Webpack được ra đời với vai trò như một công cụ đóng gói mã nguồn. Hiện tại, Webpack đang được giới lập trình đánh giá khá cao về những lợi ích mà nó mang lại. Nếu bạn đang tìm hiểu về Webpack là gì, hãy cùng topviecit.vn tham khảo ngay bài viết “Webpack là gì? Những kiến thức tổng quan về Webpack” hôm nay.
Tìm hiểu về Webpack là gì?
Webpack được ra đời dựa trên sự lên ngôn của single page application ở website cùng với xử lý ngày càng được đưa thành client – side nhiều hơn. Vậy, cụ thể thì Webpack là gì và tại sao cần dùng đến nó?
Webpack là gì?
Webpack là công cụ đóng gói các mã, module của JavaScript. Công cụ này sẽ gói gọn tất cả các file của JavaScript như css, js, image,… thành từng gói đơn vị khác nhau với tên gọi là Assets.
Bạn cũng có thể thấy rằng, Webpack sẽ đóng vai trò như một công cụ tự động – JavaScript task runner để thực hiện những tác vụ như compilation, minification, garbage collecting,… Những tác vụ này sẽ được thực hiện thông qua plugins phong phú đến từ cộng đồng.
Webpack thường thực hiện việc đóng gói khá chặt chẽ, cấu trúc đóng gói rõ ràng. Quy trình đóng gói vẫn đảm bảo được thứ tự chạy, tính phụ thuộc giữa dependencies với nhau trong khi tính module tăng, giảm được kích thước đáng kể.
>>>Xem thêm: Json Là Gì? Những Điều Dân Lập Trình Cần Biết Về JSON
Lợi ích khi dùng Webpack là gì?
Webpack hiện có khá nhiều chức năng hữu dụng để giúp ích cho lập trình viên. Ví dụ như optimize, tùy chọn chạy trên nhiều môi trường khác nhau như production hoặc dev, tính năng watch file,..
Với những website truyền thống, để chạy file JavaScript, cách phổ biến nhất chính là sử dụng các cặp thẻ, truyền tham số loại file, tạo các đường dẫn đến file. Nhiều người khi đang sử dụng cách này và mới biết đến Webpack đều thắc mắc về lợi ích của Webpack là gì mà nhiều người sử dụng nó.
Các file của JavaScript sẽ được nạp, thực thi đồng bộ theo thứ tự. Do đó, nếu trong trường hợp hàm A cần gọi hàm B mà file có chứa hàm B chưa được nạp trước đó, khả năng thực thi hàm A là điều không thể. Bạn có thể liên tưởng đến việc nếu có vài trăm dòng mã code JavaScript được lưu dưới dạng 5 files khác nhau, Webpack sẽ có tác động lên tốc độ phát triển, chạy ứng dụng của website, nhưng tác động đó là không đáng kể.
Tuy vậy, khi các kế hoạch mở rộng tính năng, dự án lớn hơn được phát triển, khối lượng có thể lên tới hàng chục ngàn dòng mã nguồn khác nhau. Những dòng mã nguồn này được lưu ở rất nhiều file khác nhau và bạn sẽ cần các cặp thẻ để nạp file js.
Từ đó, thời gian để bạn tìm kiếm dependencies từng file, nạp chúng theo thứ tự đúng sẽ rất lâu. Và Webpack đã được ra đời để giúp rút ngắn được thời gian tìm kiếm, giúp cho các file của JavaScript có thể nạp đúng thức tự liên quan.
>>>Xem thêm: JWT Là Gì? Tìm Hiểu Về Các Thành Phần Của JWT
Ưu – nhược điểm của Webpack
Với bất kỳ công cụ nào để phục vụ cho nhu cầu công việc của lập trình viên đều sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Webpack cũng không ngoại lệ, những ưu – nhược điểm của công cụ này được tóm tắt cụ thể như sau:
Ưu điểm của Webpack là gì?
Ưu điểm của Webpack bao gồm như:
- Có thể giúp project phát triển dễ dàng hơn. Các tác vụ như quản lý, tùy biến cũng được triển khai hiệu quả hơn. Đặc biệt khi bạn đang làm các project với cấu trúc phức tạp.
- Có thể đóng gói toàn bộ file nguồn thành 1 file gọn nhẹ duy nhất. Do đó, loader có thể biện dịch được các loại file khác nhau.
- Giúp tăng tốc độ truy vấn HTTP của website. Caching đóng gói không còn quá nhiều mà chỉ còn 1 file.
- Chuyển đổi được các mã ES6 thành mã ES5 qua babel transpiler. Từ đó giúp tăng tính tương thích khi các tính năng mới vẫn được sử dụng.
- Gói gọn toàn bộ các tài nguyên tĩnh như css, image thành 1 module. Từ đó giúp lập trình viên dễ dàng quản lý hơn. Quá trình triển khai sản phẩm sẽ ổn định hơn qua việc giúp giảm được nguy cơ deploy code nhưng thiếu ảnh, css.
Nhược điểm của Webpack là gì?
Bên cạnh những ưu điểm đó, Webpack vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Hiện tại có rất ít nguồn tài liệu hướng dẫn sử dụng Webpack chi tiết.
- Webpack có một số cú pháp khá khó hiểu, do đó khi thiết lập cấu hình Webpack sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Đặc biệt là đối với nhiều lập trình viên mới biết đến công cụ này.
- Webpack sử dụng ngôn ngữ chưa được biết đến quá nhiều và chúng cũng không được giải thích quá chi tiết để developer có thể hiểu và vận dụng nó.
- Hiện tại, Webpack chỉ mặc định cho một nhà phát triển. Điều này đôi khi sẽ khiến cho lập trình viên không thể theo kịp được sự phát triển về công nghệ.
- Tốc độ khởi động Webpack khá chậm bởi phải đóng gói các module.
>>>Xem thêm: Magento Là Gì? Có Nên Làm Magento Developer Hay Không?
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Webpack. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Webpack là gì cũng như những đặc điểm của nó. Tuy nhiên, bạn sẽ cần lưu ý tìm hiểu kỹ càng hơn về Webpack trước khi cài đặt nó cho máy tính của mình.
Hình ảnh: Sưu tầm