he-quan-tri-co-so-du-lieu-la-gi

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Những hệ CSDL thường dùng nhất

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì chính là một khái niệm mà các bạn lập trình viên cần phải biết. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này, đặc biệt là với những bạn lập trình viên mới vào nghề. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì, đừng bỏ lỡ bài viết chi tiết dưới đây.

Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì, vai trò, cấu trúc của nó sẽ giúp bạn lựa chọn được hệ CSDL để lưu trữ phù hợp hơn. Cụ thể sẽ gồm những thông tin như sau:

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay Database Management System (DBMS) là một hệ thống được thiết kế để phục vụ cho việc quản lý các khối lượng lớn dữ liệu tự động, theo trình tự nhất định nào đó. Với DBMS, bạn sẽ dễ dàng chỉnh sửa, lưu thông tin, xóa, tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn khi chúng cùng một nhóm dữ liệu nhất định.

Hay, để hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì, thì bạn có thể hình dùng rằng đây chính là một hệ thống tự động được tạo ra để giúp ích cho lập trình viên. Hệ thống này sẽ giúp cho các lập trình viên kiểm soát được các thông tin, tạo mới, cập nhật, duy trì, xóa thông tin, dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng hơn.

>>>Xem thêm: Khám phá những chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Vai trò của hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Vậy, vai trò của hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Như bạn đã biết, mỗi doanh nghiệp khi hoạt động đều cần có hệ thống quản trị các dữ liệu của mình. Do đó, các DBMS sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng với mục đích này. Cụ thể gồm:

  • Hỗ trợ cho doanh nghiệp kiểm soát các thông tin, dữ liệu liên quan đến website.
  • Đảm bảo cho quá trình lưu trữ, kiểm soát dữ liệu được hiệu quả hơn.
  • Giúp website có thể vận hành được ổn định, nhanh chóng hơn.

>>>Xem thêm: Làm thế nào để trở thành lập trình viên Full Stack thành công?

Những hệ quản trị CSDL thường dùng

Hiện tại, có khá nhiều DBMS, tuy vậy, một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu sau đây đang được sử dụng phổ biến hơn cả. Bao gồm:

Hệ CSDL MySQL

MySQL là một DBMS khá quen thuộc với các lập trình viên, đặc biệt là những bạn thường xuyên làm việc với đối tượng như website, các app ứng dụng. MySQL được biết đến với ưu điểm và nhược điểm như:

Ưu điểm:

  • Có nhiều công cụ lưu trữ sẵn, được sử dụng miễn phí.
  • Giao diện của MySQL cũng rất dễ sử dụng.
  • Khi xử lý dữ liệu sẽ không gây ra tình trạng bị hao hụt tài nguyên.

Nhược điểm:

  • Để sử dụng cần thao tác nhiều hơn so với các DBMS khác.
  • Một số tính năng có thể sẽ bị mất phí nếu bạn muốn sử dụng.
MySQL là một DBMS khá quen thuộc với các lập trình viên
MySQL là một DBMS khá quen thuộc với các lập trình viên

Hệ quản trị CSDL SQL

SQL được biết đến và sử dụng khá nhiều để tạo ra được sự tương tác giữa dữ liệu và người dùng. SQL thường được ứng dụng nhiều trong thiết kế, lập trình liên quan đến website. SQL hoạt động dựa vào máy chủ cloud server hoặc máy chủ cục bộ. Một số ưu – nhược điểm khi dùng SQL như sau:

Ưu điểm:

  • Có độ tương thích cao với sản phẩm của Microsoft.
  • Có thể sử dụng được 2 máy chủ cục bộ và cloud server cùng một lúc.
  • Có tính ổn định tốt, tốc độ nhanh.

Nhược điểm:

  • Tiêu tốn khá nhiều tài nguyên khi sử dụng.
  • Có thể bị gặp lỗi sự cố khi nhập dữ liệu và hệ thống.

>>>Xem thêm: Microservices là gì? Ưu và nhược điểm của microservices

Hệ quản trị CSDL Oracle

Oracle (Oracle Database/Oracle DB) là một trong những DBMS khá quen thuộc với các lập trình viên của công ty phát hành Oracle Corporation. Đây là một nhà cung cấp hệ DBMS đang được đánh giá cao hiện nay. Ưu – nhược điểm của Oracle có thể kể đến như:

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ lập trình viên quản trị dữ liệu được nhanh gọn, tiết kiệm, linh hoạt hơn trên máy tính của mình.
  • Dữ liệu có tính ổn định tốt.
  • Khả năng tạo hệ thống cơ sở dữ liệu có tốc độ truy vấn nhanh, chính xác dù dung lượng dữ liệu lớn.

Nhược điểm:

  • Chưa tương thích được các ứng dụng của Microsoft.
  • Oracle sử dụng Java, do đó sẽ hạn chế tiếp cận đến các công cụ lập trình khác.
  • Phí quản quyền của Oracle khá cao.

Hệ quản trị CSDL NoSQL

Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tính linh hoạt cao, không quan hệ. Bạn có thể sử dụng NoSQL để ứng dụng cho những kho dữ liệu cần có dung lượng, không gian lưu trữ lớn.

Hệ CSDL NoSQL khác với hệ quản trị dữ liệu SQL, nó cho phép bạn phân tán dữ liệu theo chiều ngang ở trên nhiều server khác nhau. Hiện tại, NoSQL đang được khá nhiều người sử dụng. DBMS có tốc độ phát triển của các cơ sở dữ liệu khác nhanh, dễ dàng sử dụng hơn nếu hệ thống dữ liệu lớn.

Hệ quản trị CSDL MongoDB

DBMS MongoDB đang được sử dụng khá nhiều để giúp các ứng dụng kết nối với các cơ sở dữ liệu dễ dàng hơn. Hiện tại, MongoDB được thiết kế để giúp xử lý được các dữ liệu không biến đổi và biến đổi.

Nhiều lập trình viên cho rằng, ngay cả khi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác đang gặp khó khăn, thì MongoDB vẫn có thể hoạt động dễ dàng. Tuy vậy, DBMS vẫn có nhược điểm là bạn sẽ cần có nhiều thời gian để thiết lập nó, ngoài ra sẽ không khả dụng để truy vấn nếu bạn dùng ngôn ngữ SQL.

MongoDB được sử dụng để ứng dụng kết nối với cơ sở dữ liệu dễ dàng hơn
MongoDB được sử dụng để ứng dụng kết nối với cơ sở dữ liệu dễ dàng hơn

Với nhiều lợi ích mang lại, hệ quản trị cơ sở dữ liệu vẫn đang được nhiều bạn lập trình viên sử dụng. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu hơn về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì. Đừng quên theo dõi những thông tin khác về công nghệ thông tin tại chuyên mục của bài viết này nhé.

>>>Xem thêm: Webpack Là Gì? Những Kiến Thức Tổng Quan Về Webpack

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *