debugger-la-gi

Debugger là gì? Tất cả những điều mà bạn cần biết về Debug

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Các khái niệm Bug, debug và Debugger là gì vẫn là những vấn đề mà nhiều bạn lập trình viên mới và cũ đều quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về những khái niệm này, hãy cùng topviecit.vn tham khảo ngay bài viết “Debugger là gì? Vai trò của Debug trong lập trình là gì? ngay sau đây.

Tìm hiểu về Debugger là gì?

Để hiểu hơn về khái niệm Debugger là gì, bạn sẽ cần phải hiểu về bug và debug. Cụ thể như sau:

Debugger là gì?

Debugger chính là một phần mềm mà tại đó các lập trình viên (developer) sẽ sử dụng để kiểm tra, khắc phục các lỗi bug trong các chương trình. Một Debugger được xem là một công cụ gỡ lỗi.

Debugger sẽ sử dụng các chương trình để chạy trực tiếp và mô phỏng phần mềm. Từ quá trình đó sẽ giúp khắc phục được các bug ở mức độ chính xác hơn. Tuy vậy, Debugger cũng có thể làm giảm tốc độ thực thi của chương trình.

Đa số các Debugger đều chạy được chương trình theo từng bước. Debugger sẽ dừng lại tại các điểm lỗi của bug, sửa đổi trạng thái chương trình đang được kiểm tra.

>>>Xem thêm: Kafka Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Kafka

Tìm hiểu về Debugger là gì?
Tìm hiểu về Debugger là gì?

Bug và nguyên nhân bug

Bug là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những lỗi kỹ thuật khi các lập trình viên đang xây dựng, phát triển, vận hành các chương trình. Một chương trình có thể tồn tại nhiều bug và dẫn đến việc chương trình không thể thực thi hoặc tệ hơn thế.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất hiện các lỗi bug. Ví dụ như:

  • Do người lập trình viên thực hiện những đoạn code quá dài, không cần thiết dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình viết chúng.
  • Thiếu thông tin, hiểu sai vấn đề, nhu cầu của khách hàng, lập trình viên cần thực hiện implement, từ đó khiến các bug xuất hiện.
  • Thực hiện xây dựng chương trình trong thời gian quá gấp.
  • Code không được “sạch”, dễ hiểu hơn chính là việc các lập trình viên xử lý các lỗi code chưa hoàn chỉnh, thiếu data validate,…
  • Quá trình test chưa thành thạo.

>>>Xem thêm: Học Python Để Làm Gì? Tại Sao Nên Học Python?

Debug và vai trò của debug

Debug là quá trình các developer thực hiện kiểm tra, phát hiện lỗi và sửa chữa các lỗi có trong phần mềm đó. Hay hiểu đơn giản hơn, debug chính là nhóm hành động fix bug (gỡ lỗi) trong quá trình phát triển phần mềm. Một chương trình lập trình sẽ có hàng ngàn đoạn mã code khác nhau. Do đó, việc sửa chữa nếu có các bug sẽ không phải là điều dễ dàng.

Vai trò của debug chính là tìm và phát hiện các bug hiện có. Sau đó lập trình viên sẽ thực hiện fix các bug đã đó để chương trình có thể thực thi được.

Debug cũng được sử dụng như một quá trình để developer xem lại và hiểu rõ hơn về một chương trình nào đó. Vì vậy, trong một số trường hợp, debug còn đóng vai trò là một công cụ để đánh giá được trình độ của lập trình viên như thế nào.

Debug cũng là một yếu tố để đánh giá khả năng của developer
Debug cũng là một yếu tố để đánh giá khả năng của developer

Lưu ý khi thực hiện debugger là gì?

Vậy những lưu ý trong quá trình trình thực hiện Debugger là gì? Nó sẽ bao gồm một số phương pháp để debug hiệu quả, các thói quen xấu cần loại bỏ để giảm bug cũng như cách để tăng tốc độ của debug tốt hơn.

Một số phương pháp debug hiệu quả

Có khá nhiều phương pháp để bạn thực hiện debug hiện nay, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

  • Debugging tool: Công cụ này có phương thức hoạt động can thiệp sâu vào các nguồn code để thực hiện debug.
  • Logging: Là một thao tác tạo mẫu ghi lại thông tin ứng dụng, đảm bảo lập trình viên có thể hiểu rõ được chương trình của họ.
  • Print Lining: Đây cũng là một trong những cách để debug được nhiều lập trình viên sử dụng. Bạn chỉ cần thêm nguồn code vào lệnh có chức năng in những thông tin cần theo dõi.

>>>Xem thêm: Design Pattern Là Gì? Những Lý Do Nên Sử Dụng Design Pattern

Thói quen xấu có thể làm tăng bug

Sẽ có một số thói quen mà nhiều lập trình viên mắc phải gây tăng các bug có thể gặp. Do đó, bạn có thể lưu ý hạn chế những thói quen này để giúp giảm được số lượng bug xuất hiện trong chương trình. Bao gồm:

  • Sử dụng các đoạn mã code nhưng chưa thực sự hiểu về nó, đây được xem là một trong những thói quen mà nhiều developer gặp phải.
  • Trì hoãn “để ngày mai sửa” cũng sẽ khiến cho tình trạng bug tăng lên, ngoài ra thói quen này cũng sẽ khiến cho bạn quên đoạn code cần sửa và nên sửa nó như thế nào.
  • Không viết lại các comment khi lập trình.
  • Đánh giá thấp khả năng bảo mật của hệ thống.
  • Chỉ lập trình, không quan tâm đến khả năng sản phẩm có thể mở rộng sau này.

Cách tăng tốc độ debugger là gì?

Để có thể tăng tốc độ debug nhanh hơn, giảm thiểu thời gian làm việc, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Sử dụng các chú thích (comment) sau khi hoàn thành một đoạn code, từ đó dễ dàng kiểm tra, sửa lỗi được quá trình chạy chương trình.
  • Tận dụng Error Message trong quá trình tìm kiếm, sửa các lỗi sai.
  • Đặt tên cho các hàm, biến có ý nghĩa hơn.
  • Sử dụng Breakpoint để kiểm soát giá trị biến, kiểm tra chương trình hiện đang chạy đến vị trí nào, lỗi xuất hiện ở đâu.
Hãy đặt tên các hàm, biến để tăng tốc độ debug nhanh hơn
Hãy đặt tên các hàm, biến để tăng tốc độ debug nhanh hơn

Trên đây là bài viết chia sẻ về bug, debug và debugger. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu hơn về debugger là gì và các khái niệm xung quanh nó. Từ đó giúp quá trình làm việc của bạn được hiệu quả hơn.

>>>Xem thêm: Heroku Là Gì? Chi Tiết Về Nền Tảng Đám Mây Heroku

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *