ngon-ngu-dart-topcv

Ngôn ngữ Dart là gì? Tổng hợp thông tin từ A-Z dành cho newbie

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Ngôn ngữ Dart được ra đời vào năm 2011 bởi Google để khắc phục một số nhược điểm của JavaScript. Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Dart và những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ này nhé.

Ngôn ngữ Dart là gì?

Dart là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được Google phát hành có mục đích chung với mã nguồn mở và được ECMA chấp thuận làm tiêu chuẩn. Ngôn ngữ này được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web, di động trên nhiều nền tảng khác nhau. Hiện tại, Dart hỗ trợ hầu hết các tính năng phổ biến của ngôn ngữ lập trình như lớp, giao diện, chức năng,… tương tự những ngôn ngữ khác.

Dart được phát hành bởi Google vào năm 2011
Dart được phát hành bởi Google vào năm 2011

Dart được sử dụng cho mục đích gì?

Như đã giới thiệu ở trên, ngôn ngữ Dart được sử dụng để phát triển, xây dựng các ứng dụng web, di động với hiệu suất cao. Khắc phục những hạn chế của JavaScript như yêu cầu cơ sở mã nguồn mở, không có khả năng mở rộng,… Một số ứng dụng phổ biến và quan trọng của Dart có thể kể đến như:

  • Đóng vai trò là ngôn ngữ lập trình cơ bản cho khung Flutter, và được sử dụng để xây dựng các ứng dụng di động có thể mở rộng.
  • Do là ngôn ngữ có mục đích chung, nó được sử dụng để xây dựng, lập trình các ứng dụng di động gốc cho iOS, Android hoặc cho máy tính để bàn, máy chủ.

Xem thêm: Javascript Là Gì? Giới Thiệu Về Javascript Cho Người Mới Bắt Đầu

Tại sao nên học ngôn ngữ Dart?

Mặc dù so với những loại khác, Dart có tuổi đời “trẻ” hơn, nhưng trong những năm gần đây, nó đã được sử dụng khá phổ biến. Do đó, nếu là newbie đang tìm hiểu về lĩnh vực lập trình, bạn có thể tham khảo một số lý do nên học loại ngôn ngữ này như sau:

  • Hiệu quả nhanh: Ngôn ngữ Dart sử dụng trình biên dịch mã nguồn để thực hiện sắp xếp mã nhanh hơn. Do đó, nó sẽ có giao diện người dùng hiệu quả hơn so với những loại ngôn ngữ lập trình khác.
  • Dễ sử dụng, có thể làm việc trực tiếp từ trình duyệt, không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào.
  • Khung Flutter của Dart được sử dụng để tạo các ứng dụng đa nền tảng và đây là 1 trong 4 khung hàng đầu về phát triển ứng dụng di động hiện nay. Ví dụ như Google Pay, ứng dụng của BMW, Toyota,…
  • Tính linh hoạt, khả năng thích ứng cao với JavaScript.
  • Nếu bạn đã có kiến thức JavaScript thì việc học Dart tương đối dễ dàng.

Xem thêm: Flutter là gì? Top 7 lý do bạn nên học Flutter ngay trong năm 2023

Bạn có thể học Dart nhanh hơn nếu đã có kiến thức về JavaScript
Bạn có thể học Dart nhanh hơn nếu đã có kiến thức về JavaScript

Ưu – nhược điểm của Dart là gì?

Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ Dart, bạn có thể tham khảo một số ưu – nhược điểm của loại ngôn ngữ này như sau:

Ưu điểm của ngôn ngữ Dart

Dart có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Là ngôn ngữ mở rộng, linh hoạt, tạo điều kiện tích cực cho việc biên dịch trở nên nhanh chóng hơn.
  • Có tính ổn định tốt, được sử dụng để xây dựng các ứng dụng về thời gian thực với hiệu suất cao.
  • Hỗ trợ cả biên dịch Vừa đúng lúc (JIT) và biên dịch Trước thời hạn (AOT).
  • Có thể thích ứng nhanh chóng với các quy trình công việc có sự thay đổi.

Nhược điểm của ngôn ngữ Dart

Một số hạn chế khi sử dụng Dart mà bạn nên biết như:

  • Là ngôn ngữ lập trình mới nên hiện tại cộng đồng người sử dụng, hỗ trợ có quy mô nhỏ, chưa có quá nhiều tài nguyên phục vụ cho công việc học tập.
  • Chỉ bao gồm một lớp đối tượng duy nhất, không hỗ trợ quá trình lặp lại mã.
  • Không hỗ trợ đổi tên hàm mà không thực hiện viết câu lệnh gán mới.

Tìm hiểu thêm: Học IT Có Khó Không? Cơ Hội Việc Làm Của Ngành IT Sau Khi Ra Trường?

Dart hiện vẫn là ngôn ngữ mới nên cộng đồng sử dụng và hỗ trợ chưa nhiều
Dart hiện vẫn là ngôn ngữ mới nên cộng đồng sử dụng và hỗ trợ chưa nhiều

Các tính năng của ngôn ngữ Dart

Ngoài những ưu – nhược điểm, các tính năng của Dart cũng là yếu tố mà các newbie nên tìm hiểu. Dưới đây là một số tính năng của ngôn ngữ này:

  • Hướng đối tượng: Dart sử dụng dữ liệu dưới dạng đối tượng thay vì coi dữ liệu là hàm hoặc logic và hỗ trợ cả các khác niệm lập trình hướng đối tượng cơ bản.
  • Không đồng bộ: Dart không có tính đồng bộ nhưng cho phép đồng thời nâng cao. Hiểu đơn giản là bạn có thể chạy đồng thời nhiều tác vụ với Dart bằng cách sử dụng thể độc lập (phân lập).
  • Các thư viện tích hợp: Dart bao gồm các thư viện tích hợp mở rộng như Input – Output (IO), Software Development Kit (SDK),… Bạn có thể tìm các đoạn mã code viết sẵn trong những thư viện này và tối ưu theo mục đích của mình.
  • Hỗ trợ đa nền tảng: Dart có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau Windows, Linux, macOS cũng như nhiều hệ điều hành khác bởi tính năng Máy ảo Dart.

Có thể bạn quan tâm: Ngôn Ngữ Máy Tính Là Gì? Ứng Dụng Như Thế Nào?

Ngôn ngữ Dart có thể hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau
Ngôn ngữ Dart có thể hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về ngôn ngữ Dart là gì cùng những vấn đề liên quan với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm lập trình viên Dart, hãy truy cập vào TopCV. Đây là một trong những đơn vị tiên phong trong áp dụng HR Tech, TopCV sẽ giúp bạn kết nối nhanh – đúng – hiệu quả với những cơ hội việc làm hấp dẫn hiện nay liên quan đến kỹ năng lập trình ngôn ngữ này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *