functional-programming-la-gi

Functional Programming Là Gì? Từ A Đến Z Về Functional Programming

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Với sự đơn giản, dễ đọc – hiểu và rõ ràng của mình, Functional Programming vẫn đang là một mô hình lập trình được nhiều developer lựa chọn. Những lập trình viên có thêm kỹ năng này có thể nâng cao được thu nhập của mình tốt hơn. Vậy, nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Functional Programming là gì cùng những thông tin liên quan của nó, hãy cùng topviecit.vn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.

Tìm hiểu về Functional Programming là gì?

Functional Programming là gì?

Functional Programming là “lập trình hàm”, còn có tên gọi khác là lập trình chức năng. Đây là một trong những phương pháp để xây dựng phần mềm. Phương pháp này sẽ thực hiện xây dựng các chức năng của phần mềm bằng các hàm toán học.

Functional Programming thường được so sánh với OOP – lập trình hướng đối tượng. Tuy nhiên, FP khác với OOP là nó bỏ qua những tư duy phổ biến của phương pháp lập trình này như chia sẻ, dữ liệu thay đổi,…

Functional Programming sẽ sử dụng các biểu thức, khai báo thay cho thực thi câu lệnh. Do đó, lập trình Functional Programming sẽ hoàn toàn khác số với những thủ tục có tính chất khác thường dựa trên những trạng thái cục bộ bộ hoặc trạng thái toàn cục. Giá trị đầu ra của FP sẽ chỉ phụ thuộc vào những tham số truyền đến cho hàm.

Một số ngôn ngữ lập trình được sử dụng khá nhiều hiện nay của Functional Programming có thể kể đến như: Clean, SML, Haskell, Clojure, F#.

>>>Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình Big Data. Những kỹ năng cần có của big data developer

Tìm hiểu về Functional Programming là gì?
Tìm hiểu về Functional Programming là gì?

Lịch sử của Functional Programming là gì?

Functional Programming có nền tảng là phép tính Lambda, phép tính này được phát triển vào những năm 1930 với mục đích cho các ứng dụng hàm, đệ quy, định nghĩa. Đến năm 1960, McCarthy đã thiết kế ra ngôn ngữ FP đầu tiên, đặt tên cho nó là LISP.

Đến cuối những năm 1970, để tiếp tục phát triển Functional Programming, các nhà nghiên cứu của ĐĐ Edinburgh đã tạo ra thêm ngôn ngữ hàm mang tên Meta Language (ML). Tiếp đó, ngôn ngữ Hope được bổ sung thêm các kiểu dữ liệu đại số tương tự vào cuối những năm 1980.

Đến năm 2004, ngôn ngữ mới là Scala lại xuất hiện. Sự kiện này được xem là một trong những bước phát triển đẩy Functional Programming thành một mô hình lập trình được sử dụng như hiện nay.

Đặc điểm của Functional Programming là gì?

Mô hình lập trình này sẽ bao gồm những những đặc điểm như sau:

  • Functional Programming chú trọng đến kết quả nhiều hơn chứ không chú trọng quá nhiều vào quá trình tạo ra kết quả.
  • Mô hình này sẽ nhấn mạnh những gì được tính toán.
  • Trong Functional Programming, dữ liệu luôn bất biến không thay đổi.
  • Những vấn đề cần giải quyết sẽ được phương pháp này biến đổi thành các chức năng.
  • Mô hình lập trình này được xây dựng dựa trên các hàm toán học cũng như khái niệm của chúng. Có nghĩa răng nó sẽ sử dụng các biểu thức có điều kiện cũng như các đệ quy trong quá trình thực hiện các phép tính.
  • Functional Programming không hỗ trợ cho việc lặp lại các câu lệnh hoặc các câu điều kiện.

>>>Xem thêm: Debugger là gì? Tất cả những điều mà bạn cần biết về Debug

Functional Programming chú trọng đến kết quả nhiều hơn
Functional Programming chú trọng đến kết quả nhiều hơn

Ưu – nhược điểm của Functional Programming

Vậy những ưu – nhược điểm của Functional Programming là gì? hãy cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo ngay sau đây:

Ưu điểm của Functional Programming là gì?

Khi sử dụng mô hình lập trình Functional Programming, sẽ có những ưu điểm cụ thể như sau:

  • Cho phép lập trình viên tránh được các lỗi, vấn đề liên quan đến khó hiểu, lỗi mã trong quá trình phát triển phần mềm.
  • Tạo điều kiện cho người dùng có thể kiểm thử dễ dàng hơn. Đăc biệt khi thực hiện theo phương pháp Unit testing hoặc debug.
  • Có hỗ trợ ứng dụng song song, đồng thời.
  • Bạn có thể triển khai mã nói trên Functional Programming, mô hình này cũng cho thấy khả năng chịu lỗi khá tốt
  • Functional Programming cung cấp được modum tốt cho các đoạn mã ngắn.
  • Giúp nhà phát triển có thể tăng được hiệu suất làm việc.
  • FP hỗ trợ cấu trúc dữ liệu hàm như List (danh sách), Lazy Map (bản đồ lười), hỗ trợ các hàm có thể lồng vào nhau.
  • Functional Programming cho phép lập trình viên sử dụng phép tính Lambda hiệu quả hơn.

Nhược điểm của Functional Programming là gì?

Bên cạnh những ưu điểm, việc sử dụng Functional Programming cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Đối với những người mới bắt đầu với lĩnh vực lập trình, việc sử dụng Functional Programming sẽ tương đối khó khăn.
  • Mô hình lập trình này cũng khá khó bảo trì bởi nó có nhiều đối tượng phát triển ngay cả trong quá trình viết mã.
  • Tái sử dụng mã trong FP khá phức tạp, bạn sẽ cần phải thực hiện cấu trúc lại mã liên tục nếu muốn tái sử dụng nó.sẽ
  • Có nhiều yêu cầu ở quá trình mocking (bắt chước), quá trình khởi tạo môi trường.
  • Đối tượng làm việc không thể đại diện cho vấn đề cần xử lý chính xác.

>>>Xem thêm: Spring Boot Là Gì? Những Lý Do Nên Học Spring Boot

Triển vọng của Functional Programmer hiện nay

Tuy Functional Programming có nhiều ưu điểm, nhưng hiện tại ở Việt Nam khá ít lập trình viên đang biết và sử dụng đến mô hình lập trình này. Tuy nhiên cũng bởi vì điều đó, nếu một developer có thêm kỹ năng Functional Programming sẽ có cơ hội tăng thu nhập tốt hơn.

Số lượng về mức lương của một lập trình viên khi có thêm kỹ năng Functional Programming tại Việt Nam chưa có số lượng chính xác. Tuy nhiên, vị trí này tại Mỹ đã được phát triển khá phổ biến. Mức lương trung bình theo năm lên đến khoảng 100.164$, tương đương với hơn 8000$/tháng. 

Tiềm năng của Functional Programming tại Việt Nam khá rộng mở
Tiềm năng của Functional Programming tại Việt Nam khá rộng mở

Với mức lương đó, có thể thấy được tiềm năng của Functional Programming tại Việt Nam trong thời gian tới khá rộng mở. Do đó, bạn nên trau dồi thêm kỹ năng Functional Programming càng sớm càng tốt.

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về lập trình hàm – Functional Programming là gì sau bài viết ngày hôm nay. Với phương pháp này, bạn có thể xây dựng được các chức năng khác cho phần mềm của mình. 

>>>Xem thêm: Học Python Để Làm Gì? Tại Sao Nên Học Python?

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *