Khi xác định làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bạn sẽ cần trải qua các cấp bậc trong ngành IT này để có thể phát triển được sự nghiệp và thu nhập. Tuy vậy, đây cũng chính là một trong những ưu điểm của ngành IT so với những ngành nghề khác. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về các cấp bậc trong ngành IT là gì, bài viết chi tiết dưới đây của topviecit.vn sẽ giải đáp giúp bạn.
Internship/Fresher
Internship/Fresher là vị trí đầu tiên bạn nên quan tâm khi tìm hiểu về các cấp bậc trong ngành IT là gì. Đây thường sẽ là vị trí dành cho những bạn đã được đào tạo về kiến thức chuyên môn, tuy nhiên chưa có kinh nghiệm cũng như quá trình làm việc trước đó.
Những bạn làm việc tại vị trí Internship/Fresher sẽ không cần phải làm việc toàn thời gian. Thay vào đó, bạn có thể làm việc vào 1 buổi/ngày hoặc các buổi trống lịch học. Internship/Fresher sẽ hỗ trợ chính cho các bạn Junior IT. Các đặc điểm của vị trí Internship/Fresher như sau:
- Yêu cầu: Internship/Fresher sẽ phù hợp cho các bạn sinh viên năm cuối hoặc vừa ra trường, đã có khả năng lập trình cơ bản, có thể sử dụng thành thạo được từ 1 – 2 loại ngôn ngữ lập trình. Vị trí Internship/Fresher.
- Quản lý trực tiếp: Thường thuộc sự quản lý và hướng dẫn của các Junior IT trong phòng làm việc.
- Mức thu nhập: Từ 100 – 250$/tháng (tương đương 2.500.000 – 5.000.000 đồng/tháng).
Tìm hiểu thêm: Học IT Có Khó Không? Cơ Hội Việc Làm Của Ngành IT Sau Khi Ra Trường?
Junior – IT Sơ cấp
Junior là một trong các cấp bậc trong ngành IT, sau khi bạn đã trải qua cấp bậc Internship/Fresher. Junior sẽ là thuật ngữ để chỉ các bạn nhân viên IT mới vào nghề và thường có khá ít kinh nghiệm.
Khái niệm Junior cũng được sử dụng để chỉ cho những người tuy có trình độ chuyên môn tốt nhưng kinh nghiệm chưa được nhiều. Các đặc điểm để bạn hình dung được rõ hơn về vị trí Junior như sau:
- Yêu cầu: Các bạn nhân viên IT có kinh nghiệm từ 0 – 3 năm trong lĩnh vực đang làm việc. Viết được các loại mã đơn giản, có kiến thức cơ bản về vòng đời của ứng dụng, phần mềm. Am hiểu về dịch vụ CSDL, ứng dụng.
- Quản lý trực tiếp: Senior hoặc các team leader.
- Mức thu nhập: Từ 500 – 1.000$ (tương đương 11.000.000 – 22.800.000 đồng/tháng).
Tìm hiểu thêm: Junior Developer Là Gì? Mức Thu Nhập Có Cao Không?
Senior – IT lâu năm
Senior là cấp bậc thứ 3 trong danh sách ngày hôm nay. Họ là những người làm việc có kinh nghiệm ít nhất từ 4 – 10 năm, sau khi đã trải qua vị trí Internship/Fresher và Junior. Họ sẽ đảm nhiệm các công việc, nhiệm vụ yêu cầu cao hơn về kiến thức chuyên môn, khả năng quản lý dự án của mình. Một Senior sẽ có những đặc điểm như sau:
- Yêu cầu: Là những người có kinh nghiệm từ 4 – 10 năm trong ngành nghề làm việc. Nắm vững được các kiến thức chuyên môn, lập trình được các ứng dụng khó, phức tạp. Có kiến thức vững vàng về vòng đời phần mềm, ứng dụng, dịch vụ ứng dụng, CSDL,… Thành thạo làm việc trong các bộ phận, dự án khác nhau.
- Quản lý trực tiếp: Leader IT hoặc Trưởng phòng IT.
- Mức thu nhập: Từ 1.000 – 1.500$/tháng (22.800.000 – 34.200.000 đồng/tháng).
Tìm hiểu thêm: Kỹ Sư IT Là Gì? Lương Kỹ Sư IT Ở Việt Nam Cao Không?
Leader IT/Architect
Sau khi trải qua vị trí Senior, Leader Developer và Architect sẽ là các cấp bậc trong ngành IT tiếp theo mà bạn có thể lựa chọn. Tùy thuộc vào định hướng của mình, bạn có thể lựa chọn được vị trí phù hợp. Trong đó:
Leader IT
Là những vị trí sẽ thiên về hướng quản lý các dự án, họ sẽ có kỹ năng lập trình chuyên nghiệp và có khả năng quản lý, phân công nhân sự để hoàn thành dự án. Vị trí này cũng có thể được xem là quản lý cấp thấp, thuộc đội nhóm từ 2 – 3 người trong dự án. Mức lương của vị trí Leader trong ngành IT thường dao động từ 1.500 – 2.000$/tháng (Tương đương với 34.200.000 – 45.600.000 đồng/tháng).
Architect
Khác với Leader IT, Architect sẽ là vị trí đi sâu hơn vào việc thực hiện thiết kế, xây dựng các phần mềm. Ở vị trí này, bạn sẽ thực hiện chủ yếu các công việc liên quan đến những hệ thống phức tạp, cần khối lượng kiến thức, chuyên môn lớn nhiều hơn. Mức lương của vị trí Architect thường tương tự như vị trí Leader IT, từ 1.500 – 2.000$.
Mid-level Manager
Một trong các cấp bậc trong ngành IT tiếp theo chính là Mid-level Manager, hay là những quản lý cấp trung. Các Mid-level Manager sẽ là một trong những cấp bậc tiền đề để bạn có thể nhanh chóng thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Mid-level Manager thường sẽ quản lý các Senior, Leader IT, Architect,… Một số đặc điểm của vị trí này như sau:
- Yêu cầu: Thực hiện các công việc liên quan đến quản lý dự án, có quyền tuyển dụng, sa thải các lập trình viên, nhân viên IT trong thẩm quyền quản lý.
- Quản lý trực tiếp: Senior Leader hoặc CTO.
- Mức thu nhập: Từ 1.500 – 2.500$/tháng (tương đương 34.800.000 – 57.100.000 đồng/tháng).
Xem thêm: Khám Phá Lộ Trình Thăng Tiến Của Kỹ Sư Phần Mềm Mới Nhất
Senior Leader
Cấp bậc này tương đương với vị trí trưởng phòng ở những bộ phận khác. Họ sẽ đóng vai trò là người truyền cảm hứng, tạo động lực và đưa ra những quyết định cuối cùng liên quan đến công việc của nhân viên. Ngoài ra, họ sẽ cùng với ban giám đốc của doanh nghiệp tham mưu về những vấn đề liên quan đến định hướng phát triển của phòng công nghệ.
Mức lương của vị trí này có thể từ 2.000$/tháng trở lên (tương đương từ 57.100.000 đồng/tháng. Đối với những công ty công nghệ quy mô lớn, khi làm việc tại vị trí Senior Leader, bạn có thể thăng tiến lên thành CTO – Chief Technology Officer. CTO chính là cấp bậc cao nhất nếu bạn đang quan tâm đến các cấp bậc trong ngành IT.
Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hình dung được các cấp bậc trong ngành IT như thế nào. Trên thực tế, tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, hệ thống cấp bậc trong ngành IT có thể khác biệt đôi chút. Vì vậy, để hiểu rõ hơn cấp bậc trong doanh nghiệp mình, bạn có thể tham khảo ở bộ phận nhân sự hoặc quản lý trực tiếp của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm IT, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều cơ hội hấp dẫn hơn nhé.
>>>Xem thêm: Ngành lập trình máy tính ra làm gì? Học ở trường nào tốt?
Hình ảnh: Sưu tầm