Dữ liệu (data) đang ngày càng phổ biến và mang đến nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu tuyển dụng Data Engineer cũng tăng trưởng theo với sự phổ biến này. Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu rõ hơn về vị trí này nhé.
Tổng quan về nghề Data Engineer cần biết
Data Engineer là gì?
Data Engineer (kỹ sư dữ liệu) sẽ là nhân viên IT đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến thiết kế, xây dựng các hệ thống để thu thập, lưu trữ, phân tích dữ liệu quy mô lớn theo yêu cầu. Ngày nay, khi hơn 2.5 triệu byte dữ liệu được tạo ra mỗi ngày (BMI), việc sử dụng dữ liệu đang là một trong những nhu cầu và vấn đề mà doanh nghiệp cần thực hiện để có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
Lĩnh vực Data cũng ngày càng được mở rộng hơn và ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Những tổ chức, doanh nghiệp ngày nay có nhu cầu thu thập, phân tích và vận dụng được những kho dữ liệu lớn sẽ cần có các nhân sự phụ trách vấn đề này. Do đó, vị trí những kỹ sư dữ liệu được ra đời để đảm bảo dữ liệu ở trạng thái có thể sử dụng cao vào thời điểm dữ liệu đến tay các nhà khoa học và nhà phân tích dữ liệu.
Trong số tất cả các lĩnh vực, nhu cầu về kỹ thuật dữ liệu tăng cao nhất trong lĩnh vực Công nghệ. Theo Báo cáo việc làm năm 2020 của Dice Tech, sự phát triển của kỹ thuật dữ liệu đã tăng tốc trong lĩnh vực công nghệ với mức tăng trưởng được dự đoán là 50% hàng năm về số lượng vị trí tuyển dụng.
Xem thêm: Top Việc Làm Data Hot Nhất Trong Ngành Khoa Học Dữ Liệu
Cần gì để trở thành Data Engineer?
Vậy, làm thế nào để trở thành Data Engineer sẽ cần phải học gì, có những kỹ năng nào? Dưới đây sẽ là một số gợi ý để bạn có thể biết nên cần làm gì để có thể trở thành kỹ sư dữ liệu. Bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn: Một kỹ sư dữ liệu nên thành thạo những kiến thức chuyên môn liên quan đến viết code, Automation, scripting (viết kịch bản, xu hướng), hệ thống ETL (liên quan đến trích xuất, biến đổi dữ liệu), hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ – không quan hệ, Machine Learning, các công cụ về Big data, điện toán đám mây, bảo mật dữ liệu,…
- Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ: Bạn có thể tham gia thêm các khóa học ngắn hạn cung cấp các chứng chỉ để làm việc với vai trò là một kỹ sư dữ liệu. Ví dụ như chứng nhận Cloudera từ Google Cloud.
- Rèn luyện thêm các kỹ năng mềm hữu ích cho công việc: Ví dụ như kỹ năng giao tiếp tốt, biết các làm việc với đội nhóm, có thể làm việc độc lập, biết quản lý thời gian, công việc khoa học,…
Để hiểu rõ hơn về Data Engineer làm gì và lộ trình học để trở thành Data Engineer, mời bạn theo dõi bài viết sau:
>>> Data Engineer là gì? Mô tả chi tiết công việc và lộ trình học
Lộ trình thăng tiến của Data Engineer
Lộ trình thăng tiến của Data Engineer sẽ có những nét tương đồng với các vị trí khác trong lĩnh vực IT khi đích đến cuối cùng là vị trí CTO – Chief Technology Office. Dưới đây là những vị trí mà Data Engineer sẽ trải qua trên con đường sự nghiệp của mình.
Junior Data Engineer
Đây là vị trí gần như đầu tiên khi bạn bắt đầu với công việc kỹ sư dữ liệu. Trước đó, bạn có thể đã trải qua những vị trí tương tự như thực tập sinh hoặc entry level. Một Junior thường sẽ làm những công việc xung quanh quá trình sửa lỗi, thực hiện nhiệm vụ đơn giản cho các dự án.
Ngoài ra, vị trí này cũng liên quan đến việc xây dựng, mở rộng quy mô và duy trì cơ sở hạ tầng dữ liệu cao cấp cùng các level khác. Hầu hết, giai đoạn Junior sẽ liên quan đến quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn. Đối với kỹ sư dữ liệu, giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 3 năm.
Xem thêm: Junior Developer Là Gì? Mức Thu Nhập Có Cao Không?
Mid-Level Data Engineer
Sau quá trình tích lũy ở vị trí Junior, bạn có thể chuyển đổi công việc của mình thành Mid-Level Data Engineer. Với cấp độ này, các kỹ sư dữ liệu cấp trung sẽ đóng vai trò định hướng nhiệm vụ cho nhóm nhân viên cấp độ thấp hơn. Họ cũng sẽ thực hiện thêm các yêu cầu công việc khó hơn.
Bên cạnh đó, những kỹ sư cấp trung cũng sẽ bắt đầu đảm nhiệm các vai trò liên quan đến quản lý dự án và chủ động hơn trong giai đoạn này. Họ cũng sẽ bắt đầu cộng tác với nhiều bộ phận khác như Product Manager, Data Scientist,… Giai đoạn Mid-Level thường kéo dài từ 3 – 5 năm đến khi họ tìm kiếm được xu hướng phát triển mà mình mong muốn.
Senior Data Engineer
Đối với những kỹ sư dữ liệu sau khi trải qua giai đoạn Mid-level và muốn phát triển chuyên sâu hơn, họ có thể trở thành các Senior Engineer – kỹ sư dữ liệu cấp cao. Đối với vị trí này, họ đảm nhiệm nhiều vai trò liên quan đến xây dựng, duy trì hệ thống, mô hình thu thập dữ liệu. Những nhiệm vụ này yêu cầu bản thân Senior phải đa nhiệm, đa chức năng nhiều hơn.
Hầu hết các Senior Engineer sẽ thể hiện vai trò quản lý và giám sát nhiều hơn. Họ cũng thường xuyên phải làm việc với những vấn đề liên quan đến chức năng phát triển. Các Senior sau một thời gian tích lũy có thể phát triển thành các vị trí chuyên sâu hơn về chuyên môn.
Lead Data Engineer
Các Lead Data Engineer chịu trách nhiệm giám sát công việc của nhóm của họ. Họ thường được giao nhiệm vụ phát triển và triển khai các chiến lược để đảm bảo rằng tổ chức của họ đang sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả. Từ đó đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
Ngoài ra, các Lead Data Engineer cũng có thể chịu trách nhiệm quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp hoặc bên thứ ba khác cung cấp dịch vụ dữ liệu cho công ty. Vị trí này thường có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành CNTT và có những kỹ năng liên quan quản lý, lãnh đạo hiệu quả.
Head Of Data Engineering
Head Of Data Engineering là vị trí trưởng phòng quản Kỹ thuật dữ liệu của doanh nghiệp. Vị trí này thường làm việc trong môi trường Data Rich Testing, xây dựng nhóm của riêng họ để giúp triển khai các kỹ thuật liên quan đến sử dụng và quản lý hiệu quả dữ liệu của doanh nghiệp. Họ cũng phải thực hiện các công việc liên quan đến đối ngoại, tham mưu cho ban lãnh đạo,…
CDO – Chief Data Officer
Chief Data Officer – Giám đốc dữ liệu (CDO) là giám đốc điều hành cấp cao chịu trách nhiệm về việc sử dụng và quản trị dữ liệu trong toàn tổ chức. Ban đầu, vai trò của CDO tập trung vào quản trị dữ liệu và tuân thủ, nhưng giờ đây, CDO sử dụng dữ liệu để thúc đẩy kết quả kinh doanh. Sau khi làm việc tại vị trí CDO tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, bạn có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn là CTO – Chief Technology Office.
Có thể bạn quan tâm: Lộ Trình Thăng Tiến Từ Data Analyst Intern Đến Chief Data Officer
Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về Data Engineer và lộ trình thăng tiến, phát triển sự nghiệp của vị trí này như thế nào với bài viết chia sẻ kinh nghiệm chi tiết ngày hôm nay. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm Data Engineer hoặc các việc làm hấp dẫn ngành IT, hãy truy cập vào TopCV. Hiện nay, TopCV đang là một trong những đơn vị dẫn đầu áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong lĩnh vực tuyển dụng. Do đó, bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng hơn khi tìm kiếm việc làm, kết nối với doanh nghiệp trên nền tảng này.