front end là gì

Front End là gì? Lập trình Front End làm gì?

Việc làm nổi bật
Spread the love

Front End là những nhân viên lập trình có nhiệm vụ chính phát triển Client Side. Vậy, cụ thể Front End là gì? Lập trình Front End làm những công việc như thế nào? Cùng topviecit.vn tìm hiểu rõ hơn về vị trí này.

Front End là gì?

Front End là các lập trình viên sử dụng ngôn ngữ HTML, JavaScript, CSS để thiết kế, xây dựng giao diện cho website, ứng dụng mà người dùng sẽ sử dụng, tương tác trực tiếp với những thiết kế đó. Front End còn được gọi với tên khác là Client Side.

Mục tiêu của Front End chính là giúp người dùng có trải nghiệm dễ dàng, tối ưu nhất khi sử dụng website, ứng dụng,…

Nhiệm vụ của Front End là giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn trên sản phẩm, ứng dụng
Nhiệm vụ của Front End là giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn trên sản phẩm, ứng dụng

Yêu cầu và mô tả công việc chi tiết của Front End

Những yêu cầu cần có để trở thành Front End?

Để có thể đảm nhiệm được vị trí Front End, lập trình viên sẽ cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:

  • Cần thành thạo kiến thức chuyên môn về CSS, HTML, bootstrap cùng ngôn ngữ lập trình JavaScript.
  • Có kinh nghiệm và nắm vững quy trình để thiết kế, xây dựng, phát triển website.
  • Cần có kiến thức về các quy tắc SEO cho website, ứng dụng.
  • Có thể sử dụng các phần mềm thiết kế cơ bản như photoshop, sketch,..
  • Có kiến thức về tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX/UI).
  • Có kiến thức về  mảng Responsive Design.
  • Có thể làm việc trong môi trường có áp lực cao, tốc độ làm việc nhanh chóng.

Mô tả chi tiết công việc của Front End

Sau khi đáp ứng được những yêu cầu trên, một Front End sẽ có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Tham gia xây dựng, phát triển, thiết kế các dự án, ứng dụng của doanh nghiệp như website, các tính năng thuộc phần Front End của website, web application.
  • Triển khai thiết kế, xây dựng giao diện HTML/CSS theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc khách hàng.
  • Phối hợp với các lập trình viên Back End, Website Designer để có thể cải thiện và tối ưu được trải nghiệm của người dùng khi sử dụng sản phẩm.
  • Đảm bảo tỷ lệ, kích thước chuẩn của các thiết kế đồ họa, chất lượng của các thiết kế khi hiển thị trên các giao diện, ứng dụng khác nhau.
  • Thu thập ý kiến phản hồi của người dùng, xây dựng, đưa ra các phương án để khắc phục sự cố, cải tiến và tối ưu hơn cho sản phẩm, ứng dụng.
  • Thực hiện các báo cáo, công việc khác theo yêu cầu của quản lý trực tiếp.

>>> Xem thêm: Lập trình React Native là gì? Mô tả công việc và mức lương vị trí lập trình viên React Native

Mức lương của Front End là bao nhiêu?

Mức lương của Front End sẽ tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm cũng như cấp bậc của lập trình viên đó. Cụ thể, bạn có thể tham khảo mức lương trung bình được tổng hợp dưới đây:

  • Mức lương trung bình: 16.800.000 đồng/tháng;
  • Mức lương thấp nhất: 5.000.000 đồng/tháng;
  • Mức lương trung bình thấp (bậc thấp): 12.600.000 đồng/tháng;
  • Mức lương trung bình cao (bậc cao): 21.000.000 đồng/tháng;
  • Mức lương cao nhất: 56.300.000 đồng/tháng.

Lộ trình thăng tiến của Front End để đạt được mức lương cao hơn

Tuy nhiên, mức lương này sẽ được cải thiện theo lộ trình thăng tiến của Front End. Bạn có thể tham khảo lộ trình sau đây:

* Fresher/Junior

Thường là những bạn có kinh nghiệm từ 6 tháng – 1 năm. Những bạn Fresher/Junior Front End chủ yếu sẽ là sinh viên mới ra trường hoặc đã có kinh nghiệm thực tập trong thời gian ngắn. Ở cấp bậc này, chủ yếu các Front End sẽ dành thời gian để nâng cao kỹ năng chuyên môn, khai thác các tiềm năng của bản thân.

* Senior Developer

Đây là cấp bậc các bạn Front End đã tích lũy kinh nghiệm từ 1 – 3 năm và có thể chính thức trở thành một lập trình viên độc lập. Với cấp bậc này, bạn sẽ cần thành thạo các kỹ năng, công nghệ, đã có kinh nghiệm làm việc hoặc xử lý các project. Vị trí này sẽ có yêu cầu tuyển dụng cao hơn và mức lương cũng sẽ tăng lên so với các bạn Fresher hoặc Junior.

Front End có thể lựa chọn phát triển theo hướng chuyên sâu hoặc trở thành quản lý
Front End có thể lựa chọn phát triển theo hướng chuyên sâu hoặc trở thành quản lý

* Cấp quản lý hoặc chuyên sâu kỹ thuật

Thông thường, khi Front End tích lũy được một số kinh nghiệm, kỹ năng nhất định, bạn sẽ cần xác định xem bạn muốn phát triển theo hướng kỹ thuật hay quản lý.

Đối với hướng kỹ thuật, bạn sẽ phát triển thành Senior Developer. Sau đó là Technical Lead và có cấp độ cao nhất là Software Architecture (chỉ tập trung vào xây dựng, làm các công việc chuyên môn).

Đối với hướng quản lý, bạn sẽ phát triển theo lộ trình Team Leader, Project Manager. Và cuối cùng là Manager/Director (cần thành thạo cả những kỹ năng khác).

Tạm kết

Trên đây là bài viết về Front End và định hướng phát triển của vị trí này. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích. Bạn đã có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp.

Nếu bạn đang có nguyện vọng tìm việc làm nhanh, đừng quên tạo CV và đăng lên hệ thống tuyển dụng của TopCV và topviecIT. Bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà tuyển dụng lớn đang có nhu cầu chiêu mộ nhân tài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chủ động sử dụng công cụ tìm kiếm, bộ lọc trên các trang web này để tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực bản thân. Số lượng tin tuyển dụng việc làm từ xa trên các trang web này là rất lớn. Do vậy cơ hội của bạn lại càng rộng mở hơn bao giờ hết. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, bạn đừng ngại ngần liên hệ ngay với nhân viên chăm sóc khách hàng để nhận được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *