co-so-du-lieu-la-gi

Cơ Sở Dữ Liệu Là Gì? Tìm Hiểu Về Các Mô Hình Cơ Sở Dữ Liệu

Chưa phân loại
Spread the love

Cơ sở dữ liệu là một thuật ngữ tương đối quen thuộc với các bạn đang học và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy vậy, không phải ai cũng có hiểu được khái niệm của cơ sở dữ liệu là gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng topviecit.vn tham khảo ngay bài viết “Cơ sở dữ liệu là gì? Tìm hiểu về các mô hình cơ sở dữ liệu” sau đây.

Cơ sở dữ liệu là gì và các thuật ngữ liên quan

Cơ sở dữ liệu là gì?

Dữ liệu là tất cả những thông tin dưới dạng ảnh, chữ viết, số, âm thanh, video hoặc bất kỳ dạng tương tự nào. Vậy, cơ sở dữ liệu (Database) – CSDL chính là tập hợp những dữ liệu có tổ chức, các dữ liệu này sẽ được lưu trữ, truy cập từ hệ thống máy tính. Khi CSDL phức tạp hơn, chúng được phát triển bằng các thiết kế, mô hình hóa hình thức.

Khi tìm hiểu về khái niệm cơ sở dữ liệu là gì, bạn cũng có thể thấy một số tài liệu định nghĩa rằng, CSDL là tập hợp các thông tin có tính cấu trúc. Tuy vậy, khái niệm này của cơ sở dữ liệu chỉ được sử dụng trong ngành công nghệ thông tin, được hiểu dưới dạng tập hợp các dữ liệu liên kết và lưu trữ trên các thiết bị.

Do đó, hiểu đơn giản hơn, cơ sở dữ liệu chính là một hệ thống có chứa nhiều thông tin và các dữ liệu. Những thông tin, dữ liệu này sẽ được lưu trữ theo một cấu trúc nhất định nào đó để giúp người dung khai thác được đúng với nhu cầu.

>>>Xem thêm: TensorFlow Là Gì? Kiến Thức Cho Người Mới Bắt Đầu

Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu là gì?
Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu là gì?

Các thuật ngữ liên quan

Trong quá trình tìm hiểu về khái niệm cơ sở dữ liệu là gì, bạn cũng có thể bắt gặp một số thuật ngữ liên quan khác. Ví dụ như:

  • Thông tin: Là những sự phản ánh của một sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới khách quan. Nó bao gồm cả những hoạt động của con người.
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Các chương trình phần mềm thực hiện lưu trữ CSDL. Hệ quản trị CSDL khi lưu trữ các dữ liệu cần đảm bảo được tính cấu trúc của CSDL, ngoài ra cần hỗ trợ cho việc đọc, chỉnh sửa, xóa, thêm được dễ dàng hơn.
  • Cơ sở dữ liệu quan hệ: Là những CSDL số dựa trên mô hình quan hệ của dữ liệu.
  • Cấu trúc dữ liệu: Là cách dữ liệu được lưu trữ, tổ chức có thứ tự. Nhờ vào cấu trúc dữ liệu, hệ quản trị CSDL sẽ được quản lý tốt hơn.

Các loại mô hình cơ sở dữ liệu là gì?

Hiện, có khá nhiều mô hình cơ sở dữ liệu, bạn có thể tham khảo ngay một số mô hình như sau:

Network model – mô hình dữ liệu mạng

Đây là mô hình cơ sở dữ liệu mà tại đây, các thực thể sẽ ở tại các đỉnh, giữa 2 đỉnh với nhau sẽ có các cung quan hệ, 1 kiểu bản ghi có thể được liên kết với các kiểu bản ghi khác. Mô hình này còn được gọi là mô hình mạng có cấu trúc dữ liệu một đồ thị hướng.

Trong Network model, 1 thực thể con có thể sẽ được kết nối với nhiều thực thể cha, có nhiều loại đường dẫn truy cập khác nhau. Những đường dẫn này sẽ truy cập đến 1 dữ liệu theo cấu trúc mô của Network model đã được định sẵn.

Mô hình dữ liệu mạng cho người dùng hiển thị được đa dạng ngữ nghĩa theo bản ghi. Ngoài ra, mô hình CSDL này còn giúp móc nối, truy vấn nhanh chóng các dữ liệu.

>>>Xem thêm: Component Trong ReactJS Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Tạo Ra Nó

Network model – mô hình dữ liệu mạng
Network model – mô hình dữ liệu mạng

Hierarchical model – mô hình dữ liệu phân cấp

Hierarchical model là mô hình CSDL có lịch sử ra đời khá lâu, mô hình này bắt đầu xuất hiện từ những năm 60. Mô hình dữ liệu phân cấp sẽ bao gồm nhiều nút, mỗi nút là một thực thể nhất định. Giữa 2 nút sẽ được liên kết với nhau bằng những mối quan hệ.

Mô hình này khá dễ xây dựng, thao tác và sử dụng. Hierarchical model sẽ phù hợp với kiểu tổ chức phân cấp, ví dụ như phân cấp vị trí trong doanh nghiệp. Nhưng nhược điểm lại dễ xảy ra tình trạng lặp lại dữ liệu, không nhất quán.

Hierarchical model – mô hình dữ liệu phân cấp
Hierarchical model – mô hình dữ liệu phân cấp

Relational model – mô hình dữ liệu quan hệ

Là mô hình CSDL dựa trên lý thuyết tập hợp, đại số quan hệ. Nhờ áp dụng 2 kiến thức này, Relational model có tính chặt chẽ cao, mô tả được dữ liệu rõ ràng hơn. Đây cũng được đánh giá là mô hình có nhiều ưu điểm và được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Relational model được tổ chức bằng các phép toán thao tác trên các dữ liệu. Những thuật toán này sẽ dựa vào lý thuyết tập hợp. Sử dụng các phép như hợp, giao, tích, chia, trueaf, chọn, chiếu,… để tạo ra mô hình dữ liệu.

Ưu điểm khi nhắc đến mô hình CSDL quan lệ là khả năng có thể tối ưu hóa được rất đa dạng. Tuy vậy, mô hình này vưa chưa linh hoạt và khá hạn chế khi biểu diễn các thông tin, dữ liệu có ngữ nghĩa phức tạp.

Relational model – mô hình dữ liệu quan hệ
Relational model – mô hình dữ liệu quan hệ

Object Oriented model – mô hình CSDL hướng đối tượng

Đây cũng là một mô hình có tuổi đời tương đối lâu trong 4 loại mô hình CSDL được nhắc đến hôm nay. Object Oriented model xuất hiện vào những năm 90. Với mô hình này, các thuộc tính dữ liệu, phương thức thao tác đều được đóng gói với các cấu trúc nhất định.

Ưu điểm của mô hình này là cho phép người dùng định nghĩa được kiểu dữ liệu, đối tượng phức tạp. Nhược điểm của mô hình là cấu trúc được sử dụng để lưu trữ khá phức tạp, cần sử dụng nhiều con trỏ. Ngoài ra, Object Oriented model cũng chưa có khả năng tối ưu tốt, một vài trường hợp còn bị hạn chế.

Object Oriented model – mô hình CSDL hướng đối tượng
Object Oriented model – mô hình CSDL hướng đối tượng

Trên đây là những thông tin liên quan đến cơ sở dữ liệu và những mô hình của nó. Hy vọng, sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về cơ sở dữ liệu là gì cũng như vận dụng được cơ sở dữ liệu vào trong công việc hàng ngày của mình.

>>>Xem thêm: Open Source Là Gì? Lợi Ích Khi Sử Dụng Open Source

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *