scrum-master-la-gi

Scrum Master là gì? So sánh Scrum Master và Project Manager

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Vai trò của Scrum Master trong một dự án khá quan trọng. Họ sẽ là những người có ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của sản phẩm. Tuy vậy, Scrum Master thường bị nhầm lẫn với vị trí Project Manager. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến khái niệm Scrum Master là gì? Sự khác nhau của Project Manager và Scrum Master là gì? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây cùng topviecit.vn

Vị trí Scrum Master là gì? Có giống Project Manager không?

Để xác định được Scrum Master có giống với Project Manager hay không, bạn cần hiểu về khái niệm của Scrum Master là gì. Cụ thể như sau:

Scrum Master là gì?

Scrum Master là vị trí có vai trò cầu nối giữa khách hàng/Product Owner với Product Team ở mô hình Agile. Có nghĩa là, họ sẽ cần phải làm việc với các Product Owner/khách hàng để lấy các thông tin, yêu cầu cần thiết. Sau đó sẽ chuyển những yêu cầu này thành chuẩn của Scrum cho các User Stories thực hiện.

Thông thường, Scrum Master sẽ quản lý team theo các Sprint, mỗi Sprint sẽ có thời gian trung bình khoảng 2 tuần. Lúc này, Scrum Master sẽ giúp cho các thành viên trong team hiểu hơn về User Story, từ đó ước lượng được thời gian để hoàn thành và báo cáo lại cho khách hàng.

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng, các Scrum Master sẽ là người có vai trò điều phối trong mô hình Agile. Họ sẽ vừa là cầu nối, vừa là điều phối viên để công việc được hoạt động suôn sẻ nhất.

>>>Xem thêm: Stackoverflow là gì? Những điều lính mới cần biết

Tìm hiểu về vị trí Scrum Master là gì?
Tìm hiểu về vị trí Scrum Master là gì?

So sánh Scrum Master và Project Manager

Hầu hết các công ty IT đang đều tồn tại cùng một lúc 2 vị trí này, trong một số trường hợp thì 1 nhân sự có thể đảm nhiệm cả Scrum Master và Project Manager. Tuy vậy, đây là 2 khái niệm khác nhau cũng như vai trò của mỗi vị trí cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số điểm giống – khác nhau của 2 vị trí này như sau:

Điểm giống nhau

Cả Scrum Master và Project Manager đều có chung một mục tiêu công việc là giúp cho công việc của đội nhóm được hoàn thành tốt nhất. Tuy vậy, điểm khác nhau sẽ đến từ cách họ tiếp cận với mục tiêu đó như thế nào.

Điểm khác nhau

Project Manager: Vị trí này sẽ tiếp cận mục tiêu theo cách truyền thống hơn. Ví dụ như các Project Manager sẽ tập trung hơn vào tiến độ dự án, mốc thời gian của dự án,… Họ sẽ tập trung vào quản lý, điều khiển đội nhóm từ trên xuống để đạt được mục tiêu chung.

Scrum Master: Vị trí này sẽ tập trung hơn vào quy trình để tiếp cận mục tiêu. Các Scrum Master sẽ không tập hợp các mục tiêu, hạn chế 1 nhóm nào đó để đảm bảo cho họ đi đúng hướng như Project Manager. Thay vào đó, Scrum Master sẽ tập trung hơn vào sắp xếp hợp lý, tối ưu hóa những quy trình để giúp cho đội nhóm của họ đạt được hiệu quả hơn. Họ sẽ tiếp cận với mục tiêu từ dưới lên.

>>>Xem thêm: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Những hệ CSDL thường dùng nhất

Scrum Master và Project Manager là 2 vị trí khác nhau
Scrum Master và Project Manager là 2 vị trí khác nhau

Công việc, trách nhiệm của Scrum Master là gì?

Cầu nối giữa khách hàng với team là trách nhiệm chính khi bạn thắc mắc về vấn đề trách nhiệm, công việc của Scrum Master là gì. Cụ thể, vị trí này sẽ bao gồm những trách nhiệm như sau:

Facilitator

Scrum Master cần có trách nhiệm bảo vệ cho đội nhóm của mình vượt qua những vấn đề, trở ngại trong quá trình thực hiện dự án. Ví dụ như workload quá nặng từ phía khách hàng hoặc Product Owner. Từ đó, đội nhóm của Scrum Master sẽ có môi trường làm việc thoải mái, phù hợp hơn để đạt được hiệu quả.

Coach

Để giúp thành viên trong team dự án có thể đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, Scrum Master sẽ cần có trách nhiệm giúp họ khám phá được điểm mạnh của mình. Ngoài ra, các Scrum Master sẽ cần giúp thành viên trong đội nhóm nhận ra điểm yếu, hạn chế của mình là gì, từ đó sẽ cải thiện được hiệu suất công việc tốt hơn.

Mentor

Chia sẻ kinh nghiệm là một trong những trách nhiệm khi bạn thắc mắc về nhiệm vụ, công việc của Scrum Master là gì. Là người đóng vai trò cầu nối, hướng dẫn, điều phối công việc của team, Scrum Master cần chia sẻ những kinh nghiệm của mình với đội ngũ Scrum Team của mình. Điều này sẽ giúp cho thành viên nhận thức được các vấn đề của mình.

Teacher

Scrum Master cũng sẽ đóng vai trò như một người thầy đối với thành viên thuộc Scrum Team của mình. Vị trí này sẽ cần giúp cho các thành viên có thể cập nhật được kiến thức cần thiết liên quan đến Scrum. Ngoài ra, Scrum Master cũng cần hướng dẫn cho thành viên của mình sử dụng được các phương thức trong Scrum Team để hỗ trợ cho công việc.

>>>Xem thêm: Visual Studio Code là gì? Tổng hợp chi tiết về Visual Studio Code

Scrum Master có trách nhiệm như một người thầy định hướng cho Scrum Team

Impediment Remover

Khi là một Scrum Master, bạn sẽ có trách nhiệm cần biết lúc nào là thời điểm mà mình cần hỗ trợ cho Scrum Team, hỗ trợ bằng cách nào,… Những sự hỗ trợ này nhằm gạt bỏ những vấn đề đang gây cản trở cho công việc chung của đội nhóm.

Change Agent

Trách nhiệm cuối cùng khi hỏi về vấn đề công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của Scrum Master chính là sự tiên phong. Scrum Master cần thường xuyên đưa ra những ý kiến, đề xuất thay đổi cần thiết để cải thiện được hiệu suất làm việc của Scrum Team được tốt hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí Scrum Master được tóm tắt ngắn gọn nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về Scrum Master là gì, sự khác biệt của Project Manager và Scrum Master là gì. Đây là một trong những vị trí của phòng IT vẫn đang được nhiều bạn Developer quan tâm và đặt mục tiêu cho mình. 

>>>Xem thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Học xong ra làm gì?

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *