Học Python cho người mới bắt đầu như thế nào? Hướng dẫn chi tiết

Học Python cho người mới bắt đầu như thế nào? Hướng dẫn chi tiết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Python là một ngôn ngữ lập trình phổ biến, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm lập trình web, phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến ngôn ngữ lập trình này và chưa biết bắt đầu từ đâu, bài viết thuộc chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm này của TopviecIT.vn sẽ hướng dẫn bạn cách học Python cho người mới bắt đầu chi tiết.

Bước 1: Giai đoạn bắt đầu tìm hiểu

Khi học Python cho người mới bắt đầu, bạn nên bắt đầu từ những yếu tố như sau:

Bước 1.1: Xác định lý do và động lực

Trước hết, chúng ta hãy cùng xem xét lý do tại sao mọi người có thể thất bại khi học ngôn ngữ lập trình Python và điều gì có thể thúc đẩy sự kiên trì trong việc học ngôn ngữ lập trình này. Cụ thể:

  • Hiểu lý do vì sao mọi người thất bại khi học: Có nhiều lý do khiến mọi người thất bại khi học Python cho người mới bắt đầu. Ví dụ như thiếu kiên nhẫn, không có mục tiêu rõ ràng, không có kế hoạch học tập, sợ thất bại, thiếu nguồn tài nguyên học tập,…
  • Xác định điều gì sẽ thúc đẩy sự kiên trì của bạn: Ví dụ như có mục tiêu rõ ràng, có kế hoạch học tập hiệu quả, niềm đam mê với lập trình, học tập theo đội nhóm,…

Xem thêm: Lập trình game bằng Python là gì? Những tựa game kinh điển

Bạn cần xác định động lực giúp bạn duy trì quá trình học Python
Bạn cần xác định động lực giúp bạn duy trì quá trình học Python

Bước 1.2: Làm quen với những khái niệm cơ bản

Sau khi đã xác định được lý do và động lực để học Python cho người mới, bạn có thể bắt đầu học Python với những bước cơ bản sau:

Bắt đầu với Python

Để bắt đầu với Python, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:

  • Cách 1: Tải xuống Thonny IDE và cài đặt vào máy tính của bạn.
  • Cách 2: Cài đặt Python riêng theo hướng dẫn tại website chính thức của ngôn ngữ lập trình này.

Tìm hiểu về từ khóa và mã định danh

Trong Python, từ khóa (keywords) là những từ đã được dành riêng và có ý nghĩa đặc biệt trong ngôn ngữ lập trình. Chúng không thể được sử dụng để đặt tên cho các biến, hàm hoặc lớp trong chương trình. Từ khóa thường được sử dụng để thực hiện các chức năng cố định trong ngôn ngữ.

Dạnh sách từ khóa Python tham khảo

Falseawaitelseimportpass
Nonebreakexceptinraise
Trueclassfinallyisreturn
andcontinueforlambdatry
asdeffromnonlocalwhile
assertdelglobalnotwith
asyncelififoryield
Bảng từ khóa Python tham khảo
Bảng từ khóa Python tham khảo

Mã định danh (identifiers) là tên mà bạn đặt cho biến, hàm, lớp hoặc các đối tượng khác trong chương trình. Mã định danh được sử dụng để xác định và truy cập các thực thể trong mã nguồn của bạn.

Có một số quy tắc và quy ước mà bạn cần tuân theo khi đặt tên cho mã định danh:

  • Mã định danh có thể bắt đầu bằng một chữ cái (a đến z hoặc A đến Z) hoặc một dấu gạch dưới (_).
  • Các ký tự tiếp theo có thể là chữ, dấu gạch dưới hoặc số (0 đến 9).
  • Python là ngôn ngữ phân biệt chữ hoa chữ thường, nghĩa là MyVariablemyvariable là hai mã định danh khác nhau.
  • Từ khoá của Python không thể được sử dụng làm mã định danh.
  • Không sử dụng các ký tự đặc biệt như !@#$, v.vv

Dưới đây là một số ví dụ về mã định danh hợp lệ và không hợp lệ:

Hợp lệ:

myVariable = 10
_my_private_var = “private”
UserAge = 20
user_name = “Alice”

Không hợp lệ:

Bắt đầu bằng số
123abc = 10

Chứa ký tự đặc biệt (-)
user-name = “Bob”

Sử dụng từ khoá của Python
for = 20

Trong thực tế, việc đặt tên cho mã định danh nên theo một số quy ước để code dễ đọc hơn, ví dụ:

  • Tên biến thường bắt đầu bằng chữ thường và sử dụng snake_case (ví dụ: user_age, max_value).
  • Tên lớp thường sử dụng CamelCase (ví dụ: UserAccount, DatabaseConnection).
  • Tên hàm cũng nên sử dụng snake_case (ví dụ: calculate_average(), get_user_data()).
Ví dụ về mã định danh trong Python
Ví dụ về mã định danh trong Python

Tìm hiểu về Python Comments

Python Comments các đoạn văn bản được thêm vào trong mã nguồn nhằm giải thích, mô tả hoặc làm cho mã trở nên dễ đọc hơn cho người đọc. Trong Python sẽ có 2 dạng bình luận chính là:

  • Nhận xét một dòng: Được sử dụng để thêm bình luận trên một dòng cụ thể của mã. Để bắt đầu nhận xét bạn sử dụng “#”.
  • Nhận xét nhiều dòng: Dùng để thêm bình luận trên nhiều dòng. Một cách thông thường là sử dụng cặp ba dấu nháy đơn hoặc ba dấu nháy kép để bao quanh đoạn bình luận.

Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng comment trong Python:

👉 Comment trên một dòng riêng:

# Đây là một comment trên một dòng riêng
print(“Hello, World!”)

👉 Comment cuối dòng:

x = 5 # Gán giá trị 5 cho biến x

👉 Sử dụng comment trên nhiều dòng: Mặc dù Python không hỗ trợ comment trên nhiều dòng như một số ngôn ngữ khác, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng dấu thăng (#) trên mỗi dòng hoặc sử dụng chuỗi ba dấu ngoặc kép (""") mặc dù nó thường được dùng cho docstrings.

# Đây là một comment
# được chia thành nhiều dòng
# và mỗi dòng đều bắt đầu bằng một dấu thăng

Hãy nhớ rằng, mặc dù comment rất hữu ích, nhưng việc sử dụng quá nhiều comment hoặc viết comment không cần thiết có thể khiến mã nguồn trở nên rối và khó đọc.

Tìm hiểu thêm: Học Python để làm gì và tại sao nên học ngôn ngữ này

Tìm hiểu về Biến, hằng số, chữ trong Python

Trong Python, biến (variables), hằng số (constants) và các giá trị chữ (literals) là các khái niệm cơ bản liên quan đến lưu trữ và sử dụng dữ liệu. Trong đó:

👉 Biến (Variables): Là các tên mà bạn sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Để tạo biến, bạn cần đặt tên cho biến và gán giá trị cho nó.

Ví dụ:

x = 5
y = “Hello, World!”

Ở đây, “x” và “y” là tên của hai biến. “x” lưu trữ giá trị số 5 và “y” lưu trữ chuỗi “Hello, World!”.

👉 Hằng số (Constants): Trong Python, không có khái niệm hằng số một cách tường minh như trong một số ngôn ngữ lập trình khác. Tuy nhiên, bạn có thể coi các biến mà giá trị không thay đổi suốt thời gian là hằng số ảo.

Ví dụ:

PI = 3.141592653589793

Ở đây, PI là một biến được đặt tên theo cách thông thường dùng cho hằng số và chúng ta giả định rằng giá trị của nó không nên thay đổi trong chương trình.

👉 Giá trị chữ (Literals): Literals là các giá trị cố định được trình bày trực tiếp trong mã nguồn. Chẳng hạn, một số nguyên, số thực, chuỗi hay giá trị boolean đều là các ví dụ về giá trị chữ.

Ví dụ:

chuoi1 = ‘Xin chào’
chuoi2 = “Đây là Python”
chuoi3 = ”’Đây là một chuỗi
nhiều dòng
trong Python.”’

Ở đây, chuoi1, chuoi2 và chuoi3 đều là các biến lưu trữ chuỗi ký tự.

Ví dụ về Biến, hằng số, chữ trong Python
Ví dụ về Biến, hằng số, chữ trong Python

Tìm hiểu về Chuyển đổi kiểu Python

Chuyển đổi kiểu dữ liệu (Type conversion) trong Python là quá trình chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu khác nhau. Khi bạn muốn thực hiện một phép toán hoặc thao tác nào đó trên các biến có kiểu dữ liệu khác nhau, bạn có thể cần chuyển đổi chúng sang cùng một kiểu dữ liệu để thực hiện được tương tác mong muốn. Python cung cấp một số hàm để thực hiện việc chuyển đổi kiểu dữ liệu.

Danh sách các dữ liệu trong Python

Kiểu Dữ LiệuLớpMô Tả
Numericint, float, complexchứa giá trị số
Stringstrchứa chuỗi ký tự
Sequencelist, tuple, rangechứa tập hợp các mục
Mappingdictchứa dữ liệu dưới dạng cặp khóa-giá trị
Booleanboolchứa giá trị Đúng hoặc Sai
Setset, frozensetchứa tập hợp các mục duy nhất

Một số hàm thường được sử dụng để chuyển đổi kiểu dữ liệu trong Python:

👉 Chuyển đổi sang int (số nguyên)

x = “123”
y = int(x)

👉 Chuyển đổi sang float (số thực)

x = “123.45”
y = float(x)

👉 Chuyển đổi sang str (chuỗi)

x = 123
y = str(x)

👉 Chuyển đổi sang list (danh sách)

x = “hello”
y = list(x) # [‘h’, ‘e’, ‘l’, ‘l’, ‘o’]

👉 Chuyển đổi sang tuple (bộ giá trị)

x = [1, 2, 3]
y = tuple(x) # (1, 2, 3)

👉 Chuyển đổi sang set (tập hợp)

x = [1, 2, 2, 3]
y = set(x) # {1, 2, 3}

👉 Chuyển đổi từ list, tuple hoặc set sang dict (từ điển)

keys = [“a”, “b”, “c”]
values = [1, 2, 3]
dictionary = dict(zip(keys, values)) # {‘a’: 1, ‘b’: 2, ‘c’: 3}

Lưu ý rằng khi chuyển đổi kiểu dữ liệu, bạn cần đảm bảo rằng dữ liệu đầu vào có thể được chuyển đổi một cách hợp lệ. Ví dụ, bạn không thể chuyển đổi chuỗi "hello" sang một số nguyên hoặc số thực, và khi thực hiện chuyển đổi như vậy sẽ gây ra lỗi.

Một số hàm chuyển đổi dữ liệu thường gặp
Một số hàm chuyển đổi dữ liệu thường gặp

Tìm hiểu về Python I/O

Python Basic Input and Output (I/O) là cách bạn tương tác với chương trình bằng cách nhập dữ liệu từ người dùng (input) và hiển thị dữ liệu ra màn hình (output). Điều này rất quan trọng để tạo ra các chương trình tương tác và làm cho chương trình trở nên hữu ích hơn. Trong đó:

  • Input (Nhập dữ liệu): Bạn có thể sử dụng hàm input() để lấy dữ liệu nhập từ người dùng. Hàm này đọc dữ liệu nhập từ bàn phím dưới dạng chuỗi và trả về giá trị của chuỗi đó.
  • Output (Xuất dữ liệu): Để hiển thị dữ liệu ra màn hình, bạn có thể sử dụng hàm print(). Hàm này cho phép bạn hiển thị nhiều giá trị cùng một lúc và thêm các chuỗi, biến hoặc biểu thức vào trong chuỗi hiển thị.

Ví dụ: Đọc từ bàn phím (input) và hiển thị ra màn hình (output)

name = input(“Nhập tên của bạn: “)
print(“Xin chào, ” + name + “!”)

Tìm hiểu thêm: Chứng chỉ Python là gì? Top các chứng chỉ Python hiện nay

Tìm hiểu về toán tử Python

Trong Python, “operators” (toán tử) là các ký hiệu được sử dụng để thực hiện các phép tính và thao tác trên các giá trị hoặc biến. Các toán tử cho phép bạn thực hiện các phép tính số học, so sánh, logic và các phép toán khác trong chương trình. Trong Python có một số loại toán tử như sau:

Tìm hiểu toán tử trong Python
Tìm hiểu toán tử trong Python

👉 Toán tử số học (Arithmetic Operators)

a = 10
b = 3

print(a + b) # Cộng: 13
print(a – b) # Trừ: 7
print(a * b) # Nhân: 30
print(a / b) # Chia: 3.3333…
print(a % b) # Chia lấy phần dư: 1
print(a ** b) # Lũy thừa: 1000
print(a // b) # Chia lấy phần nguyên: 3

👉 Toán tử gán (Assignment Operators)

c = a + b # Gán: c = 13
c += a # c = c + a, giờ c = 23
c -= b # c = c – b, giờ c = 20
Tương tự cho *=, /=, %=, **=, //=

👉 Toán tử so sánh (Comparison Operators)

print(a == b) # Bằng: False
print(a != b) # Không bằng: True
print(a > b) # Lớn hơn: True
print(a < b) # Nhỏ hơn: False print(a >= b) # Lớn hơn hoặc bằng: True
print(a <= b) # Nhỏ hơn hoặc bằng: False

👉 Toán tử logic (Logical Operators)

x = True
y = False

print(x and y) # Và: False
print(x or y) # Hoặc: True
print(not x) # Phủ định: False

👉 Toán tử Bitwise (Bitwise Operators)

print(a & b) # Và bit-wise: 2
print(a | b) # Hoặc bit-wise: 11
print(a ^ b) # XOR bit-wise: 9
print(~a) # Phủ định bit-wise: -11 (Đảo tất cả các bit)
print(a << 2) # Dịch trái: 40 print(a >> 2) # Dịch phải: 2

👉 Toán tử thành viên (Membership Operators)

lst = [1, 2, 3, 4, 5]
print(3 in lst) # True
print(6 not in lst) # True

Xem thêm: TOP 4 Framework Back End Python Phổ Biến Năm 2023

 Toán tử là một trong những kiến thức học Python cho người mới bắt đầu
Toán tử là một trong những kiến thức học Python cho người mới bắt đầu

Tìm hiểu về Python Namespace

Trong Python, “namespace” (không gian tên) là một bộ sưu tập các tên định danh (biến, hàm, lớp, các đối tượng khác) mà bạn đã tạo trong một phạm vi cụ thể. Mỗi khối mã hoặc mô-đun trong chương trình Python có một không gian tên riêng, giúp quản lý và tổ chức các tên định danh một cách có trật tự. Có các loại như sau:

  • Không gian tên cấp cao nhất (Global Namespace): Chứa các biến và định danh mà bạn định nghĩa ở cấp cao nhất trong mã của bạn, bên ngoài bất kỳ hàm hoặc lớp nào.
  • Không gian tên cục bộ (Local Namespace): Không gian tên trong một hàm hoặc phương thức cụ thể, chứa các biến và định danh chỉ có thể truy cập từ bên trong hàm hoặc phương thức đó.
  • Không gian tên được nhúng (Enclosing Namespace): Đây là không gian tên ở mức cao hơn một chút so với không gian tên cục bộ. Nó chứa các biến và định danh của các hàm bao ngoài hàm hiện tại, nếu có.
  • Không gian tên dự phòng (Built-in Namespace): Đây là không gian tên chứa các tên định danh được tích hợp sẵn trong Python. Đó là các hàm, biến và lớp như print(), len(), int, float, và nhiều tên khác.

Ví dụ:

x = 10 # biến global

def outer_function():
x = 5 # biến enclosing

def inner_function():
x = 2 # biến local
print(x) # sẽ in ra giá trị 2

inner_function()
print(x) # sẽ in ra giá trị 5

outer_function()
print(x) # sẽ in ra giá trị 10
Quản lý namespace sẽ giúp tránh xung đột và lạc hướng về biến trong Python
Quản lý namespace sẽ giúp tránh xung đột và lạc hướng về biến trong Python

Bước 2: Kiểm soát luồng Python

Kiểm soát luồng (flow control) trong Python là cách bạn kiểm soát việc thực hiện các phần của chương trình dựa trên điều kiện, vòng lặp và các cấu trúc điều kiện khác. Những vấn đề trong kiểm soát luồng Python cần quan tâm như sau:

Câu lệnh if…else

Câu lệnh if…else trong Python là một cấu trúc điều kiện cho phép bạn thực hiện một khối mã nếu điều kiện được xác định là đúng (True), và một khối mã khác nếu điều kiện là sai (False). Điều này cho phép bạn thực hiện các hành động khác nhau dựa trên giá trị của một biểu thức điều kiện.

Cú pháp của câu lệnh if…else có 3 dạng như sau:

  • Câu lệnh if…else đơn giản: Nếu điều kiện trong câu lệnh if là đúng, thì chỉ khối mã trong if sẽ được thực hiện. Nếu điều kiện là sai, thì chỉ khối mã trong else sẽ được thực hiện.
  • Câu lệnh if…elif…else: Dạng này cho phép bạn kiểm tra nhiều điều kiện khác nhau bằng cách sử dụng câu lệnh elif (viết tắt của “else if”). Câu lệnh else cuối cùng sẽ được thực hiện nếu tất cả các điều kiện trước đó là sai.
  • Câu lệnh if lồng nhau (Nested if…else): Bạn có thể lồng một câu lệnh if trong một câu lệnh else để kiểm tra các điều kiện phức tạp hơn.

👉 Ví dụ: Kiểm tra số lớn nhất

a = 10
b = 20

if a > b:
print(“a lớn hơn b”)
else:
print(“a không lớn hơn b”)
Trong Python, câu lệnh if...else cho phép bạn xử lý nhiều tình huống khác nhau
Trong Python, câu lệnh if…else cho phép bạn xử lý nhiều tình huống khác nhau

Vòng lặp (Loops) – trong vòng lặp

Trong Python, vòng lặp (loops) cho phép bạn thực hiện một khối mã nhiều lần cho đến khi một điều kiện cụ thể không còn đúng nữa. Các vòng lặp giúp bạn thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại một cách dễ dàng, chẳng hạn như duyệt qua danh sách, thực hiện tính toán lặp lại, và nhiều tác vụ khác. Có hai loại chính của vòng lặp chính như sau:

Vòng lặp for: Được sử dụng để lặp qua một tập hợp cụ thể, chẳng hạn như danh sách, tuple hoặc chuỗi. Cú pháp for variable in iterable”.

👉 Ví dụ:

# Lặp qua danh sách
for i in [1, 2, 3, 4, 5]:
print(i)

# Lặp qua chuỗi
for char in “Python”:
print(char)

Vòng lặp while: Vòng lặp while được sử dụng để lặp lại một khối mã cho đến khi một điều kiện cụ thể không còn đúng nữa. Vòng lặp while thực hiện mã trong khối lặp khi điều kiện đúng và sẽ tiếp tục lặp cho đến khi điều kiện trở thành sai. Cú pháp while condition”.

👉 Ví dụ:

count = 0
while count < 5:
print(count)
count += 1

Tìm hiểu thêm: Lập trình viên Python là gì và cơ hội việc làm ra sao?

Python break và continue

Trong Python, break continue là hai câu lệnh được sử dụng để kiểm soát và điều khiển luồng của vòng lặp (forwhile). Trong đó:

  • Câu lệnh break được sử dụng để thoát khỏi vòng lặp ngay lập tức khi một điều kiện cụ thể được đáp ứng.
Hoạt động của câu lệnh break trong vòng lặp for và vòng lặp while
Hoạt động của câu lệnh break trong vòng lặp for và vòng lặp while
  • Câu lệnh continue được sử dụng để bỏ qua phần còn lại của lần lặp hiện tại và tiếp tục đến lần lặp tiếp theo của vòng lặp.
Hoạt động của continue câu lệnh trong vòng lặp for và while
Hoạt động của continue câu lệnh trong vòng lặp for và while

Bước 3: Học về hàm Python

Trong Python, hàm (function) là một khối mã được đặt tên, có thể tái sử dụng, và thực hiện một tập hợp các thao tác hoặc tính toán cụ thể. Hàm cho phép bạn tổ chức mã của mình thành các phần nhỏ, có thể gọi và thực thi từ nhiều nơi trong chương trình, giúp mã trở nên dễ đọc, dễ quản lý và dễ bảo trì. 

👉 Câu lệnh khai báo hàm trong Python:

def function_name(parameters):
    # Mã thực hiện của hàm
    return return_value

Trong đó:

  • function_name: Tên của hàm, theo các quy tắc đặt tên biến.
  • parameters: Danh sách các tham số (input) mà hàm nhận. Các tham số được đặt trong dấu ngoặc đơn và được phân tách bằng dấu phẩy.
  • return_value: Giá trị mà hàm trả về sau khi thực hiện các tính toán. (không bắt buộc).

👉 Câu lệnh gọi 1 hàm trong Python

function_name(arguments)
Ví dụ:
def greet(name):
    return “Hello, ” + name
result = greet(“Alice”)
print(result)  # In ra: Hello, Alice

Trong ví dụ này, greet(“Alice”) là cách gọi hàm greet và truyền đối số “Alice” vào hàm. Hàm sẽ thực hiện và trả về chuỗi “Hello, Alice“, và kết quả được lưu trong biến result.

Bên cạnh 2 câu lệnh trên, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm những vấn đề sau đây về Hàm Python:

  • Đệ quy Python (Recursion): Trong lập trình, đệ quy là một kỹ thuật mà một hàm gọi chính nó để giải quyết một vấn đề. Trong đệ quy, một bài toán được chia thành các bài toán con nhỏ hơn có cùng cấu trúc với bài toán gốc. Đệ quy thường được sử dụng để giải các bài toán đơn giản hơn và kết hợp kết quả của các bài toán con để giải quyết bài toán ban đầu.
  • Đối số chức năng Python (Arguments): Là các giá trị bạn truyền vào một hàm khi gọi nó. Đối số chức năng có thể là các biến, giá trị, đối tượng hoặc thậm chí là các hàm khác. Đối số chức năng giúp hàm nhận thông tin cần thiết để thực hiện các tính toán hoặc hành động cụ thể.
  • Chức năng ẩn danh trong Python (Anonymous Function): Chức năng ẩn danh, còn được gọi là hàm lambda, là một loại hàm được định nghĩa mà không cần phải sử dụng từ khóa def và không cần đặt tên. Chức năng ẩn danh thường được sử dụng cho các tác vụ đơn giản và ngắn gọn.
  • Python Modules: Một module trong Python là một tệp chứa mã Python định nghĩa các hàm, lớp và biến để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Modules giúp tổ chức mã thành các phần riêng biệt và tái sử dụng chúng trong nhiều chương trình khác nhau.
  • Python Package: Một package là một thư mục chứa một tập hợp các module liên quan đến nhau. Packages giúp tổ chức và quản lý các module có liên quan về cùng một chức năng hoặc lĩnh vực. Packages được tổ chức bằng cách tạo các thư mục con bên trong thư mục chứa package, và mỗi thư mục con này có thể chứa các tệp module và thư mục con khác.
Hàm trong Python giúp tách mã thành các đơn vị nhỏ hơn dễ đọc và quản lý hơn
Hàm trong Python giúp tách mã thành các đơn vị nhỏ hơn dễ đọc và quản lý hơn

Bước 4: Học về Kiểu dữ liệu Python

Kiểu dữ liệu cũng là một nội dung dành cho lộ trình học Python cho người mới bắt đầu mà bạn cần lưu ý. Các kiểu dữ liệu cơ bản và trong Python bao gồm:

Kiểu dữ liệuCách định nghĩa trong Python
Kiểu số (Numeric Types)int: Kiểu số nguyên (vd: 42, -17).float: Kiểu số thực (vd: 3.14, -0.5).complex: Kiểu số phức.
Kiểu chuỗi (Python String) và kiểu danh sách (Python List)str: Kiểu chuỗi (vd: “Hello, world!”).list: Kiểu danh sách (vd: [1, 2, 3]).
Kiểu tập hợp (Set Types)set: Kiểu tập hợp không thứ tự và không trùng lặp (vd: {1, 2, 3})
Kiểu từ điển (Python Dictionary)dict: Kiểu từ điển (vd: {“name”: “Alice”, “age”: 30}).
Python Tupletuple: Kiểu tuple (vd: (1, 2, 3)).
Kiểu boolean (Boolean Type)bool: Kiểu boolean (True hoặc False).
Kiểu byte và bytearray (Binary Types)bytes: Kiểu dãy byte không thay đổi (vd: b’hello’).bytearray: Kiểu dãy byte có thể thay đổi (vd: bytearray(b’hello’)).
Kiểu None (None Type)NoneType: Kiểu không có giá trị (None).

Xem thêm: Phân Tích Dữ Liệu Là Gì? Top 10 Phương Pháp Phân Tích Dữ Liệu

Bước 5: Tìm hiểu về Tệp Python

Trong Python, tệp (file) là một tập hợp dữ liệu được lưu trữ trên đĩa cứng hoặc bất kỳ thiết bị lưu trữ nào. Tệp có thể chứa văn bản, hình ảnh, âm thanh, mã nguồn và nhiều loại dữ liệu khác. Python cung cấp các phương pháp và module để làm việc với tệp, cho phép bạn đọc, ghi và xử lý các tệp dữ liệu.

Trong nội dung này, khi học Python cho người mới bắt đầu cần lưu ý những thao tác sau:

Python File Operation (Thao tác tệp)

Python cung cấp các phương thức và chức năng để thực hiện các hoạt động liên quan đến tệp (file), bao gồm đọc, ghi, mở, đóng và xử lý các tệp dữ liệu. Các hoạt động thao tác tệp cho phép bạn làm việc với dữ liệu từ các tệp văn bản, hình ảnh, âm thanh và nhiều định dạng khác.

Các câu lệnh liên quan đến thao tác tệp trong Python ví dụ như:

  • Mở tệp: open()
  • Đọc tệp: read()
  • Đóng tệp: close()
Khi học Python cho người mới bắt đầu, bạn cần tìm hiểu về các thao tác tệp
Khi học Python cho người mới bắt đầu, bạn cần tìm hiểu về các thao tác tệp

Python Directory (Thư mục)

Thư mục (directory) là một cấu trúc lưu trữ trên hệ thống tập tin, chứa các tệp và thư mục con khác. Trong Python, bạn có thể làm việc với thư mục để tạo, xóa và duyệt qua các tệp và thư mục con. Module osos.path cung cấp các công cụ để làm việc với thư mục.

Tìm hiểu thêm: Thực tập Python là làm công việc gì, tìm việc ở đâu lương cao?

Python Exception (Ngoại lệ)

Ngoại lệ là một sự kiện không mong muốn xảy ra trong quá trình thực thi chương trình, gây ra lỗi hoặc hành vi không mong đợi. Python có nhiều loại ngoại lệ được xây dựng sẵn như ZeroDivisionError (chia cho 0) hoặc FileNotFoundError (không tìm thấy tệp). Khi ngoại lệ xảy ra, chương trình có thể bị dừng nếu không có xử lý ngoại lệ.

Python Exception Handling (Xử lý ngoại lệ)

Xử lý ngoại lệ là cách chương trình xử lý các tình huống ngoại lệ để tránh việc bị dừng bất ngờ khi gặp lỗi. Bằng cách sử dụng khối tryexcept, bạn có thể kiểm soát cách chương trình xử lý các ngoại lệ cụ thể và thực hiện các hành động phù hợp, như thông báo lỗi hoặc tiếp tục thực thi.

Tìm hiểu thêm: Lập trình AI bằng Python là gì – có thật sự hiệu quả?

Python User-defined Exception

Bên cạnh các ngoại lệ xây dựng sẵn, bạn cũng có thể tạo ra các ngoại lệ tùy chỉnh bằng cách định nghĩa các lớp ngoại lệ riêng. Điều này giúp bạn tạo ra các tình huống ngoại lệ phù hợp với logic và yêu cầu của ứng dụng của bạn. Bằng cách kế thừa từ lớp Exception hoặc các lớp con của nó, bạn có thể tạo ra các ngoại lệ tùy chỉnh.

Python User-defined Exception tạo ra các thông báo lỗi có ý nghĩa hơn và dễ đọc hơn
Python User-defined Exception tạo ra các thông báo lỗi có ý nghĩa hơn và dễ đọc hơn

Bước 6: Đối tượng và lớp trong Python

Đối tượng, lớp trong Python cũng là một yếu tố mà bạn cần lưu ý. Cụ thể như sau:

Python OOP

Python OOP (Object-Oriented Programming) là một phương pháp lập trình dựa trên việc tổ chức mã nguồn xung quanh các đối tượng và lớp. OOP tập trung vào việc tổ chức và quản lý mã nguồn một cách cấu trúc, dễ đọc và dễ bảo trì.

Tìm hiểu thêm: Lập trình hướng đối tượng Python là gì – thông tin chi tiết

Lớp Python

Trong Python, một class (lớp) là một bản thiết kế để tạo ra các đối tượng (objects) có cùng cấu trúc và hành vi. Một class chứa định nghĩa về các thuộc tính (attributes) và phương thức (methods) mà các đối tượng của lớp đó sẽ thừa hưởng. Dưới đây là cú pháp cơ bản để định nghĩa một class trong Python:

class ClassName:
    # Định nghĩa các thuộc tính và phương thức của lớp    
pass

Kế thừa trong Python

Kế thừa (Inheritance) trong Python là khả năng của một lớp con (subclass) thừa hưởng các thuộc tính và phương thức từ một lớp cha (superclass). Kế thừa cho phép tái sử dụng mã nguồn và xây dựng mối quan hệ giữa các lớp, giúp tạo ra cấu trúc dạng hình phễu (hierarchy). Cú pháp cơ bản của kế thừa trong Python như sau:

class SuperClass:
    # Định nghĩa thuộc tính và phương thức cho SuperClass
    passclass SubClass(SuperClass):
    # Kế thừa từ SuperClass và mở rộng hoặc ghi đè các thuộc tính và phương thức
    pass

Đa thừa kế Python

Multiple Inheritance (Đa thừa kế) là khả năng cho một lớp con (subclass) kế thừa từ nhiều lớp cha (superclass). Trong Python, một lớp con có thể thừa hưởng các thuộc tính và phương thức từ nhiều lớp cha khác nhau, giúp chia sẻ mã nguồn và tạo ra các đối tượng có tính chất kết hợp của các lớp cha. Dưới đây là cú pháp để sử dụng đa thừa kế trong Python:

class ClassA:
    # Định nghĩa thuộc tính và phương thức cho ClassA
    pass
class ClassB:
    # Định nghĩa thuộc tính và phương thức cho ClassB
    pass
class SubClass(ClassA, ClassB):
    # Đa thừa kế từ ClassA và ClassB
    pass

Quá tải toán tử

Quá tải toán tử (Operator Overloading) trong Python là khả năng định nghĩa lại hoặc thay đổi hành vi của các toán tử có sẵn cho các đối tượng của lớp. Khi bạn quá tải toán tử, bạn có thể xác định cách một toán tử hoạt động với các đối tượng của lớp bạn định nghĩa. Điều này giúp tạo ra các đối tượng có thể thực hiện các phép toán tùy chỉnh.

Python cho phép quá tải một loạt các toán tử thông qua triển khai phương thức đặc biệt
Python cho phép quá tải một loạt các toán tử thông qua triển khai phương thức đặc biệt

Bước 7: Yếu tố ngày giờ trong Python

Python có một số mô-đun và lớp dành riêng cho việc làm việc với yếu tố ngày giờ (date và time). Các mô-đun này giúp bạn thực hiện các thao tác liên quan đến thời gian, ngày tháng và các phép toán liên quan đến thời gian.

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng liên quan đến ngày giờ trong Python:

  • Mô-đun datetime: Mô-đun datetime chứa các lớp để làm việc với ngày và giờ. Các lớp chính bao gồm datetime, date, time, và timedelta.
  • Lớp datetime: Lớp này cho phép bạn làm việc với cả ngày và giờ. Bạn có thể tạo ra các đối tượng datetime để đại diện cho một thời điểm cụ thể.
  • Lớp date: Lớp này đại diện cho một ngày cụ thể trong lịch.
  • Lớp time: Lớp này đại diện cho một thời gian cụ thể trong ngày.
  • Lớp timedelta: Lớp này đại diện cho một khoảng thời gian hoặc khoảng thời gian giữa hai ngày/giờ.
  • Định dạng chuỗi ngày giờ (Date and Time Formatting): Python cung cấp các chuỗi định dạng để biểu diễn ngày giờ theo cách bạn muốn.

Ví dụ:

import datetime

# Lấy ngày và giờ hiện tại
now = datetime.datetime.now()
print(now)

# Truy cập các thành phần của ngày và giờ (năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây)
year = now.year
month = now.month
day = now.day
hour = now.hour
minute = now.minute
second = now.second

# Tạo một đối tượng datetime tùy chỉnh
custom_datetime = datetime.datetime(2023, 9, 12, 14, 30, 0)
print(custom_datetime)
Yếu tố ngày giờ cũng là kiến thức trong lộ trình học Python cho người mới bắt đầu
Yếu tố ngày giờ cũng là kiến thức trong lộ trình học Python cho người mới bắt đầu

Bước 8: Những chủ đề nâng cao trong Python

Bên cạnh lộ trình học Python cho người mới bắt đầu ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số chủ đề nâng cao khác như sau:

  • Python Iterator: Iterator là một đối tượng trong Python cho phép bạn lặp qua một chuỗi dữ liệu, như danh sách, tuple hoặc tập hợp, một cách tuần tự. Để định nghĩa một iterator, bạn cần triển khai các phương thức __iter__()__next__() trong lớp của bạn.
  • Python Generator: Generator là một cách tạo iterator trong Python bằng cách sử dụng hàm. Generator cho phép bạn tạo ra các giá trị một cách lười biếng (lazy) – nghĩa là giá trị chỉ được tính toán khi cần thiết. Cú pháp để tạo một generator là sử dụng từ khóa yield trong hàm thay vì return.
  • Python Closure: Closure là một hàm được định nghĩa trong một hàm khác và có thể truy cập biến trong phạm vi của hàm ngoài. Hàm closure có khả năng “ghi nhớ” trạng thái của phạm vi bên ngoài, ngay cả khi hàm bên ngoài đã thực thi xong.
  • Python Decorators: Decorator là các hàm được sử dụng để bọc một hàm hoặc phương thức khác và thường được sử dụng để thực hiện việc kiểm tra, thêm chức năng hoặc cài đặt bảo mật.
  • Python Property: Property trong Python là một phương thức đặc biệt trong lớp, cho phép bạn truy cập và gán giá trị cho các thuộc tính một cách dễ dàng. Property thường được sử dụng để kiểm soát việc truy cập và gán giá trị của thuộc tính.
  • Python RegEx: RegEx là một chuỗi các ký tự đặc biệt mô tả một mẫu (pattern) để tìm kiếm và xử lý chuỗi văn bản. RegEx được sử dụng để thực hiện các hoạt động như tìm kiếm, thay thế, phân tích cú pháp trong văn bản.

Bên cạnh lộ trình học Python cho người mới bắt đầu ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các tài liệu, tài nguyên khác liên quan TẠI ĐÂY.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về những kiến thức nâng cao trong Python
Bạn có thể tìm hiểu thêm về những kiến thức nâng cao trong Python

Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ xây dựng được lộ trình học Python cho người mới bắt đầu phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV.vn để tham khảo thêm về xu hướng thị trường việc làm Python. Từ đó sẽ có những định hướng phù hợp hơn cho quá trình học tập của mình.

Xem thêm: Top 15 Câu Hỏi Phỏng Vấn Fresher Python Cập Nhật Mới Nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *