Level Designer là làm gì? Kỹ năng cần có và công việc chi tiết

Level Designer là làm gì? Kỹ năng cần có và công việc chi tiết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Một vị trí làm việc trong ngành công nghiệp game khá mới hiện nay chính là Level Designer. Hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay về vị trí Level Designer là gì, làm những công việc này ngay nhé.

Tìm hiểu về Level Designer là gì?

Level Designer (Nhà thiết kế cấp độ) là những người thực hiện các công việc liên quan đến phát triển trò chơi, tạo ra các giai đoạn của trò chơi. Các nhà thiết kế cấp độ sẽ cần hiểu điều gì tạo nên lối chơi hay.

Họ thiết kế trò chơi – nhưng chỉ một phần của nó, thường được gọi là ‘cấp độ’. Vị trí này sẽ thực hiện lấy thông số kỹ thuật do Game Designer xác định và đi vào chi tiết. Những yếu tố chi tiết này có thể bao gồm các hành động, sự kiện, đối tượng và môi trường. Họ cũng thiết kế các nhân vật và tính cách của nhân vật đó.

Level Designer là một vị trí trong quá trình thực hiện Game Design
Level Designer là một vị trí trong quá trình thực hiện Game Design

Trên thực tế, Nhà thiết kế cấp độ được xem là cầu nối quan trọng trong quá trình phát triển game. Những level trong game sẽ giúp trò chơi có thể phát triển, giúp người chơi có thể thỏa mãn được tâm lý của mình khi thực hiện những lần thăng cấp độ trong trò chơi.

Tham khảo thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Học xong ra làm gì?

Bản mô tả chi tiết công việc của Level Designer

Để hiểu hơn về vị trí này, bạn có thể tham khảo thêm bản mô tả công việc, kỹ năng cần có.

Level Designer là làm gì?

Level Designer sẽ thực hiện những công việc liên quan đến cấp độ trong trò chơi. Nó có thể bắt đầu từ quá trình phác thảo, kết xuất, thiết kế những mô hình vật lý,… Cụ thể, bạn sẽ cần thực hiện những công việc như sau khi làm việc tại vị trí này như sau:

  • Bố trí các đối tượng địa lý, phong cảnh trên bản đồ lớn của trò chơi. Ví dụ như các tòa nhà, đồi núi, thành phố, phòng và đường hầm để các thực thể khác.
  • Thiết lập các quy tắc cơ bản như hệ thống tính điểm, vũ khí cho phép, kiểu chơi, giới hạn thời gian hoặc tài nguyên.
  • Chỉ định các khu vực bản đồ nhất định nơi các tính năng chơi trò chơi cụ thể xảy ra, chẳng hạn như tạo hoặc thu hoạch tài nguyên, xây dựng cấu trúc và thậm chí là các đoạn cắt tương tác.
  • Chỉ định những thành phần không ổn định trong trò chơi, chẳng hạn như ô cửa, nút và đòn bẩy được liên kết với cơ chế, các level của trò chơi.
  • Chỉ định vị trí của các thực thể khác nhau như điểm phát triển level của người chơi.
  • Thêm chi tiết như kiểu dáng và kết cấu theo cấp độ cụ thể, âm thanh, hoạt ảnh và ánh sáng và âm nhạc.
  • Giới thiệu các sự kiện theo kịch bản ở các vị trí cụ thể được kích hoạt bởi các hành động nhất định của người chơi.
  • Tạo các đường dẫn, chỉ dẫn mà các nhân vật không phải người chơi đi theo, phản ứng của họ đối với các hành động kích hoạt cụ thể và bất kỳ hộp thoại nào họ có thể có với người chơi.

Để thực hiện được những nhiệm vụ, công việc này, bạn có thể bắt đầu bằng những bản phác thảo. Sau đó sử dụng các phần mềm hỗ trợ để dựng chúng thành 2D, 3D theo yêu cầu.

Level Designer cần thực hiện sáng tạo ra các cấp độ trong trò chơi
Level Designer cần thực hiện sáng tạo ra các cấp độ trong trò chơi

Kỹ năng cần có của Level Designer

Để trở thành Level Designer, bạn sẽ cần có những kỹ năng như sau:

  • Có kiến thức về lập trình: Hiểu về lập trình, có khả năng về một số ngôn ngữ Scripting hỗ trợ cho quá trình làm việc.
  • Sự sáng tạo: Điều này sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng để đưa ra được những thách thực, nhiệm vụ, level mới cho người chơi.
  • Có kiến thức về trò chơi: Bạn cần có sự tưởng tượng phong phú về trò chơi, đánh giá trò chơi một cách trực quan và phát triển được cơ chế của chúng.
  • Vật lý: Hiểu cách mà những đối tượng, nhân vật sẽ phản ứng theo quy luật vật lý tự nhiên để ứng dụng vào trò chơi.
  • Có nhận thức tốt về không gian, kỹ năng thiết kế 2D, 3D hỗ trợ tốt cho quá trình làm việc.
  • Kỹ năng giao tiếp linh hoạt: Bạn sẽ cần phải làm việc với nhiều đội nhóm, nhân sự khác nhau để giúp đảm bảo hoàn thành công việc.
  • Có khả năng suy nghĩ logic theo từng dòng chảy về sự kiện, hành động của các nhân vật trong game.

Kỹ năng quản lý công việc, quản lý thời gian, làm việc nhóm, làm việc độc lập.

Học gì để làm Level Designer?

Vậy, làm thế nào để có thể trở thành một Level Designer? Trên thực tế, ở Việt Nam chưa có bất kỳ cơ sở, đơn vị nào đang thực hiện đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này. Do đó, để làm Nhà thiết kế cấp độ, bạn cần học – trau dồi những nhóm kiến thức như sau:

  • Phần mềm đồ họa: Ví dụ như Photoshop, Illustrator, Adobe After Effects, Dreamweaver.
  • Các phần mềm hỗ trợ hoạt hình 2D, 3D: Ví dụ như Blender, 3DS Max, Maya,…
  • Các phần mềm hỗ trợ trò chơi: Unity, Unreal Engine,…
  • Các loại ngôn ngữ lập trình: Ví dụ như C++, C#, Python,…
Bạn sẽ cần học nhiều kỹ năng để có thể trở thành Level Designer
Bạn sẽ cần học nhiều kỹ năng để có thể trở thành Level Designer

Trên đây là những thông tin chi tiết về vị trí Level Designer. Hy vọng với chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm tại vị trí này, hãy truy cập ngay vào TopCV để có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn nhé.

Tham khảo thêm: Công nghệ thông tin gồm những ngành nào? Nên học ngành nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *