên đây là bài viết trong chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm về những yếu tố, kiến thức, kỹ năng mà Business Analyst cần có. Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ giải đáp được vấn đề Business Analyst cần học gì và cần những kỹ năng nào.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cập nhật thêm các thông tin về xu hướng tuyển dụng, cơ hội việc làm liên quan đến vị trí Business Analyst tại TopCV.vn. Với hơn 5.1 triệu lượt truy cập mỗi tháng, TopCV.vn là một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu hiện nay giúp bạn nắm rõ hơn các xu hướng ngành nghề. Từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho con đường sự nghiệp tương lai.

Tìm hiểu thêm: Lương công nghệ thông tin mới ra trường có cao hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *