Các kỹ thuật Data Mapping đang ngày trở nên quan trọng trong thời đại số với khả năng quản lý, phân tích và tổng hợp dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khái niệm về Mapping Data và nó quan trọng như thế nào. Cùng tìm hiểu Mapping Data là gì và tổng hợp 7 phương pháp kỹ thuật phổ biến nhất qua bài viết dưới đây của topviecit.vn.
Mapping Data là gì?
Mapping Data có nghĩa là bản đồ dữ liệu và còn được gọi là ánh xạ dữ liệu. Phương pháp này giúp quản lý, xử lý và tổng hợp các thông tin với nhiều trường dữ liệu ở nhiều nguồn khác nhau một cách nhanh chóng, chính xác. Thông qua đó, các công việc di chuyển, thêm mới, trích xuất và tìm kiếm dữ liệu trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nguồn lực.
Tầm quan trọng của Mapping Data là gì?
Đối với các doanh nghiệp, việc xử lý các thông tin, dữ liệu khách hàng hay thị trường là rất quan trọng. Khi thu thập được dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin này sẽ không có sự đồng nhất khiến việc khai thác thông tin hữu ích trở nên rất khó khăn. Bên cạnh đó, khi khối lượng thông tin quá lớn, việc xử lý dữ liệu có thể xảy ra các sai sót gây mất đi tính chính xác cần có.
Chính vì thế, việc lập bản đồ dữ liệu sẽ đảm bảo tính chuẩn hóa thông tin và giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra lỗi trong quá trình xử lý. Data Mapping cũng giống như một chiếc bản đồ giúp cho chúng ta đến đúng nơi và có lộ trình ngắn nhất. Theo đó, quá trình ánh xạ dữ liệu sẽ mang đến các lợi ích như:
- Giảm thiểu sai sót khi xử lý lượng dữ liệu lớn.
- Chuẩn hóa dữ liệu trên các hệ thống, nền tảng khác nhau.
- Đơn giản hóa quy trình tích hợp dữ liệu và giúp các thông tin này trở nên dễ hiểu hơn.
- Nâng cao khả năng xử lý thông tin, đặc biệt với những dữ liệu có độ phức tạp và quy mô lớn.
Tìm hiểu thêm: Phân tích dữ liệu là gì? Top 10 phương pháp phân tích dữ liệu
Một số kỹ thuật làm Mapping Data hiệu quả nhất hiện nay
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi áp dụng mapping data khi xử lý dữ liệu thì việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và quyết định áp dụng kỹ thuật nào là vô cùng quan trọng. Theo đó, các yếu tố như: tính chất công việc, nguồn lực, trình độ nhân sự, độ khó của dữ liệu sẽ cần sử dụng kỹ thuật data mapping phù hợp. Hiện nay, các kỹ thuật ánh xạ dữ liệu phổ biến thường được ứng dụng gồm:
Manual Data Mapping – Ánh xạ dữ liệu thủ công
Kỹ thuật lập bản đồ dữ liệu thủ công thường thích hợp với những quy mô nhỏ hoặc chỉ thực hiện một lần với lượng thông tin cần xử lý ít. Kỹ thuật Data Mapping này mặc dù có thể dễ xảy ra lỗi cũng như mất nhiều thời gian hơn nhưng về cơ bản phù hợp với những dự án có nguồn lực hạn chế.
Kỹ thuật bán thủ công Semi-automated Data Mapping là gì
Lập bản đồ dữ liệu bán tự động là sự kết hợp giữa công tác nhập dữ liệu thủ công và sử dụng các công cụ tự động để cho ra kết quả chính xác nhất. Với những dự án, hoạt động có lượng dữ liệu ít, không quá phức tạp thì kỹ thuật này giúp nâng cao độ chính xác và tiết kiệm được nhiều thời gian cho quá trình thực hiện.
Automated Data Mapping – Kỹ thuật lập bản đồ dữ liệu tự động
Đây là kỹ thuật thường được áp dụng cho những hoạt động phân tích dữ liệu có lượng thông tin lớn đòi hỏi sự chính xác cao. Ánh xạ dữ liệu tự động sẽ sử dụng hoàn toàn các công cụ để xử lý thông tin giúp giảm thiểu tối đa lỗi gặp phải cũng như tiết kiệm nguồn lực, rút ngắn thời gian thực hiện một cách tốt nhất.
Schema Mapping – Ánh xạ lược đồ
Lập bản đồ dữ liệu kiểu lược đồ là kỹ thuật giúp người dùng có thể hiểu rõ được cấu trúc của dữ liệu thông qua các công cụ tương tự như bán thủ công. Schema Mapping Data thường được ứng dụng để liên kết các lược đồ có tính chất tương tự nhau nhằm tiết kiệm tối đa thời gian và nguồn lực.
Tìm hiểu thêm: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Những hệ CSDL thường dùng nhất
On-Premise Data Mapping – Lập bản đồ dữ liệu tại chỗ
Đây là kỹ thuật ánh xạ dữ liệu thường được sử dụng trong việc kết nối thông tin cần xử lý có trong cơ sở hạ tầng vật lý. Kỹ thuật này thường được các tổ chức, tập đoàn lớn sử dụng bởi khả năng kiểm soát hoàn toàn dữ liệu, tránh được các vấn đề bảo mật kém gây rò rỉ thông tin. Tuy nhiên, càng về sau thì dữ liệu ngày một lớn khiến việc xử lý thông tin tốn kém và cồng kềnh hơn rất nhiều.
Cloud-based Data Mapping
Ngược lại với kỹ thuật ánh xạ dữ liệu tại chỗ, lập bản đồ dữ liệu trên đám mây là cách hiệu quả cho các hoạt động phân tích thông tin đòi hỏi sự tổng hợp, hợp tác của nhiều người tại nhiều nơi. Kỹ thuật này cũng giúp tiết kiệm tối đa cơ sở hạ tầng vật lý và kết nối được nhiều nguồn lực ở khắp mọi nơi. Đây là cách mà nhiều doanh nghiệp hiện đại, thường xuyên cập nhật công nghệ thường sử dụng.
Ánh xạ dữ liệu nguồn mở
Kỹ thuật Open-Source Data Mapping thường được sử dụng nhằm tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng các công cụ, phần mềm miễn phí có sẵn. Tuy có thể chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ thích hợp nhất nhưng kỹ thuật này đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng viết mã để có thể tùy chỉnh theo nhu cầu.
Trên đây là những chia sẻ về “Mapping data là gì? Tổng hợp 7 kỹ thuật làm mapping data hiệu quả”. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về Data Mapping là gì và áp dụng thực tiễn vào việc làm của bản thân trở nên hiệu quả và chính xác hơn.