Operation Designer là làm gì? Kỹ năng cần có và mô tả công việc

Operation Designer là làm gì? Kỹ năng cần có và mô tả công việc

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Operation Designer là một vị trí thuộc nhóm ngành Game Designer. Tuy vậy, khá nhiều bạn hiện nay chưa thực sự hiểu về vị trí này. Hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay về những thông tin liên quan đến công việc này nhé.

Tìm hiểu về Operation Designer là gì?

Operation Designer – Nhà thiết kế hoạt động – là những người thực hiện công việc điều hành chung, đảm bảo cho khách hàng, designer cùng các team khác (Marketing, IT,..) có thể vận hành, làm việc với nhau tốt hơn. Đây là một vị trí rất cần thiết đối với những đội nhóm, tổ chức có số lượng nhân sự lớn.

Operation Designer chịu trách nhiệm liên quan đến điều hành Designer
Operation Designer chịu trách nhiệm liên quan đến điều hành Designer

Hiểu đơn giản hơn, thì người làm Operation Design sẽ thực hiện điều hành toàn bộ hệ thống, quá trình làm việc có liên quan đến hoạt động design trong quá trình phát triển game. Bạn cũng có thể bắt gặp vị trí này ở những team IT, developer lớn.

Mức thu nhập của vị trí Operation Designer hiện tại tại các công ty nước ngoài tương đối cao. Bạn có thể nhận được từ 142.000 – 152.000 USD/năm nếu làm việc tại Mỹ. Tương đương với hơn 250.000.000 đồng/tháng. Với mức thu nhập khủng như vậy, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được đây là một vị trí đòi hỏi tính chuyên môn cao và rất khắt khe.

Tìm hiểu thêm: Lập trình viên lương bao nhiêu? Có vất vả không?

Bản mô tả công việc của Operation Designer

Vậy, Operation Designer sẽ thực hiện những công việc như thế nào, cần những kỹ năng gì. Hãy cùng tham khảo phần tiếp theo của bài viết nhé.

Vai trò của Operation Design

Trong một dự án, đội nhóm hoặc thậm chí là một doanh nghiệp, hoa

Operation Design sẽ liên quan nhiều hơn đến các hoạt động kinh doanh, quy trình, công cụ, khuôn mẫu, lịch trình, nhịp điệu của một đội nhóm, hoặc thậm chí là của doanh nghiệp. Do đó, nhà Thiết kế hoạt động sẽ có những công việc, nhiệm vụ như sau:

Đảm bảo sự đồng nhất: Operation Design sẽ đảm bảo sự đồng nhất trong công việc cho team Designer cùng với những bộ phận khác. Đảm bảo sự đồng nhất trong quy trình làm việc, quy trình thiết kế.

Đảm bảo sự tương thích: Thực hiện điều hành để team Designer có thể sản xuất được những sản phẩm, ấn phẩm tương thích với các phần khác trong quá trình phát triển game.

Đảm bảo sự thích ứng: Bên cạnh những vai trò trên, bạn cũng cần phải thực hiện vai trò đảm bảo được sự thích ứng về khả năng, năng lực của team Designer và những đội nhóm khác. Nếu trong quá trình làm việc, bạn không thể đảm bảo được sự thích ứng này, hiệu quả công việc có thể sẽ không đạt như bạn mong muốn.

Tận dụng lợi thế mô hình: Operation Design cần phải tận dụng những mô hình khác để đem lại được lợi thế chung cho toàn bộ dự án. Bên cạnh đó, bạn sẽ cần tối ưu những quy trình làm việc một cách tinh fonj nhất.

Đảm bảo, duy trì process chung: Quản lý, điều hành team Designer để quy trình làm việc của dự án được đảm bảo hiệu quả.

Đảm bảo tính khả thi: Bạn cần đảm bảo rằng, những sản phẩm do team Designer thiết kế ra đều có tính khả thi. Nghĩa là, những ấn phẩm đó sẽ thực sự phù hợp, tương thích với hệ thống chung của dự án.

Operation Designer cần đảm bảo các vai trò của mình trong dự án
Operation Designer cần đảm bảo các vai trò của mình trong dự án

Operation Designer là làm gì?

Vậy, một người thực hiện quá trình Game Operation Designer sẽ làm những công việc như thế nào. Cụ thể, họ sẽ thực hiện những công việc như sau:

  • Thực hiện quản lý, điều hành team Designer, kết nối team Designer cùng với những bộ phận khác như Marketing, IT,…
  • Xây dựng các quy trình làm việc, kế hoạch làm việc, thực hiện thu thập những thông tin cần thiết để giúp quá trình vận hành đội nhóm Designer được hiệu quả hơn.
  • Thiết kế sự kiện: Đưa ra những thông tin liên quan đến phần thưởng, đặt ra các chướng ngại vật, thử thách trong game.
  • Thực hiện thiết kế hàng hóa, xác định những giá trị của mặt hàng, vật phẩm, tỷ lệ gacha trong game,…
  • Phân tích KPI, trạng thái của trò chơi dựa vào những KPI chung khác.
  • Hoạch định các chính sách, chiến lược mới, cần thiết cho quá trình phát triển trò chơi đến khi phát hành.
  • Đưa ra những cải tiến liên quan đến ứng dụng, trò chơi.
  • Kịp thời phát hiện ra những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình xây dựng trò chơi, đề xuất các cải tiến phù hợp.
  • Thực hiện những công việc khác đúng với vai trò, trách nhiệm của mình.

Kỹ năng cần có của Operation Designer

Một Operation Designer sẽ cần có các nhóm kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm khác để phục vụ cho công việc. Cụ thể như sau:

Nhóm kỹ năng chuyên môn

  • Kỹ năng thiết kế: Người làm Operation Design cần có kỹ năng thiết kế, sự sáng tạo, khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm thiết kế thành thạo.
  • Kỹ năng lập trình: Đặc biệt là kỹ năng Front-End,…

Nhóm kỹ năng hỗ trợ

  • Các kỹ năng mềm: Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân một cách linh hoạt. Bên cạnh đó sẽ cần có kỹ năng quản lý công việc, quản lý đội nhóm, kỹ năng điều hành,…
  • Kỹ năng communication: Bạn cần có khả năng để quản lý luồng communication trong – ngoài team.
  • Có kỹ năng quản lý, xây dựng feedback-loop model phù hợp với team của mình.
Bạn sẽ cần có nhiều kỹ năng để trở thành Operation Designer
Bạn sẽ cần có nhiều kỹ năng để trở thành Operation Designer

Trên đây là những thông tin chi tiết về vị trí Operation Designer. Hy vọng với chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm tại vị trí này, hãy truy cập ngay vào TopCV để có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *