Hướng dẫn cách viết CV Business Analyst chi tiết [kèm mẫu]

Hướng dẫn cách viết CV Business Analyst chi tiết [Kèm mẫu]

Chia sẻ kinh nghiệm Mẹo tìm việc
Spread the love

Bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí Business Analyst nhưng chưa biết cách viết CV Business Analyst sao cho gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Hãy tham khảo ngay bài viết thuộc chuyên mục Mẹo tìm việc hướng dẫn chi tiết về cách viết CV Business Analyst chi tiết  kèm mẫu tham khảo của TopviecIT.vn ngày hôm nay để giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển vào công việc mơ ước nhé.

Cấu trúc chuẩn của CV Business Analyst

Cấu trúc chuẩn của CV Business Analyst bao gồm các phần sau:

  • Mô tả tóm tắt về thông tin cá nhân: Đây là phần cung cấp các thông tin cơ bản về bạn, bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email, website cá nhân (nếu có),…
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Phần này sẽ thể hiện mong muốn và định hướng nghề nghiệp của bạn. Mục tiêu nghề nghiệp cần cụ thể, rõ ràng và phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
  • Kinh nghiệm làm việc: Đây là phần quan trọng nhất trong CV, thể hiện các kinh nghiệm và kỹ năng của bạn trong lĩnh vực Business Analyst.
  • Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà bạn có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Học vấn và bằng cấp: Liệt kê các trình độ học vấn và bằng cấp liên quan đến ngành Business Analysis.
  • Thành tích và giải thưởng: Nếu có, bạn có thể liệt kê các thành tích, giải thưởng mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập hoặc làm việc.
CV Business Analyst cần được trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ đọc
CV Business Analyst cần được trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ đọc

Cách viết CV Business Analyst chi tiết

Dựa trên cấu trúc trên, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá hướng dẫn cách viết một CV Business Analyst chi tiết để giúp bạn nổi bật trong thị trường làm việc cạnh tranh. Cụ thể như sau:

Mô tả tóm tắt trong CV

Phần Mô tả tóm tắt trong CV Business Analyst là một phần ngắn gọn, thường chỉ từ 3 đến 5 câu, nhằm giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Phần này thường được đặt ở đầu CV, giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về bạn và xác định xem bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không.

Lưu ý gì khi viết

Khi viết phần Mô tả tóm tắt trong CV, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tóm tắt chính xác nghề nghiệp: Bắt đầu bằng một câu tóm tắt về nghề nghiệp của bạn, ví dụ: “Là một Business Analyst chuyên nghiệp…”
  • Kỹ năng và thành tựu chính: Liệt kê 2 – 3 kỹ năng chính hoặc thành tựu mà bạn muốn nhấn mạnh, liên quan trực tiếp đến vị trí bạn đang xin.
  • Tập trung vào giá trị thêm: Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và tập trung vào cách bạn có thể đóng góp cho tổ chức hoặc dự án.
  • Đảm bảo ngắn gọn và mạch lạc: Điều này giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt thông tin quan trọng.
Phần mô tả tóm tắt trong CV sẽ giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên
Phần mô tả tóm tắt trong CV sẽ giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên

Ví dụ về cách viết

Cách viết chưa phù hợp
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT, có kinh nghiệm 3 năm làm Business Analyst.
Cách viết phù hợp
Business Analyst có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên về phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống và kiểm thử phần mềm. Đã đóng góp cho việc phát triển và triển khai thành công các dự án lớn cho các khách hàng như Tập đoàn X, ABC Company và YGroup. Mong muốn tìm kiếm một vị trí Business Analyst phù hợp để áp dụng và nâng cao các kỹ năng chuyên môn của mình.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết giúp bạn viết CV thực tập sinh IT thu hút, ấn tượng

Học vấn trong CV

Phần nội dung này sẽ cho nhà tuyển dụng biết về nền học vấn của bạn, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến lĩnh vực công việc của bạn. Phần này thường được đặt ở phần đầu CV, sau phần Mô tả tóm tắt.

Lưu ý gì khi viết

Khi viết phần Học vấn trong CV Business Analyst, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Liệt kê từ cao đến thấp: Bắt đầu với bằng cấp cao nhất và liệt kê theo thứ tự giảm dần của cấp bậc học vấn.
  • Thông tin chi tiết: Ghi rõ tên trường, tên chương trình học, ngành học, nơi học, và thời gian tốt nghiệp. Đặc biệt, nếu bạn có bất kỳ chứng chỉ liên quan nào, hãy liệt kê chúng.
  • Liệt kê khóa học nâng cao: Nếu bạn đã tham gia vào các khóa học, chứng chỉ hoặc khoá đào tạo nâng cao liên quan đến lĩnh vực Business Analyst, hãy đề cập đến chúng.
  • Tập trung vào học vấn liên quan: Nếu có nhiều bằng cấp hoặc chứng chỉ không liên quan đến lĩnh vực Business Analyst, bạn có thể chỉ liệt kê những thông tin quan trọng nhất.
Chỉ liệt kê các học vấn trong CV liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển
Chỉ liệt kê các học vấn trong CV liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển

Ví dụ về cách viết

Cách viết chưa phù hợp
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT, điểm trung bình 7.0.
Cách viết phù hợp
Bằng Cử nhân Khoa học Dữ liệu và Phân tích Kinh doanh, Trường Đại học XYZ, 2015 – điểm trung bình 7.5 – Xếp loại: Khá.
Chứng chỉ Quản lý Dự án PMP, Viện Quản trị Dự án, 2018 – Xếp loại chứng chỉ: Khá.
Chứng chỉ Phân tích Dữ liệu và Khai thác Tri thức, Trường DEF, 2019 – Xếp loại chứng chỉ: Xuất sắc.

Tìm hiểu thêm: Cập nhật lương Business Analyst 2023 thống kê chi tiết

Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này trong CV thường có vai trò định hình mục tiêu nghề nghiệp và mục đích của bạn khi xin việc. Từ đó giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn muốn gì từ công việc và cách bạn có thể đóng góp cho tổ chức của họ.

Lưu ý gì khi viết

Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi trình bày trong CV:

  • Tập trung vào mục tiêu cụ thể: Trình bày một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và phù hợp với vị trí bạn đang xin.
  • Tích hợp giá trị cá nhân: Nêu rõ cách bạn có thể đóng góp cho tổ chức hoặc dự án của họ dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm của bạn.
  • Tránh thông tin quá tổng quát: Tránh viết những mục tiêu quá chung chung hoặc mơ hồ, mà thay vào đó, cố gắng liên kết chúng với lĩnh vực Business Analyst.
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV không nên trình bày quá dài dòng
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV không nên trình bày quá dài dòng

Ví dụ về cách viết

Cách viết chưa phù hợp
Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một Business Analyst giỏi.
Cách viết phù hợp
Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một Business Analyst xuất sắc trong 4 – 5 năm tới. Để thực hiện mục tiêu đó tôi sẽ tập trung phát triển thành thạo kỹ năng phân tích dữ liệu chi tiết, tạo ra giải pháp thực sự có giá trị cho quản lý quyết định. Tôi muốn áp dụng kỹ năng của mình để giúp công ty tăng trưởng hiệu quả kinh doanh lên 50% nhờ vào việc tận dụng Big Data – cơ sở dữ liệu.

Tìm hiểu thêm: Business Analyst cần học gì và những kỹ năng cần phải có?

Kinh nghiệm làm việc

Phần Kinh nghiệm làm việc có vai trò quan trọng để trình bày chi tiết về các dự án và kinh nghiệm bạn đã có trong lĩnh vực Business Analyst. Nó giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng của bạn trong việc phân tích dữ liệu, tạo ra giải pháp và đóng góp cho tổ chức. Phần này thường được đặt ở phần giữa CV, sau phần Học vấn và trước phần Kỹ năng.

Lưu ý gì khi viết

Lưu ý khi viết phần Kinh nghiệm làm việc trong CV Business Analyst như sau:

  • Liệt kê theo thời gian: Sắp xếp kinh nghiệm làm việc từ vị trí mới nhất đến cũ nhất.
  • Mô tả công việc rõ ràng: Mô tả công việc, trách nhiệm và nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng. Sử dụng dữ liệu và con số để minh họa.
  • Tập trung vào thành tựu: Nêu rõ những thành tựu và kết quả mà bạn đã đạt được trong mỗi dự án hoặc vị trí làm việc.
  • Liên kết với lĩnh vực Business Analyst: Đảm bảo rằng mô tả công việc liên quan trực tiếp đến lĩnh vực Business Analyst và khả năng của bạn trong việc phân tích dữ liệu, quản lý dự án.
Kinh nghiệm làm việc trong CV nên sắp xếp theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất
Kinh nghiệm làm việc trong CV nên sắp xếp theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất

Ví dụ về cách viết

Cách viết chưa phù hợp
1. Nhân viên phân tích dữ liệu tại ABC Company.
2. Làm việc với dự án XYZ.
Cách viết phù hợp
Vị trí: IT Business Analyst
ABC Company (Tháng 6/2020 – Nay)
– Đảm trách việc phân tích dữ liệu từ nguồn dữ liệu khách hàng và đề xuất giải pháp tối ưu hóa dự án XYZ, dẫn đến cải thiện hiệu suất kinh doanh lên 20% trong vòng 6 tháng.
– Phát triển và triển khai hệ thống báo cáo hàng tháng, giúp quản lý theo dõi tiến độ dự án và ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu chính xác.
– Dẫn đầu các cuộc họp dự án, tương tác chặt chẽ với các bên liên quan để đảm bảo hiểu biết rõ ràng về yêu cầu và mục tiêu dự án.
Kinh nghiệm trong CV cần nêu bật được các nhiệm vụ và thành tích của ứng viên
Kinh nghiệm trong CV cần nêu bật được các nhiệm vụ và thành tích của ứng viên

Kỹ năng trong CV

Kỹ năng cũng là một phần quan trọng cần có trong CV xin việc ở bất kỳ vị trí nào. Đối với CV Business Analyst, phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng của bạn trong việc thực hiện công việc của một Business Analyst. Phần này thường được đặt ở phần giữa CV, sau phần Kinh nghiệm làm việc.

Lưu ý gì khi viết

Lưu ý khi viết phần Kinh nghiệm làm việc trong CV Business Analyst như sau:

  • Liệt kê các kỹ năng chính và công cụ mà bạn có kinh nghiệm và sử dụng trong công việc hàng ngày.
  • Sắp xếp các kỹ năng theo mức độ quan trọng và liên quan đến vị trí bạn đang xin.
  • Nếu có thể, cung cấp ví dụ cụ thể về cách bạn đã sử dụng mỗi kỹ năng trong các dự án hoặc tình huống cụ thể.
Bạn nên cung cấp số liệu cụ thể để chứng minh các kỹ năng trong CV của bạn
Bạn nên cung cấp số liệu cụ thể để chứng minh các kỹ năng trong CV của bạn

Ví dụ về cách viết

Cách viết chưa phù hợp
Kỹ năng chuyên môn:
Phân tích dữ liệu.
Thiết kế hệ thống.
Quản lý dự án.

Tìm hiểu thêm: Top các mẫu CV IT tiếng Anh giúp tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Cách viết phù hợp
Kỹ năng chuyên môn:
Phân tích dữ liệu: Sử dụng SQL và Python để trích xuất và phân tích dữ liệu từ cơ sở dữ liệu khách hàng, tạo ra báo cáo và đề xuất giải pháp.
Quản lý dự án: Đã dẫn dắt dự án ABC với ngân sách 500,000 USD, đảm bảo tuân thủ thời gian và nguồn lực, và đạt được kết quả thiết thực cho dự án.
Thiết kế hệ thống: Có kinh nghiệm thiết kế hệ thống phần mềm sử dụng các công nghệ như Java, .NET,…
Các kỹ năng trong CV nên được sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng đến ít quan trọng
Các kỹ năng trong CV nên được sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng đến ít quan trọng

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách viết CV Business Analyst. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tạo được một CV ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc Business Analyst, hãy truy cập vào nền tảng tuyển dụng – kết nối việc làm TopCV.vn. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm các vị trí tuyển dụng phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Ngoài ra, TopCV cũng cung cấp các mẫu CV miễn phí, giúp bạn dễ dàng tạo ra CV chuyên nghiệp và ấn tượng.

Truy cập TopCV.vn ngay hôm nay để tạo CV và tìm kiếm việc làm Business Analyst phù hợp với bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *