Game tester là công việc được nhiều game thủ theo đuổi vì tính ổn định cũng như thu nhập tốt. Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu Game tester là gì và mô tả chi tiết về công việc này nhé.
Game tester là gì?
Game tester là những người thử nghiệm trò chơi. Họ chịu trách nhiệm chơi tất cả các cấp độ của trò chơi trong suốt quá trình phát triển để tìm lỗi và bất kỳ vấn đề nào với trải nghiệm người dùng tổng thể. Họ có thể làm việc tại các công ty game hoặc là cộng tác viên với những đơn vị sản xuất game này.
Game tester là người cần thiết cho mọi nền tảng, thể loại. Họ giúp nhà sản xuất khám phá được những lỗi tiềm ẩn còn sót lại trong trò chơi trước khi phát hành. Bên cạnh đó, họ cũng giúp nhà phát hành hiểu hơn về trải nghiệm mà người chơi thực tế sẽ được cảm nhận như thế nào, nên chỉnh sửa ra sao để game trở nên thu hút hơn,…
Tìm hiểu thêm: Tester là gì? Công việc tester là làm gì?
Công việc của Game tester là gì?
Vậy công việc và nhiệm vụ của Game tester là gì? Tùy thuộc vào hình thức làm việc là fulltime, parttime hay freelancer mà nhiệm vụ của một game tester là gì sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung, vị trí này sẽ gồm những nhiệm vụ như sau:
- Tập trung vào kiểm tra trải nghiệm của người dùng đối với một trò chơi từ quan điểm kỹ thuật qua nhiều lần.
- Viết báo cáo lỗi chi tiết và ghi lại mọi sự cố mà họ gặp phải. Ví dụ như điểm nào trong trò chơi chưa thu hút, điểm nào thú vị,…
- Kiểm tra các phiên bản khác nhau của trò chơi bao gồm cả phiên bản PC và console nếu có.
- Cung cấp phản hồi trung thực, có giá trị về bất kỳ sự cố hoặc vấn đề nào gặp phải trong quá trình thực hiện test game, giúp các Game Designer biết rõ hơn về nơi cần tập trung cải tiến.
Quy trình thực hiện test game cơ bản
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Game Tester sẽ thực hiện quy trình kiểm nghiệm game gồm những bước cơ bản sau:
- Thử nghiệm tổng thể: Thử nghiệm ban đầu với những mô hình, thiết kế cơ bản trong lối chơi. Thường sẽ phối hợp với bộ phận Game Designer để thực hiện nhiệm vụ này.
- Thử nghiệm trò chơi nội bộ: Thực hiện thử nghiệm toàn diện hơn. Kiểm tra, tìm những lỗi trục trặc còn có trong trò chơi. Quá trình này thường sẽ là sự làm việc phối hợp của các Game Tester với nhau.
- Thử nghiệm mù: Bước này được thực hiện với những Game tester chưa có bất kỳ kiến thức nào với trò chơi để nhận phản hồi về sự hấp dẫn, hiệu suất và các vấn đề về game.
- Thử nghiệm cuối cùng: Được thực hiện trước khi trò chơi phát hành. Mục đích của bước này là để cải thiện về thẩm mỹ và yếu tố thiết kế thay vì yếu tố chức năng như những bước trên.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Quy Trình Kiểm Thử Phần Mềm Cơ Bản
Kỹ năng cần có ở Game tester là gì?
Trong thời đại kỹ thuật số và nhu cầu giải trí tăng cao, Game tester là một nghề vô cùng tiềm năng. Muốn trở thành tester trong lĩnh vực game bạn cần có những kỹ năng sau:
Nhóm kỹ năng kỹ thuật – chuyên môn
Là một Game Tester, bạn sẽ cần phải có những kỹ năng liên quan đến kỹ thuật, chuyên môn như sau:
- Hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến thiết kế trò chơi để hiểu được những yếu tố đồ họa trong game được sử dụng như thế nào, có đang phù hợp với trò chơi không,…
- Có kiến thức chuyên ngành máy tính, game, biết sử dụng và hiểu một số ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng trong các trò chơi.
- Hiểu biết về quy trình kiểm thử và kiểm soát chất lượng của phần mềm.
- Có các kiến thức về công nghệ hiện đại bởi hầu hết các trò chơi muốn phát hành thành công cần phải bắt kịp những xu hướng về người dùng, công nghệ tại thời điểm đó.
- Có kiến thức về mã hóa, lập trình để giúp bạn hiểu hơn về những giao diện trong game, các công cụ trong game có đang được lập trình phù hợp không.
- Có kiến thức về phần cứng để biết được những chi tiết, thiết bị có thể tích hợp và cài đặt được trò chơi.
Tìm hiểu thêm: Ngôn Ngữ Máy Tính Là Gì? Ứng Dụng Như Thế Nào?
Những kỹ năng mềm hỗ trợ công việc
Bên cạnh những kỹ năng kỹ thuật và chuyên môn ở trên, Game Tester cũng phải có kỹ năng mềm để đảm bảo công việc hiệu quả và thuận lợi hơn. Bao gồm như sau:
- Chú ý đến chi tiết và tỉ mỉ trong công việc.
- Có khả năng logic, lý luận nhạy bén để hiểu về cách thức hoạt động của trò chơi, logic trò chơi và mục tiêu của trò chơi.
- Có kỹ năng giao tiếp linh hoạt bằng lời nói và văn bản.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề, áp dụng được tư duy thuật toán, tư duy phân tích, phản biện để đánh giá được vấn đề, đưa ra các quyết định hợp lý trong quá trình test game.
- Có khả năng làm việc dưới áp lực và đáp ứng đúng deadline.
- Có sự kiên nhẫn để thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.
- Có tính linh hoạt và khả năng thích ứng với các quy trình khác nhau.
Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ hiểu thêm về 1 việc làm nổi bật hiện nay, Game tester là gì và công việc của Game tester là như thế nào? Đừng quên truy cập vào TopCV để cập nhật những tin tức thú vị và cơ hội việc làm game tester cũng như các việc làm IT hấp dẫn khác nhé.