Đối với các lập trình viên và những người thường xuyên làm việc với lĩnh vực công nghệ thông tin, thuật ngữ Web server đã không còn quá xa lạ. Tuy vậy, vẫn có khá nhiều bạn khi mới tìm hiểu về thuật ngữ này cũng chưa hiểu rõ về Web server là gì. Bài viết dưới đây của topviecit.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này cũng như nguyên lý hoạt động của Web server là gì.
Khái niệm về Web server là gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, bạn sẽ cần hiểu về Web server là gì, các thành phần của nó. Ngoài ra, bạn cũng nên biết qua một số loại Web server thông dụng hiện nay là gì.
Web server là gì?
Web server là máy chủ mà tại đó cài đặt các web ứng dụng máy chủ. Hiểu đơn giản thì đây là một máy tính có chứa website của bạn, máy tính này sẽ được kết nối và mở rộng với những máy tính khác.
Server chính là nơi sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu của người dùng khi tải lên. Những dữ liệu này có thể bao gồm hình ảnh, video, âm thanh, các tệp tin HTML đơn giản,… Các dữ liệu, chương trình được đưa lên Web server sẽ được sử dụng với mục đích phục vụ cho ứng dụng web.
Để thực hiện được chức năng đó, mỗi Web server sẽ cần phải có một kho dung lượng lớn, tốc độ tải cao, khả năng lưu trữ và vận hành các kho dữ liệu tốt và ổn định. Web server sẽ giao tiếp với người dùng qua một cổng riêng biệt.
Hiện nay có một số hệ thống Web server thông dụng có thể kể đến như Web server IIS, Web server Nginx, Web server LiteSpeed, Web server Apache,…
>>>Xem thêm: Heroku Là Gì? Chi Tiết Về Nền Tảng Đám Mây Heroku
Thành phần của Web server
Một Web server sẽ có 2 thành phần chính quan trọng, bao gồm phần cứng và phần mềm. Cụ thể:
Phần cứng: Web server sẽ được kết nối internet, truy cập vào bằng một tên miền. Đây chính là nơi được thực hiện để lưu trữ các dữ liệu, file thành một website và chuyển đến người dùng cuối.
Phần mềm: Bao gồm các phần được sử dụng với mục đích điều khiển người truy cập tới file lưu trữ trên HTTP server bất kỳ. Mỗi 1 HTTP chính là 1 phần mềm hiểu các URL, giao thức trình duyệt sử dụng. Khi trình duyệt cần đến file dữ liệu tại Web server, nó sẽ gửi yêu cầu qua HTTP.
Nguyên lý hoạt động của Web server là gì?
Để hiểu về nguyên lý hoạt động của Web server, bạn cần hiểu dựa vào những yếu tố gồm Cấu hình máy chủ, trình duyệt bạn gửi yêu cầu, lưu trữ file,… Cụ thể như sau:
Hosting File – lưu trữ dữ liệu trên Hosting
Một Web server tốt cần có khả năng cung cấp lưu trữ dữ liệu trên Hosting tốt. Nó thể hiện qua:
- Có địa chỉ IP riêng, cố định.
- Dung lượng lưu trữ đủ, tốt hơn so với nhu cầu thực tế.
- Luôn được kết nối với internet để quá trình truy cập của người dùng không bị gián đoạn.
- Luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu truy cập bất kỳ lúc nào.
>>>Xem thêm: Elasticsearch Là Gì? Tìm Hiểu Về Ưu Nhược Điểm Của ES
Sử dụng cách thức giao tiếp qua HTTP
Web server sẽ hỗ trợ giao thức HTTP, đây là giao thức truyền tải siêu văn bản (Hypertext Transfer Protocol). HTTP sẽ hoạt động dựa trên mô hình server (máy chủ) và client (máy khách). Tức là, khi người dùng gửi yêu cầu ở client, server sẽ hồi đáp trở lại.
- Khi sử dụng giao thức HTTP, cần đảm bảo những nguyên tắc như sau:
- Chỉ có client mới có quyền tạo ra các HTTP đến server. Server không có quyền ngược lại, máy chủ chỉ đóng vai trò phản hồi yêu cầu từ client.
- Máy khách phải cung cấp URL (đường dẫn tài nguyên) khi muốn thực hiện yêu cầu qua HTTP.
- Toàn bộ yêu cầu từ HTTP đều sẽ được Web server phản hồi trở lại.
Xử lý nội dung dynamic và static
Web server sẽ thực hiện xử lý nội dung dynamic hoặc static như sau:
Static Web server: Một static sẽ gồm 1 hardware và kết hợp cùng với HTTP server. Lúc này, Web server sẽ gửi các file dưới dạng CSS, HTML, JavaScript,… đến trình duyệt web.
Dynamic Web server: Là tập hợp của 3 thành phần chính gồm 1 static Web server, 1 Application Server (máy chủ ứng dụng), 1 databaser. Application sẽ đóng vai trò cập nhật các file dữ liệu đã được lưu trữ trên databaser, gửi tới trình duyệt qua HTTP Server.
>>>Xem thêm: Back-End Developer Là Gì? Làm Back-End Cần Học Những Gì?
Lưu ý khi sử dụng Web server
Trong quá trình dùng Web server cho ứng dụng, phần mềm, website của mình, bạn sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cần chuẩn bị máy tính có cấu hình tốt, dung lượng lưu trữ lớn, có thể đáp ứng được lượng lớn khách truy cập ở cùng một thời điểm.
- Luôn đảm bảo Web server được khởi động, hoạt động 24/24 không ngừng nghỉ. Bởi một Web server cần phải hoạt động trực tuyến liên tục, cung cấp thông tin một cách nhanh nhất cho người dùng.
Để bảo vệ tốt cho Web server của mình, bạn cũng cần lưu ý thêm:
- Nên sử dụng tường lửa (Firewall) để giám sát được lưu lượng của HTTP, cài đặt bảo mật SSL cho Web server để giúp hệ thống được an toàn hơn, bảo mật tốt hơn.
- Theo dõi, giám sát Web server thường xuyên để đảm bảo không có sự tấn công, phá hoại nào xảy ra và can thiệp kịp thời nếu chúng xuất hiện.
- Tạo ra Proxy ngược, hạn chế thực hiện truy cập qua SSH, liên tục cập nhật server.
Trên đây là bài viết chia sẻ tóm tắt về Web server. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu hơn về Web server là gì cũng như nguyên lý hoạt động của nó.
>>>Xem thêm: GitHub Là Gì? Lợi Ích GitHub Đối Với Lập Trình Viên
Hình ảnh: Sưu tầm