Mô hình phát triển phần mềm là yếu tố quan trọng không kém, quyết định trực tiếp tới sự thành công của một phần mềm. Trong đó, các mô hình phát triển phần mềm thường được sử dụng nhất là Waterfall và Scrum. Hãy cùng topviecit.vn đi hết bài viết dưới đây để so sánh các mô hình phát triển phần mềm này để giúp bạn thấy rõ ưu – nhược điểm của từng loại.
Mô hình phát triển phần mềm Waterfall
Mô hình phần mềm Waterfall hay mô hình Thác nước, là loại mô hình cổ điển và đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực phần mềm. Khi lựa chọn mô hình phát triển, khách hàng sẽ nhận được sản phẩm hoàn thiện vào cuối dự án.
Với mô hình thác nước này, các hạng mục, giai đoạn (nghiên cứu, lập kế hoạch, thiết kế,…) được hoàn thành một cách tuần tự giống như một thác nước. Kết quá của giai đoạn này sẽ là nguyên liệu cho giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp, bạn không thể quay lại giai đoạn trước đó.
Dưới đây là ưu và nhược điểm của phần mềm Waterfall khi giúp bạn so sánh các mô hình phát triển phần mềm:
Ưu điểm
- Phù hợp với dự án nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn và tí có sự thay đổi hay yêu cầu thêm, yêu cầu không rõ ràng từ khách hàng.
- Nhân sự am hiểu về từng giai đoạn và những yêu cầu của dự án, đồng thời có kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ được sử dụng trong phát triển sản phẩm.
- Mục tiêu cho từng giai đoạn được xác định rõ ràng. Vì vậy nếu xảy ra lỗi trong quá trình phát triển phần mềm, nhà quản lý sẽ dễ phát hiện và sửa chữa lỗi.
- Dự án hầu như hoặc hiếm khi xảy ra rủi ro.
- Dễ tiếp cận, ứng dụng và quản lý trong quá trình phát triển phần mềm.
Nhược điểm
- Kém linh hoạt, hầu như không thể điều chỉnh sau khi hoàn thiện từng giai đoạn.
- Không phù hợp với những dự án lớn, phức tạp và phát sinh nhiều vấn đề, yêu cầu mới trong quá trình xây dựng phần mềm.
- Nhà quản lý khó đo lượng sự phát triển của phần mềm theo từng giai đoạn.
Tìm hiểu thêm: Chất Lượng Phần Mềm Là Gì? Những Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Phần Mềm
Mô hình phát triển phần mềm Scrum
Khi so sánh các mô hình phát triển phần mềm hiện nay không thể không kể đến Scrum, mô hình chia nhỏ yêu cầu theo từng giai đoạn. Đây là mô hình mới phát triển nhưng được ứng dụng nhiều trong các dự án công nghệ thông tin bởi tính linh hoạt của nó. Scrum còn được gọi là mô hình hướng khách hàng bởi nó luôn đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của khách hàng.
Dưới đây là những ưu – nhược điểm của phần mềm Scrum khi so sánh các mô hình phát triển phần mềm khác:
Ưu điểm
- Phù hợp với những dự án khó lập kế hoạch trong thời gian dài và có nhiều yêu cầu chưa rõ ràng hoặc yêu cầu thay đổi liên tục trong quá trình thực hiện sản phẩm.
- Dự án có mức độ gặp rủi ro cao.
- Một nhân sự có thể đảm nhiệm nhiều công việc một lúc, từ đó tiết kiệm chi phí nhân sự cho doanh nghiệp.
- Trong quá trình thực hiện dự án, khách hàng cần phối hợp và tương tác thường xuyên với công ty. Khách hàng không yêu cầu sở hữu sản phẩm hoàn thiện mà chỉ cần một số tính năng nhất định theo từng khoảng thời gian.
Nhược điểm
- Khó ứng dụng, đội ngũ nhân sự cần có sự linh hoạt để thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng.
- Người quản lý cần có năng lực sắp xếp, phân chia công việc cho phù hợp theo từng bộ phận để đáp ứng đúng thời gian hoàn thiện của từng tính năng.
- Khách hàng chưa xác định yêu cầu nên doanh nghiệp khó xác định thời gian cũng như ngân sách chính xác cho dự án.
- Khách hàng có thể thay đổi yêu cầu hoặc phản hồi về các tính năng trong quá trình phát triển phần mềm nên thời gian hoàn thiện dự án có thể kéo dài.
Bên cạnh hai mô hình phát triển phần mềm trên, hiện nay còn có rất nhiều loại hình khác được ứng dụng rộng rãi. Bạn có thể tham khảo và so sánh các mô hình phát triển phần mềm sau để lựa chọn phần mềm phù hợp nhất với doanh nghiệp như: Mô hình xoắn ốc Spiral model, mô hình chữ V, mô hình RAD,..
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản
Nên lựa chọn mô hình Waterfall hay Scrum?
Từ những so sánh các mô hình phát triển phần mềm Waterfall và Scrum trên, có thể thấy mỗi loại hình đều có những ưu, nhược điểm riêng. Mô hình sau là sự cải tiến, phát triển của các mô hình ra đời trước.
Những thay đổi này khiến các nhà quản lý có nhiều lựa chọn hơn cho các dự án, sản phẩm của doanh nghiệp. Điều quan trọng là, nhà quản lý cần lựa chọn mô hình phù hợp nhất với tiến trình phát triển của phần mềm cũng như yêu cầu của khách hàng.
Nếu khách hàng mong muốn thực hiện dự án nhỏ, kinh phí thấp với các yêu cầu, điều kiện rõ ràng từ đầu thì nhà quản lý nên lựa chọn mô hình Waterfall. Còn nếu khách hàng mong muốn sử dụng các tính năng sản phẩm theo từng giai đoạn, đồng thời các yêu cầu chưa xác định rõ ràng từ đầu thì nhà quản lý nên lựa chọn mô hình Scrum.
Có thể bạn quan tâm: Học IT Có Khó Không? Cơ Hội Việc Làm Của Ngành IT Sau Khi Ra Trường?
Trên đây là toàn bộ thông tin về 2 mô hình Waterfall và Scrum cũng như sự so sánh các mô hình phát triển phần mềm này. Mỗi loại mô hình đều có những ưu – nhược điểm khác nhau nên nhà quản lý cần cẩn thận lựa chọn mô hình phù hợp nhất để đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thiện dự án. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm IT, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều cơ hội hấp dẫn hơn nhé.