Tìm hiểu về Heroku là gì?

Heroku Là Gì? Chi Tiết Về Nền Tảng Đám Mây Heroku

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nền tảng đám mây Heroku là một trong những khái niệm khá quen thuộc với nhiều lập trình viên hiện nay. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay về Heroku là gì cùng các thông tin liên quan đến nền tảng này ngay sau đây.

Tìm hiểu về Heroku là gì?

Heroku là gì? Lý do Heroku thu hút người dùng

Heroku là nền tảng điện toán đám mây, nền tảng này được phát triển bởi công ty Heroku – cùng tên với nền tảng. Heroku sẽ cho phép doanh nghiệp hoặc các cá nhân khởi tạo, quản lý, triển khai các ứng dụng trên Heroku.

Heroku được sử dụng với mục đích giúp rút ngắn được thời gian, đơn giản hóa quy trình làm việc của doanh nghiệp. Quy trình này chính là khi khách hàng muốn đưa các ứng dụng của họ lên thị trường.

Hiểu đơn giản hơn, khi thực hiện đưa một ứng dụng ra thị trường, khách hàng sẽ không cần phải cài đặt máy chủ, không cần code thêm, không cần quan tâm đến webserver khi dùng Heroku. Bạn chỉ cần upload các ứng dụng của mình lên Heroku, hệ thống sẽ thực hiện tự động hầu hết những quy trình cần thiết.

Sau đó, bạn chỉ cần triển khai phần mềm, cải tiến hoặc mở rộng thêm khi cần thiết. Đây cũng chính là lý do mà Heroku hiện nay vẫn thu hút nhiều lập trình viên, doanh nghiệp sử dụng.

>>>Xem thêm: Elasticsearch Là Gì? Tìm Hiểu Về Ưu Nhược Điểm Của ES

Tìm hiểu về Heroku là gì?
Tìm hiểu về Heroku là gì?

Các tính năng của Heroku là gì?

Hiện tại, Heroku có những tính năng như sau:

Heroku Postgres: Dịch vụ cơ sở dữ liệu, lưu trữ tại đám mây, dùng trên postgereQuery. Heroku Postgres có năng lực khá đặc biệt chính là vừa khôi phục được liên tục và vừa có thể bảo vệ được dữ liệu. Ngoài ra, tính năng này cũng luôn sẵn sàng để đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Heroku Redis: Là chương trình từ Heroku được tùy chỉnh. Heroku Redis đem lại cho người dùng cảm giác tuyệt vời bởi các tiện ích của nó. Với tính năng này, người dùng có thể tạo ra quy trình quản lý CLI được thuận lợi hơn, tạo ra được tính liên kết với Postgres. Từ đó, người dùng sẽ hiểu rõ hơn về hệ thống quản trị của mình.

Heroku Enterprise:  Đây là một tính năng được khá nhiều công ty lớn ưa chuộng bởi nó tạo ra được tính riêng biệt cho họ. Ngoài ra, Heroku Enterprise cũng đảm bảo liên kết danh tính, không gian riêng và truy cập chi tiết, điều này sẽ giúp cho ứng dụng có thể phát triển tốt hơn.

Heroku Connect: Đây là tính năng tích hợp đối với Salesforce khá linh hoạt và được người dùng yêu thích. Khi tiến hành tích hợp, hiệu quả sẽ được biểu hiện thông qua quá trình đồng bộ hóa dữ liệu.

Heroku Elenment: Tính năng này cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ và các add – ons tiện ích. Qua đó, người dùng có thể mở rộng và phát triển nhiều hơn cho ứng dụng của mình.

>>>Xem thêm: Component Trong ReactJS Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Tạo Ra Nó

Ưu – nhược điểm của Heroku là gì?

Vậy, ưu nhược điểm của Heroku là gì, đây chắc chắn cũng là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo ngay sau đây.

Ưu điểm của Heroku là gì?

Heroku sẽ có những ưu điểm như sau:

Cung cấp cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời

Như đã nhắc đến ở trên, Heroku được thiết kế từ những lập trình viên, vì vậy nền tảng đám mây này sẽ hiểu và có thể giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc. Đặc biệt là các vấn đề thường thấy khi lập trình viên thực hiện phát triển một phần mềm.

Hệ sinh thái đa dạng các dịch vụ khác nhau

Heroku có một hệ sinh thái với nhiều chức năng, tài nguyên khác nhau. Do đó, có thể thấy tính đa dạng là một phần ưu điểm của nền tảng đám mây này. Bạn có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để làm việc với Heroku như Java, PHP, Ruby, Python,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể sở hữu ngay một list add – ons đa dạng, phong phú bao gồm cả miễn phí, trả phí. Những tính năng này sẽ đem lại được nhiều lợi ích hơn cho người dùng.

>>>Xem thêm: RESTful API Là Gì? Kiến Thức Cho Người Mới Nhập Môn

Hệ sinh thái của Heroku đa dạng và phong phú
Hệ sinh thái của Heroku đa dạng và phong phú

Kết nối được với Salesforce

Đây cũng là một trong những ưu điểm của Heroku. Nền tảng đám mây này cho phép người dùng kết nối và động bộ với Salesforce với tính chất 2 chiều. Từ đó sẽ giúp cho người dùng dễ dàng có các dữ liệu để phân tích, đánh giá được khách hàng của mình khách quan hơn.

Nhược điểm của Heroku là gì?

Tuy có nhiều ưu điểm như trên, nhưng Heroku vẫn tồn tại một số nhược điểm khiến người dùng không hài lòng về nó. Ví dụ như:

  • Heroku chỉ cho phép người dùng sử dụng miễn phí trong 550 giờ/tháng. Nếu bạn muốn sử dụng hơn, bạn sẽ cần phải trả phí.
  • Mức phí sử dụng khá cao, ngoài ra, Heroku còn hạn chế số giờ được sử dụng tối đa khi trả phí là 1000 giờ/tháng. Điều này sẽ khó phù hợp với những dự án có công suất, thời gian sử dụng quá lớn.
  • Các server của Heroku sẽ tự động “ngủ” nếu không có người truy cập trong 2 – 3 giờ. Người dùng sẽ cần phải tạo ra traffic cho server nếu không muốn tình trạng này diễn ra.

>>>Xem thêm: Siêu Ứng Dụng Là Gì? Vì Sao Các Tập Đoàn Công Nghệ Lớn Đều muốn đầu tư

Heroku chỉ cho sử dụng miễn phí 550 giờ/tháng
Heroku chỉ cho sử dụng miễn phí 550 giờ/tháng

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về nền tảng đám mây Heroku. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu Heroku là gì cũng như các ưu – nhược điểm của nó. Mỗi nền tảng đám mây sẽ phù hợp với các mục đích khác nhau. Vì vậy, nên xem xét và lựa chọn nền tảng phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *