Tech lead là gì? Nhiệm vụ và vai trò của tech lead trong team

Tech lead là gì? Nhiệm vụ và vai trò của tech lead trong team

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Tech lead là một trong những vị trí quản lý trong bộ phận IT của doanh nghiệp. Tuy vậy, khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về Tech lead là gì và nhiệm vụ của họ như thế nào? Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu ngay nhé.

Tech lead là gì?

Tech lead hay Technical leader các kỹ sư phần mềm giám sát chất lượng công việc của nhóm phát triển phần mềm và đảm bảo sự thành công của các giải pháp được giao với vai trò trưởng nhóm kỹ thuật. Vị trí này thường bị nhầm lẫn với Engineering Manager (giám đốc kỹ thuật). 

Tuy vậy, đây là 2 vị trí có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tuy cùng đóng vai trò là những người quản lý nhưng Giám đốc kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến con người, tổ chức, năng suất nhóm. Trong khi đó, Trưởng nhóm kỹ thuật sẽ tập trung chính vào vấn đề cải tiến hệ thống.

Tech Lead là trưởng nhóm kỹ thuật trong một dự án công nghệ
Tech Lead là trưởng nhóm kỹ thuật trong một dự án công nghệ

Khi làm việc tại vị trí này, yêu cầu về chuyên môn phát triển phần mềm của nhân sự sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, họ cũng phải có sự kết hợp cộng tác chặt chẽ với các Developer và những người quản lý khác của dự án. Với tư cách là một Trưởng nhóm, nếu làm việc ở vị trí này, bạn sẽ là người xác định tầm nhìn kỹ thuật, triển khai dự án cùng với team của mình.

Tìm hiểu thêm:

Vai trò, nhiệm vụ của Tech lead?

Vậy, vai trò và nhiệm vụ của một Tech Lead là gì? Trên thực tế, phần mô tả chi tiết về vấn đề này sẽ khác biệt tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, công ty. Tuy vậy, nhìn chung trách nhiệm, vai trò của một Tech Lead sẽ bao gồm những vấn đề sau:

Thiết lập các khuôn khổ, chuẩn mực cho team

Nhiệm vụ này của Tech Lead sẽ bao gồm các công việc như sau:

  • Hiểu rõ về nguồn lực dự án, mức độ phức tạp, nhân lực, thời gian và các rủi ro liên quan đến dự án. Điều này sẽ bao gồm tất cả các kinh nghiệm, kết quả của dự án đó. 
  • Xác định, giải thích và lựa chọn được các phương pháp hay nhất để triển khai dự án hiệu quả.
  • Thiết lập các khuôn khổ, tiêu chuẩn trong nội bộ team thực hiện dự án đó.

Định hướng yếu tố kỹ thuật cho dự án

Bên cạnh thiết lập các khuôn khổ, chuẩn mực, người làm trưởng nhóm kỹ thuật cũng cần:

  • Thiết lập, đưa ra định hướng liên quan đến yếu tố kỹ thuật cho dự án. Ví dụ như nên sử dụng ngôn ngữ lập trình nào, các công cụ nào,…
  • Tham gia vào quá trình tối ưu hóa hiệu suất cho sản phẩm, dự án.
  • Cộng tác cùng với các chuyên gia, developer khác để thay đổi các yếu tố về mạng, phần cứng khi cần thiết.
  • Đảm bảo cho hệ thống phần mềm, dự án được xây dựng phù hợp với hệ sinh thái của doanh nghiệp.

Xây dựng đội ngũ nhân sự

Quản lý các vấn đề liên quan đến con người, nhân sự cũng là một nhiệm vụ của người làm Leader. Cụ thể:

  • Xác định những nhân sự phù hợp với yêu cầu của dự án, phù hợp với hệ sinh thái công ty.
  • Nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên.
  • Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, nhân sự phù hợp với doanh nghiệp.
  • Tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự mới, giúp họ hòa nhập nhanh hơn trong công việc.
  • Tạo động lực, tôn trọng và giúp nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm: Các tiêu chí tuyển dụng kỹ thuật viên máy tính bạn nên biết

Xây dựng đội ngũ nhân sự là một vị trí quan trọng của người làm quản lý
Xây dựng đội ngũ nhân sự là một vị trí quan trọng của người làm quản lý

Công việc liên quan đến quản lý

Những nhiệm vụ liên quan đến quản lý của Technical Lead thường sẽ bao gồm như sau:

  • Đưa ra những đánh giá chi tiết về quá trình phát triển dự án.
  • Kịp thời phát hiện các tình huống phát sinh, giải quyết nhanh chóng để không làm tắc nghẽn dự án.
  • Sắp xếp chính xác thứ tự ưu tiên của các hoạt động là như thế nào.
  • Theo dõi tiến độ các dự án của nhóm và tất cả các nhiệm vụ liên quan đến họ thành viên trong đội nhóm.
  • Xác định và giảm thiểu rủi ro, tăng mức năng suất của các thành viên và đảm bảo rằng họ có thể luôn cập nhật theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số nhiệm vụ khác của Tech Lead

Ngoài những nhiệm vụ chính ở trên, người làm Quản lý kỹ thuật cũng sẽ thực hiện thêm một số nhiệm vụ như sau:

  • Phân tích dữ liệu và tạo báo cáo chi tiết tập trung vào các chỉ số phát triển và KPI có liên quan.
  • Tối ưu hóa hiệu suất phân phối phần mềm bằng cách xác định và đo lường KPI để xác định các cơ hội cải tiến.
  • Giám sát chặt chẽ các chỉ số KPI liên quan như số liệu hoạt động CI/CD, các số liệu hoạt động PR, số liệu hoạt động mã,…
Trưởng nhóm kỹ thuật cũng cần phải giám sát các chỉ số KPI của đội nhóm
Trưởng nhóm kỹ thuật cũng cần phải giám sát các chỉ số KPI của đội nhóm

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí Tech lead và những nhiệm vụ của họ như thế nào. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến việc làm ở vị trí này, đừng quên truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều cơ hội hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó tại chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm cũng đang có rất nhiều kiến thức về IT đang chờ bạn khám phá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *