value stream mapping là gì

Value Stream Mapping là gì? Tìm hiểu về sơ đồ chuỗi giá trị và các phương pháp vẽ

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Với nhiệm vụ tối ưu hóa chuỗi cung ứng và quá trình sản xuất, Value Stream Mapping là công cụ hữu hiệu giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, sản xuất cho mọi doanh nghiệp. Cùng TopviecIT.vn tìm hiểu Value Stream Mapping là gì cũng như các phương pháp vẽ sơ đồ chuỗi giá trị qua bài viết dưới đây.

Value Stream Mapping là gì?

Value Stream Mapping (VSM) hay sơ đồ chuỗi giá trị, ánh xạ luồng giá trị là một công cụ quản lý tinh gọn hiệu quả cho phép phân tích, đánh giá và cải thiện các bước trong quá trình phân phối sản phẩm, dịch vụ giúp giảm thiểu tối đa lãng phí chi phí và thời gian. 

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1918 nhưng phải đến khi Toyota áp dụng vào hệ thống sản xuất của mình thì sơ đồ chuỗi giá trị mới thật sự được quan tâm. Đến năm 1990, Value Stream Mapping mới trở nên phổ biến trên toàn thế giới và trở thành trung tâm trong phương pháp loại bỏ lãng phí và xây dựng hệ thống hiệu quả.

Xem thêm: Mapping Data là gì? Tổng hợp 7 kỹ thuật làm mapping data hiệu quả

Value Stream Mapping là phương pháp tinh gọn, giảm lãng phí hiệu quả.
Value Stream Mapping là phương pháp tinh gọn, giảm lãng phí hiệu quả

Tầm quan trọng của Value Stream Mapping là gì?

Tối ưu hóa hệ thống sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì thế, sơ đồ chuỗi giá trị đóng vai trò không thể thiếu khi mang lại rất nhiều giá trị giúp cải thiện hiệu suất của hệ thống sản xuất một cách tối đa. Theo đó Value Stream Mapping giúp doanh nghiệp:

Loại bỏ lãng phí không cần thiết

Thông qua ánh xạ luồng giá trị, bộ phận quản lý sẽ có những đánh giá cụ thể được những hoạt động không cần thiết xuất hiện trong toàn bộ hệ thống và loại bỏ chúng để tiết kiệm tối đa chi phí, nguồn lực dư thừa mà không đem lại hiệu quả.

Tinh giản luồng công việc

Với khả năng thống kế đầy đủ giai đoạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh một cách trực quan nhất, Value Stream Mapping chỉ ra những bước có thể cải thiện, tinh giản nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

Value Stream Mapping giúp chỉ ra các công đoạn gây lãng phí tài nguyên là gì và cải thiện nó.
Value Stream Mapping giúp chỉ ra các công đoạn gây lãng phí tài nguyên là gì và cải thiện nó

Điều chỉnh linh hoạt

Với sơ đồ chuỗi giá trị, việc thay đổi quy trình phù hợp với điều kiện, nhu cầu thị trường sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Từ đó, việc điều chỉnh có thể được đưa ra mà không gây ảnh hưởng đến các giai đoạn khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao chất lượng

Việc tiết kiệm được nguồn lực, chi phí sản xuất sẽ giúp cải thiện được chất lượng sản phẩm tốt hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từ đó giúp nâng cao lợi nhuận và thu hút được nhiều khách hàng biết đến hơn.

Phương pháp vẽ Value Stream Mapping hiệu quả là gì

Sau khi hiểu rõ những lợi ích và tầm quan trọng của Value Stream Mapping là gì, việc áp dụng thực hiện vẽ sơ đồ chuỗi giá trị chính xác sẽ giúp doanh nghiệp có thể tinh gọn hệ thống một cách hiệu quả nhất. Theo đó, phương pháp vẽ Value Stream Mapping cần tuân thủ theo các bước sau:

Bước 1: Xác định chuỗi giá trị hiện có

Để đưa ra bất kỳ cải tiến, tinh gọn hệ thống nào, điều đầu tiên cần thực hiện đó là xác định chính xác thành phần trong quá trình sản xuất, kinh doanh từ bước đầu tiên cho đến khi kết thúc.

Tìm hiểu thêm: Phân tích dữ liệu là gì? Top 10 phương pháp phân tích dữ liệu

Bước 2: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại

Việc vẽ lại chính xác chuỗi giá trị Value Stream Mapping hiện tại sẽ đem đến cái nhìn chính xác nhất về hệ thống, quy trình hoạt động. Các mối liên kết, phạm vi hoạt động, nhiệm vị với đầy đủ các nguồn lực cần được thể hiện rõ ràng để tạo ra được bức tranh toàn cảnh của bộ máy hoạt động.

Xác định sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại giúp nhìn ra điểm không tốt cần cải thiện trong hệ thống
Xác định sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại giúp nhìn ra điểm không tốt cần cải thiện trong hệ thống

Bước 3: Phân tích và đánh giá hiện trạng

Thông qua sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại được thể hiện đầy đủ, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đánh giá lại toàn bộ để chỉ ra được những hoạt động nào thực sự mang lại giá trị và đóng góp vào sự phát triển chung. Ngược lại, những phần nào không cần thiết hay gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp cũng cần được xác định rõ ràng để lên phương án loại bỏ, cải tiến.

Bước 4: Vẽ sơ đồ Value Stream Mapping mới

Khi đã xác định những phần gây lãng phí, cần cải thiện trong Value Stream Mapping là gì, việc vẽ sơ đồ chuỗi giá trị mới sẽ giúp doanh nghiệp phân công, thay đổi nguồn lực phù hợp và chính xác hơn để quy trình mới hoạt động tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Những hệ CSDL thường dùng nhất

Bước 5: Đánh giá hiệu quả và liên tục cải thiện

Sau khi đưa VSM mới áp dụng vào thực tiễn, cần theo dõi, đánh giá hiệu quả và đưa ra các cải tiến mới để tinh gọn hơn hệ thống, quy trình nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Theo đó, các tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá sơ đồ chuỗi giá trị mới có hoạt động như ý hay không gồm:

  • Sơ đồ mới có đáp ứng đúng mong muốn, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay chưa?
  • Sơ đồ VSM có làm gia tăng sự kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp hay không?
  • Sơ đồ chuỗi giá trị có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và giúp cải thiện mối quan hệ trong môi trường làm việc không?
Value Stream Mapping là một vòng lặp liên tục để mang đến hiệu quả ngày một tốt hơn. 
Value Stream Mapping là một vòng lặp liên tục để mang đến hiệu quả ngày một tốt hơn. 

Dựa vào những tiêu chí nhất quán trên, các doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc thay đổi, đổi mới quy trình hoạt động và đưa ra những cải tiến nhanh nhất giúp tiết kiệm tối đa nguồn lực. Từ đó, những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ ngày một hoàn thiện hơn và nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về Value Stream Mapping là gì và phương pháp vẽ sơ đồ chuỗi giá trị hiệu quả và chính xác nhất. Cùng với đó, biết được cách vận dụng VSM vào thực tế sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn và mang lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cho khách hàng cũng như tạo ra nhiều việc làm trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *