Trong dự án phần mềm, Design pattern là một trong các giải pháp đang được nhiều lập trình viên sử dụng phổ biến. Design pattern giúp các lập trình viên có thể giải quyết được một số vấn đề thiết kế phần mềm. Nếu bạn đang tìm hiểu về Design pattern là gì, tại sao nên sử dụng Design pattern, bài viết của topviecit.vn chi tiết về Design pattern sau đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Tìm hiểu về Design pattern là gì?
Tìm hiểu về Design pattern là gì cũng như những loại Design pattern hiện nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lý do nên sử dụng Design pattern. Cụ thể:
Design pattern là gì?
Design pattern hiểu đơn giản là mẫu thiết kế phần mềm. Design pattern được xem là một giải pháp mang tính khái quát (giải pháp chung) để có thể giải quyết những vấn đề thường gặp khi thiết kế phần mềm với lập trình hướng đối tượng OOP.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đúc kết và cho ra kết luận rằng, Design pattern vẫn đang là giải pháp tối ưu nhất để áp dụng khi giải quyết các vấn đề có tính chất tương tự nhau, lặp lại nhiều lần.
Trên thực tế, Design pattern không được sử dụng riêng cho bất kỳ ngôn ngữ nào, Bạn có thể áp dụng Design pattern cho hầu hết các ngôn ngữ hướng đối tượng OOP. Ví dụ như PHP, Java, C#, Python,…
>>>Xem thêm: Sự Khác Nhau Giữa System Testing Và Acceptance Testing
Các loại Design pattern
Hiện tại, Design pattern sẽ có đến 26 loại khác nhau. Tuy nhiên, chúng có thể được chia thành 3 nhóm chính như sau:
Nhóm Creational Pattern – khởi tạo
Bao gồm: Prototype, Abstract Factory, Builder, Factory, Singleton.
Nhóm Creational pattern được sử dụng để tạo đối tượng cho 1 class thích hợp. Class này được dùng để giải đáp cho vấn đề. Nhóm này đặc biệt hữu ích trong trường hợp khi bạn cần tận dụng tính đa hình, lựa chọn được lớp class khác nhau trong runtime.
Nhóm Structural Patterns – cấu trúc
Bao gồm: Flyweight, Bridge, Adapter, Facade, Composite, Decorator, Proxy.
Nhóm Design pattern này tạo ra các cấu trúc lớn hơn từ các phần riêng lẻ (ví dụ những class khác nhau). Structural Patterns được đánh giá rất đa dạng, có thể được sử dụng tùy vào cấu trúc được tạo ra, mục đích như thế nào.
Nhóm Behavioral Patterns – hành vi
Bao gồm: Interpreter, Chain of responsibility, Iterator, Command, Memento, Mediator, State, Observer, Template method, Strategy, Visitor.
Nhóm Design pattern này sẽ mô tả lại các tương tác giữa đối tượng, tập trung vào cách các đối tượng này tương tác với nhau như thế nào. Chúng được thực hiện để giảm bớt các lưu đồ phức tạp, tạo thành các liên kết đối tượng thuộc class khác nhau.
Nhóm thiết kế hành vi sẽ quan tâm đến thuật toán, việc phân chia trách nhiệm giữa đối tượng với nhau. Ngoài ra, chúng còn cung cấp các mẫu về sự giao tiếp giữa các class này.
>>>Xem thêm: Lập trình viên thi khối nào? Nên học lập trình ở trường nào?
Lý do nên sử dụng Design pattern là gì?
Hiện tại, vẫn có khá nhiều bạn, đặc biệt là các newbie vẫn thắc mắc về lý do nên sử dụng Design pattern là gì. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc này, hãy điểm qua một số lợi ích của Design pattern ngay sau đây. Chính những lợi ích này đã giúp cho Design pattern vẫn đang được nhiều người sử dụng. Bao gồm:
Tiết kiệm được kinh phí
Design pattern hiện được cung cấp dưới dạng miễn phí hoặc có phí, tuy nhiên phiên bản trả phí của Design pattern khá nhỏ. Do đó, khi sử dụng Design pattern, các lập trình viên có thể tiết kiệm được chi phí trong quá trình tạo ra các mẫu thiết kế phần mềm.
Tiết kiệm thời gian phát triển phần mềm
Design pattern sẽ cung cấp cho các lập trình viên giải pháp để tiếp cận các tiêu chuẩn ngành nhanh nhất giúp giải quyết một vấn đề lập đi lặp lại nào đó. Khi sử dụng Design pattern, bạn không cần tạo ra các phiên bản mới hoàn toàn, cũng không cần phát minh các bộ máy vận hành ở giai đoạn ban đầu.
Do đó sẽ giúp tiết kiệm được thời gian phát triển phần mềm hơn. Điều này cũng giúp bạn đạt được hiệu quả công việc tốt hơn, từ đó giúp tiết kiệm được chi phí hiệu quả.
Độ bền cao, tái sử dụng tốt
Các Design pattern luôn có độ bền khá cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể tái sử dụng được Design pattern mạnh mẽ hơn. Các mẫu thiết kế này cũng giúp giảm TCO (tổng chi phí sở hữu) của sản phẩm phần mềm xuống. Design pattern cũng giúp bạn viết các đoạn mã code nhanh hơn bằng cách giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về dự án đang triển khai.
Dễ hiểu, dễ gỡ lỗi
Đối với Design pattern, các mẫu thiết kế đã được xác định sẵn. Do đó, khi sử dụng Design pattern, bạn cũng có thể nhận thấy rằng, các mã code dễ hiểu, dễ gỡ lỗi hơn so với thông thường.
Design pattern cũng phù hợp ngay cả với những người mới bắt đầu sử dụng bởi tính dễ hiểu của nó. Bạn sẽ dễ dàng kiểm tra được việc áp dụng các mẫu Design pattern đã dùng trước đó có phù hợp hay không.
>>>Xem thêm: Những kỹ năng và kiến thức cần có của lập trình Front End là gì?
Một số ưu điểm khác
Ngoài những lợi ích trên, Design pattern cũng có thêm một số ưu điểm khác như:
- Sản phẩm phần mềm khi sử dụng Design pattern có thể linh hoạt bảo trì, sửa đổi dễ dàng hơn.
- Cung cấp được giải pháp tổng quát để tăng tốc độ phần mềm.
- Đưa ra được hướng đi để giúp giải quyết được vấn đề đang xảy ra.
- Giúp cho các lập trình viên hiểu được code của người khác nhanh hơn.
Design pattern đã và vẫn đang được sử dụng phổ biến hơn khi lập trình các phần mềm. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu Design pattern là gì. Bạn nên học thêm về Design pattern để giúp quá trình phát triển, lập trình được hiệu quả và thuận tiện hơn.
>>>Xem thêm:
Hình ảnh: Sưu tầm