Bạn đã bao giờ từng thắc mắc microservices là gì mà lại khiến cộng động Developer có sự quan tâm đặc biệt đến như vậy hay không? Trong bài viết ngày hôm nay topviecit.vn sẽ đi tìm hiểu về khái niệm Microservices là gì? Những ưu và nhược điểm của microservices nhé!
Microservices là gì?
Microservices là gì? Microservices hay kiến trúc microservice là một kiểu kiến trúc cấu trúc một ứng dụng giống dạng một tập hợp các dịch vụ như:
- Xác định khớp nối lỏng lẻo
- Tự bảo trì và kiểm tra
- Có thể triển khai một cách độc lập
- Được tổ chức xung quanh khả năng kinh doanh
- Dưới sự sở hữu của một nhóm nhỏ
Nhờ kiến trúc microservice mà các ứng dụng lớn, phức tạp có thể phân phối nhanh chóng, thường xuyên và đáng tin cậy hơn rất nhiều. Từ đây các có thể tự tổ chức phát triển nền tảng công nghệ của mình. Các microservice đều có những tính chất như sau:
- Hầu hết dịch vụ trong kiến trúc microservice đều có xu hướng triển khai độc lập.
- Được tổ chức xung quanh khả năng kinh doanh hạt mịn. Mức độ chi tiết của microservice đóng vai trò quan trọng, bởi đây là chìa khóa cho cách tiếp cận khác biệt với SOA.
- Dịch vụ sẽ được tuân theo các ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, môi trường phần cứng và phần mềm khác nhau sao cho phù hợp nhất. Nhưng không có nghĩa là một microservice duy nhất sẽ được viết theo bản vá các ngôn ngữ lập trình.
- Một microservice tuyệt đối không là một lớp trong một ứng dụng nguyên khối. mà nó chính là một phần chức năng kinh doanh khép kín với các giao diện rõ ràng phụ thuộc vào các thành phần bên trong của nó, khi đã thực hiện một kiến trúc phân lớp.
>>>Xem thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Học xong ra làm gì?
Ưu và nhược điểm của microservices là gì?
Ở thời điểm hiện tại microservices là một ứng dụng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế website, ví dụ như tích hợp website bán hàng vào hệ thống quản lý đa kênh, chatbox,…Vậy lý do của sự phổ biến này là gì, cùng nhau đi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của microservices nhé!
- Các service được bảo trì độc lập: Các service tồn tại theo kiểu riêng việc, do vậy nếu trong trường hợp có một service được bảo trì thì tuyệt nhiên sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới các service khác cả. Ảnh hưởng ở đây là không làm chết các service khác khi một service nào đó đang phải bảo trì sự cố. Chứ không có chuyện thiếu service mà hệ thống vẫn hoạt động ổn định và đảm bảo đầy đủ tính năng.
- Nắm bắt các business logic một cách dễ dàng: Về bản chất Mỗi service xử lý một nghiệp vụ riêng, ưu điểm của microservices chính là giúp nắm bắt được các business logic một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Sử dụng được nhiều công nghệ khác nhau: thực tế mỗi service sẽ là một dự án riêng, đó là lý do chúng có thể sử dụng các công nghệ khác nhau chỉ cần đảm bảo tuân theo chuẩn giao tiếp được đặt ra từ trước. Dù bên trong hoạt động như thế nào cũng đều sẽ không ảnh hưởng tới các service còn lại. Ví dụ dễ hiểu nhất là một website với phần lớn các service được viết bằng PHP, trong khi service thực hiện gửi – nhận thông báo realtime được viết bằng NodeJS la chuyện hết sức bình thường.
- Mở rộng dễ dàng khi hệ thống trở nên phức tạp: Kiến trúc microservice có một sự tương đồng cực lớn với kiến trúc của một hệ phân tán, nhờ vậy nên nó hoàn toàn có khả năng mở rộng theo chiều ngang, chính là mở rộng hệ thống bạn chỉ cần bổ sung thêm service.
>>>Xem thêm: Hadoop Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về HDFS
Nhược điểm của kiến trúc microservice
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời song kiến trúc microservice vẫn có những nhược điểm nhất định:
- Độ trễ cao: Về bản chất, service giao tiếp với nhau thông qua môi trường mạng, do vậy độ trễ chắc chắn sẽ cao hơn so với kiến trúc monolithic. Nếu muốn giảm độ trễ xuống mức tối thiểu thì các developer bắt buộc phải thiết kế theo kiểu chứng chỉ thật sự gọi tới nhau khi cần, và đây trở thành bài toán khó cho mọi developer khi chọn thiết kế hệ thống theo kiến trúc microservice.
- Khó phát triển: Muốn phát triển được các developer bắt buộc phải tiến hành kéo toàn bộ hệ thống về máy local để phát triển, nhưng thực tế điều này không hề dễ dàng bởi vì một hệ thống microservice rất phức tạp, rất khó giả lập trên môi trường local. Bạn có thể thấy nhiều trường hợp các công ty để khắc phục nhược điểm này họ phải cài sẵn các service trên một server dev, khi muốn phát triển service nào thì chỉ kéo service đó về local và giữ kết nối với các server dev là được. Thêm vào đó kiến trúc chia nhỏ và cách giao tiếp giữa các service cũng gây ra sự khó khăn cho các developer khi debug.
- Tính đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu thấp: Thực tế vì dữ liệu được lưu trên nhiều service khác nhau nên rất khó để đảm bảo được tính toàn vẹn cho chúng. Một minh chứng dễ hiểu nhất là khi tạo đơn hàng, thì phải tạo thông tin khách hàng trước rồi mới tạo thông tin đơn hàng. Và khách hàng và đơn hàng ở đây là hai service khác nhau nên việc đảm bảo rằng dữ liệu phải được tạo ra theo đúng thứ tự cả là không thể.
>>>Xem thêm: Json Là Gì? Những Điều Dân Lập Trình Cần Biết Về JSON
Trên đây chúng mình đã cung cấp cho bạn Microservices là gì? Những ưu và nhược điểm của microservices? Đừng quên theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!
Hình ảnh: Sưu tầm