Sự khác nhau giữa BA và DA là gì? Hai vị trí này có phải là một?

Sự khác nhau giữa BA và DA là gì? Hai vị trí này có phải là một?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

BA và DA là 2 vị trí khá HOT hiện nay trong lĩnh vực IT. Tuy vậy khá nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau giữa BA và DA là gì. Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu về sự khác nhau giữa BA và DA là gì nhé.

Sự khác nhau giữa BA và DA trong khái niệm

Điểm đầu tiên về sự khác nhau giữa BA và DA chính khái niệm của 2 vị trí này. Cụ thể như sau:

BA – Business Analyst là gì?

Business Analyst hay BA là những chuyên gia thực hiện phân tích và xác định những giải pháp kỹ thuật đối với vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ thực hiện quy trình phân tích các data có liên quan đến vận hành kinh doanh, chuyển hóa các data đó thành những dữ liệu có ích cho tổ chức, doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. 

Vậy, có thể hiểu rằng, công việc của BA sẽ phục vụ nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh. Phạm vi công việc của BA cũng mang tính chất bao quát hơn so với DA. Mục đích của BA là dựa vào data thu thập được để đưa ra các chiến lược, chương trình cải tiến phù hợp cho các bên liên quan.

Tìm hiểu thêm: IT Business Analyst là gì? Mô tả công việc IT Business Analyst

BA và DA đều là những chuyên gia liên quan đến phân tích dữ liệu
BA và DA đều là những chuyên gia liên quan đến phân tích dữ liệu

DA – Data Analyst là gì?

Data Analyst hay DA cũng là những chuyên gia sẽ thực hiện làm việc với quá trình tổng hợp, phân tích dữ liệu vào tạo ra những bản báo cáo phù hợp. Công việc của DA sẽ mang tính chất chi tiết hơn, họ làm việc chủ yếu và trực tiếp với số liệu. Bao gồm từ những số liệu sơ cấp, thứ cấp đến cao cấp chuyên sâu.

Mục đích của hoạt động DA là từ những bảng số liệu và chuyển cho các bên liên quan, từ đó giúp các bên có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong tương lai. Quá trình đọc hiểu và đưa ra được nhận xét của DA cần có nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng, do đó vị trí này cũng rất quan trọng trong doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Lộ Trình Thăng Tiến Từ Data Analyst Intern Đến Chief Data Officer

Một số sự khác nhau giữa BA và DA khác

Sau khi đã hiểu về sự khác nhau giữa BA và DA trong khái niệm, hãy cùng tìm hiểu thêm về sự giống nhau và sự khác nhau giữa BA và DA khác trong phần tiếp theo nhé.

DA và BA giống nhau như thế nào?

Trên thực tế, khá nhiều doanh nghiệp thường không phân tách 2 vị trí BA và DA. Bởi họ thường không nhận ra được sự khác nhau của 2 vị trí này. Thay vào đó, họ thường dựa vào những điểm tương đồng, giống nhau của 2 vị trí này như sau:

  • Yêu cầu về tố chất giống nhau bởi đều liên quan đến hoạt động phân tích dữ liệu.
  • Hai vị trí đều dựa vào phân tích dữ liệu để tìm ra các nhận định, giải pháp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Để làm tốt và phát triển trong vị trí này cần có chuyên môn trong lĩnh vực mà mình hoạt động, ví dụ như công nghệ phần mềm.
  • Cả 2 vị trí này đều yêu cầu về có tư duy toán học và khả năng làm việc với dữ liệu.

Do đó, trên thực tế rất nhiều bạn ứng viên cũng đang nhầm lẫn giữa 2 vị trí này và không biết nên lựa chọn công việc nào. Một lời khuyên cho bạn với câu hỏi này chính là hãy lựa chọn dựa vào sở thích và định hướng phát triển của bạn.

Hai vị trí BA và DA có nhiều điểm giống nhau
Hai vị trí BA và DA có nhiều điểm giống nhau

Khác nhau về hạng mục công việc

Hạng mục công việc là điểm khác nhau đầu tiên của BA và DA. Cụ thể:

  • BA: Sẽ thực hiện cung cấp các đặc tả chức năng, thiết lập nền tảng cho quá trình thiết kế hệ thống công nghệ. BA cung cấp các kiến thức kinh doanh có ý nghĩa cho doanh nghiệp.
  • DA: Sẽ thực hiện trích xuất ý nghĩa từ những dữ liệu đã thu thập và phân tích chúng. DA có thể thực hiện tự động hóa một số nhiệm vụ của BA nhanh chóng.

Xem thêm: Thực Tập Sinh Data Analyst Làm Gì? Lương Bao Nhiêu?

Khác nhau trong tương tác người dùng

Trong tương tác với người dùng, sự khác nhau giữa BA và DA như sau:

  • BA: Có nhiều tương tác trực tiếp với khách hàng, người dùng hệ thống hơn. Họ sẽ thường là người thực hiện phỏng vấn với người dùng để biết về nhu cầu cải thiện công nghệ,…
  • DA: Thường chỉ tương tác với những chuyên gia trong chủ đề cần phải xác định, phân tích dữ liệu. Phần lớn công việc của DA là làm việc độc lập.

Sự khác biệt về mức thu nhập

Trên thực tế sự chênh lệch về mức thu nhập của BA và DA không quá cao. Trong khi DA có thể đạt được mức lương trung bình khoảng 700 USD/tháng, thì vị trí BA cũng có mức lương trung bình tương đương khoảng 750 USD/tháng. Đối với những cấp bậc từ Senior trở lên thì mức lương này có thể từ 1000 USD/tháng.

Tìm hiểu thêm: Lương Data Analyst hiện nay là bao nhiêu? Tips để có lương cao

Mức thu nhập của BA và DA không có sự chênh lệch quá lớn
Mức thu nhập của BA và DA không có sự chênh lệch quá lớn

Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm về sự khác nhau giữa BA và DA ở trên, bạn sẽ hiểu hơn về 2 công việc này và lựa chọn được vị trí phù hợp. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến việc làm ngành BA – DA, đừng quên truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều việc làm hấp dẫn hơn liên quan đến lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm: Phân biệt Product owner, Product manager, và Business analyst

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *