Bugzilla được ra đời để giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý, theo dõi và kiểm soát dự án. Tuy vậy, với nhiều bạn lập trình viên hiện nay, khái niệm Bugzilla là gì và cách sử dụng Bugzilla như thế nào vẫn đem lại cho họ nhiều sự khó khăn. Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này, bài viết chi tiết hơn về Bugzilla là gì dưới đây của topviecit.vn sẽ hữu ích với bạn.
Tổng quan về công cụ Bugzilla là gì?
Để biết cách cài đặt và sử dụng Bugzilla như thế nào, hãy tìm hiểu qua về khái niệm cũng như chức năng của Bugzilla là gì. Cụ thể như sau:
Bugzilla là gì?
Bugzilla là một trong những hệ thống phần mềm được thiết kế và xây dựng để theo dõi các lỗi của mã nguồn mở. Bugzilla sẽ cho phép người dùng là cá nhân, nhóm các Developer có thể giám sát, theo dõi được những lỗi đang xảy ra ở trong quá trình thực hiện dự án của họ được hiệu quả hơn.
Trong đó, đội ngũ QC (Quality Control) – kiểm tra chất lượng phần mềm sẽ là những người có trách nhiệm quản lý Bugzilla. Bugzilla sẽ giúp cho các cá nhân, đội nhóm Developer có thể kiểm thử phần mềm, quản lý được các bug hiệu quả hơn. Hiện tại Bugzilla vẫn đang là một hệ thống được sử dụng khá phổ biến bên cạnh Jira hoặc Bugherd.
>>>Xem thêm: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Những hệ CSDL thường dùng nhất
Các thành phần của Bugzilla là gì?
Một hệ thống Bugzilla sẽ bao gồm những thành phần như sau:
- Administration: Là người thực hiện quản lý một bug nào đó trong Bugzilla.
- Bugzilla – General: Là quá trình tạo, thay đổi và thực hiện xem các bugs.
- Query/Buglist: Là những nội dung/vấn đề liên quan đến quá trình, hoạt động tìm kiếm lỗi cũng như kiểm tra buglist trong dự án.
- Hệ thống các hoạt động sẽ được thực hiện để gửi Bugzilla, những hoạt động này sẽ có liên quan đến email, ví dụ như post lỗi, sửa lỗi,…
- Tài khoản của người dùng: Bao gồm hoạt động quản lý tài khoản của người dùng, tạo tài khoản, các truy vấn đã lưu, đăng nhập, thay đổi mật khẩu,…
- Hệ thống giao diện của người sử dụng.
Chức năng, tính năng của Bugzilla là gì?
Một hệ thống Bugzilla khi được sử dụng sẽ đem lại những chức năng cũng như tính năng hữu ích như sau:
Chức năng của Bugzilla là gì?
- Giúp các Developer có thể quản lý miễn phí quy trình sửa lỗi cho dự án, phần mềm.
- Quản lý được quy trình hoạt động, tiến độ thực hiện test các lỗi bugs của từng dự án khác nhau.
- Bugzilla sẽ cho phép nhiều user trong một đội nhóm làm việc cùng lúc, từ đó sẽ dễ tìm kiếm, phân bổ được công việc phù hợp và hiệu quả hơn cho từng thành viên.
- Giúp cập nhật được thông tin cho mỗi thành viên của dự án. Việc cập nhật này sẽ được thực hiện qua chức năng gửi mail (thư điện tử).
>>>Xem thêm: Khám phá những chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Tính năng nổi bật của Bugzilla là gì?
- Giúp tìm kiếm lỗi bugs nhanh chóng, mạnh mẽ hơn.
- Thông báo toàn bộ thay đổi liên quan đến các bugs của dự án.
- Theo dõi được toàn bộ lịch sử thay đổi các lỗi bugs, sự phụ thuộc của các lỗi bugs và vẽ sơ đồ phù hợp.
- Quản lý tệp đính kèm hiệu quả hơn cho Developer.
- Xây dựng được lược đồ bảo mật chi tiết và được tích hợp dựa trên sản phẩm.
- Được kiểm tra bảo mật hoàn toàn và chạy dưới chế độ độc hại của Perl
- Giao diện người dùng web hoàn toàn có thể tùy chỉnh và/hoặc cục bộ hóa.
- Có thể mở rộng cấu hình và thường xuyên nâng cấp các phiên bản Bugzilla.
Hướng dẫn về cài đặt, sử dụng Bugzilla
Để thực hiện cài đặt và sử dụng được Bugzilla, bạn có thể theo dõi hướng dẫn ngắn gọn sau đây:
Cách cài đặt Bugzilla
Đối với cách cài đặt Bugzilla, bạn sẽ cần thực hiện theo các thứ tự như sau:
- Thực hiện cài đặt Perl phiên bản 5.8.1 hoặc phiên bản cao hơn. Không nên cài bằng phiên bản 5.16 bởi sẽ không có hỗ trợ Template-Toolkit cho bạn. Link cài: http://www.perl.org/
- Thực hiện cài đặt Database Engine. Đối với Database bạn sẽ cài đặt MySQL (http://www.mysql.com), PostgreSQL và Oracle.
- Cài đặt Webserver.
- Cài đặt Bugzilla. Tải tại link http://www.bugzilla.org/download/ hoặc https://wiki.mozilla.org/Bugzilla:Bzr.
- Sau đó, bạn sẽ cài đặt tiếp các module của Perl trong hệ thống.
- Tiếp theo, thực hiện cài đặt Mail Transfer Agent. Nên lựa chọn phiên bản Sendmail 8.7 hoặc cao hơn, bạn cũng có thể sử dụng một MTA khác tương thích với phiên bản này của Sendmail.
- Cuối cùng, thực hiện cài đặt các cấu hình để bắt đầu sử dụng Bugzilla.
Sử dụng Bugzilla như thế nào?
Để sử dụng được Bugzilla, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tạo tài khoản user và login
- Truy cập vào trang chủ Bugzilla. Lựa chọn “New account”.
- Nhập địa chỉ email tại ô “email address”. Click chọn nút “Send”.
- Kiểm tra hòm thư email vừa đăng ký để nhận email xác nhận, sau đó bấm vào đường link trong email.
- Sau khi click vào đường link, bạn sẽ quay trở lại Bugzilla để cài đặt pass để hoàn thành quá trình đăng ký.
- Thực hiện login theo hướng dẫn bình thường tại hệ thống.
Bước 2: Thực hiện post bug mới lên theo hướng dẫn của hệ thống Bugzilla.
Bước 3: Cập nhật các thông tin của bug để thực hiện kiểm tra bug.
Trên đây là bài viết ngắn gọn về Bugzilla. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu hơn về Bugzilla là gì cũng như cách cài đặt, sử dụng Bugzilla như thế nào. Có thể thấy rằng, Bugzilla vẫn đang là một hệ thống quản lý bug khá hữu ích cho các Developer hiện nay.
>>>Xem thêm: UX Design Là Gì? Công Việc Và Mức Thu Nhập Của UX Design Là Gì?
Hình ảnh: Sưu tầm