Một trong những mức độ kiểm thử hiện nay đang được sử dụng khá nhiều chính là Unit Test. Đây là một trong những mức độ kiểm thử mang lại được nhiều lợi ích cho các dự án phát triển phần mềm. Nếu bạn đang tìm hiểu về Unit Test là gì cũng như những vấn đề xung quanh, hãy cùng topviecit.vn tham khảo ngay nội dung bài viết về Unit Test ngay sau đây.
Tìm hiểu về các khái niệm trong Unit Test là gì?
Để sử dụng Unit Test hiệu quả, bạn sẽ cần hiểu về Unit Test là gì. Ngoài ra, trong Unit Test sẽ có rất nhiều khái niệm khác liên quan mà bạn cần nắm rõ.
Unit Test là gì?
Unit là một thành phần PM được xem là nhỏ nhất mà bạn có thể tiến hành kiểm tra. Ví dụ như class, function, method hoặc procedure. Khi kiểm thử, phần mềm sẽ được chia thành các unit nhỏ để có thể kiểm tra được chất lượng chi tiết, kỹ càng hơn. Unit Test chính là quá trình kiểm tra các unit này.
Thay vì kiểm tra tổng thể của phần mềm, dự án, Unit Test sẽ thực hiện kiểm tra các unit nhỏ, từ đó cho ra kết quả chính xác hơn. Hay hiểu đơn giản hơn, Unit Test chính là một mức độ kiểm thử sẽ kiểm tra hết tất cả các phần mềm theo thành phần riêng lẻ nhỏ nhất.
Unit Testing sẽ được thực hiện ngay trong quá trình đang phát triển phần mềm. Mục đích của Unit Test chính là khoanh vùng và kiểm tra tính chính xác, đúng đắn của vùng code đang được test.
>>>Xem thêm: Regression Test Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Cho Người Mới
Các khái niệm trong Unit Test là gì?
Khi làm việc với Unit Test, sẽ có một số khái niệm liên quan mà bạn cần hiểu. Cụ thể như sau:
Assertion: Tuy hoạt động với đơn vị, mức độ nhỏ nhất trong phần mềm, nhưng quá trình thực hiện Unit Test sẽ cần nhiều bước được tiến hành lần lượt với nhau. Những bước trong Unit Test được gọi là Assertion. Những Assertion trong Unit Test sẽ có thể khác hoặc trùng nhau tùy vào mục đích thực hiện Unit Test là gì.
Test point: Được dùng để chỉ một Unit Test nhỏ nhất, chỉ chứa 1 Assertion. Test point sẽ gửi một thông điệp và nhận về các phản hồi theo giá trị đúng/sai. Test point sẽ được dùng để kiểm tra về tính đúng đắn của một chi tiết code.
Regression Testing: Là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một Unit Test được thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại sửa chữa nhiều lần, với cùng một lỗi giống nhau. Trường hợp này cũng có thể được gọi là Automated Testing.
Production Code: Phần mã chính của phần mềm và sẽ được bàn giao cho khách hàng sau khi hoàn thành.
Unit Testing Code: Phần mã phụ dùng để kiểm tra các mã chính. Không được bàn giao cho khách hàng.
Test Suite: Là tập hợp nhiều test case, định nghĩa cho từng con hệ thống hoặc từng module.
>>>Xem thêm: So Sánh Các Mô Hình Phát Triển Phần Mềm Hot Nhất 2022
Đặc điểm của Unit Test là gì?
Unit Test thường sẽ có thêm những đặc điểm mà bạn cần biết như sau:
Vòng đời của Unit Test
Bất kỳ một Unit Test nào cũng sẽ có vòng đời gồm 3 giai đoạn chính, bao gồm:
- Fail – giai đoạn trạng thái lỗi.
- Ignore – giai đoạn trạng thái tạm ngừng thực hiện.
- Pass – giai đoạn trạng thái làm việc.
Khi thực hiện Unit Test, 3 giai đoạn này sẽ hoạt động liên tục và luân phiên cho nhau. Một Unit Test được đánh giá hiệu quả khi có khả năng tự vận hành tốt, có thể thực hiện lặp đi lặp lại 3 giai đoạn trên nhiều lần. Hiện tại, đa số các PM đều có thể hiển thị được giai đoạn mà Unit Test đang hoạt động khá trực quan để bạn có thể theo dõi.
Unit Test hoạt động theo quy trình như thế nào?
Trên thực tế, không có quy trình chuẩn để Unit Test có thể hoạt động. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một quy trình của Unit Test gồm 4 bước chính như sau:
- Bước 1: Tập hợp dữ liệu cần thiết, ví dụ như khởi tạo đối tượng, lập bộ câu hỏi truy vấn, khoanh vùng mã kiểm tra.
- Bước 2: Khởi động các phương thức cần được kiểm tra.
- Bước 3: Rà soát hiệu quả của phương thức trong quá trình chúng đang làm việc.
- Bước 4: Dọn dẹp các tài nguyên, kết thúc quá trình kiểm tra.
>>>Xem thêm: Bug report là gì? Cách để viết Bug report chất lượng
Lợi ích của Unit Test là gì?
Khi sử dụng mức độ Unit Test trong kiểm thử phần mềm sẽ có những lợi ích như sau:
Lợi ích với hoạt động của doanh nghiệp
Tạo được môi trường lý tưởng để có thể kiểm tra được bất kỳ đoạn mã code nào. Unit Test có khả năng tìm, dò, phát hiện được các lỗi chính xác. Ngoài ra còn duy trì được sự ổn định của toàn bộ phần mềm. Từ đó giúp tiết kiệm được thời gian hoàn thiện dự án.
Phát hiện được các vấn đề liên quan đến thiết kế hệ thống xử lý, thiết kế mô hình, các thuật toán khi thực hiện không hiệu quả, các thủ tục quá hạn thời gian. Phát hiện các lỗi quan trọng có thể sẽ xảy ra trong các tình huống chạy thử phần mềm không hiệu quả.
Unit Test giúp tạo ra được hàng rào cho toàn bộ mã khối của phần mềm. Nếu có những thay đổi ở hàng rào này, lập trình viên sẽ nhận được thông báo về chúng.
Lợi ích với năng suất làm việc
Bên cạnh những lợi ích với doanh nghiệp, Unit Test còn đem lại một số lợi ích khác liên quan đến tăng năng suất làm việc. Ví dụ như:
- Giúp cho các Tester có thể giảm thiểu được thời gian kiểm thử phần mềm.
- Tăng phản hồi thông tin khi hoàn thành công việc.
- Là một trong những công cụ được sử dụng để đánh giá năng lực của người sử dụng.
Trên đây là chia sẻ ngắn về Unit Test. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về Unit Test là gì cũng như các khái niệm liên quan. Việc áp dụng Unit Test sẽ giúp cho dự án của bạn được hoàn thiện nhanh và chất lượng hơn.
>>>Xem thêm: Net Framework là gì? Tại sao nên cài đặt vào máy tính của bạn?
Hình ảnh: Sưu tầm