Cùng với nhu cầu ngày càng tăng về bảo vệ thông tin và hệ thống an ninh, ngành an toàn thông tin là một lĩnh vực đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Cùng TopviecIT tìm hiểu ngành an toàn thông tin là gì và những thông tin phổ biến trong ngành này nhé!
Ngành an toàn thông tin là gì?
Ngành an toàn thông tin, hay bảo mật thông tin, là một lĩnh vực Công nghệ thông tin. Ngành này có vai trò bảo vệ thông tin và hệ thống khỏi việc truy cập trái phép, sử dụng trái phép, tiết lộ trái phép, sửa đổi trái phép,…
Trong ngành này, kỹ sư an toàn thông tin sẽ đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng, bao gồm:
- Phân tích và đánh giá rủi ro an ninh liên quan đến hệ thống và thông tin trong tổ chức. Họ xác định các lỗ hổng bảo mật và tìm cách giảm thiểu rủi ro hoặc nguy cơ trong tương lai.
- Thiết kế và triển khai biện pháp bảo mật nhằm bảo vệ hệ thống và thông tin. Các công việc liên quan bao gồm: Cài đặt các hệ thống kiểm soát truy cập, mã hóa dữ liệu, xác thực và ủy quyền, kiểm tra và giám sát an ninh.
- Giám sát và phát hiện xâm nhập: Theo dõi và giám sát các hoạt động mạng để phát hiện các hoạt động xâm nhập, tấn công mạng và vi phạm bảo mật.
- Tư vấn và đào tạo cho tổ chức về các vấn đề an ninh thông tin. Đào tạo nhân viên về các biện pháp bảo mật, quy trình an ninh và các quy định liên quan.
- Phục hồi sau sự cố: Trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh, chuyên gia an toàn thông tin phục hồi hệ thống và thông tin bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, họ thực hiện khôi phục dữ liệu và đánh giá lại các biện pháp bảo mật hiện có để ngăn chặn việc tái diễn sự cố.
Xem thêm: Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là gì? Cơ hội việc làm ra sao
Ngành an toàn thông tin có dễ xin việc hay không?
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và nhu cầu ngày càng tăng về bảo mật dữ liệu, rất nhiều doanh nghiệp/ tổ chức cần đến chuyên gia an toàn thông tin.
Vậy cụ thể những cơ hội việc làm sau khi học ngành an toàn thông tin là gì? Nếu theo học ngành an toàn thông tin, bạn có thể thử sức trong các vai trò như:
Chuyên viên an toàn thông tin
Các công ty, tổ chức và cơ quan chính phủ đều cần kỹ sư an toàn thông tin để bảo vệ hệ thống, dữ liệu và các thông tin quan trọng. Công việc của chuyên viên an toàn thông tin bao gồm xác định và đánh giá rủi ro an ninh, triển khai biện pháp bảo mật, giám sát và phòng ngừa các cuộc tấn công mạng.
Chuyên viên phân tích bảo mật
Các chuyên gia phân tích bảo mật tìm hiểu và phân tích các mẫu tấn công, phát hiện lỗ hổng và sự cố an ninh trong hệ thống. Họ cung cấp các giải pháp bảo mật và hướng dẫn để tăng cường an ninh cho tổ chức.
Quản trị viên hệ thống bảo mật
Quản trị viên hệ thống bảo mật có nhiệm vụ thiết lập, cấu hình và quản lý các biện pháp bảo mật cho hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu của một tổ chức. Họ đảm bảo rằng các hệ thống và dữ liệu được bảo vệ an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật.
Chuyên gia phân tích an ninh mạng
Chuyên gia phân tích an ninh mạng có vai trò tìm hiểu và điều tra các cuộc tấn công mạng, xác định nguyên nhân và thu thập bằng chứng điều tra. Từ đó, họ phân tích dữ liệu, khôi phục và bảo vệ thông tin quan trọng trong quá trình điều tra.
Xem thêm: Lương ngành an ninh mạng cao hay thấp? Tìm hiểu ngay!
Kiểm tra viên thâm nhập
Kiểm tra viên thâm nhập thực hiện các cuộc kiểm tra an ninh để xác định và khai thác các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống mạng và ứng dụng. Họ đánh giá mức độ sẵn sàng và bảo mật của một tổ chức và đề xuất biện pháp cải thiện.
Các cơ hội việc làm trong ngành an toàn thông tin đa dạng và có thể được tìm thấy trong các công ty công nghệ, tổ chức tài chính, cơ quan chính phủ, công ty bảo mật và tư vấn, và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, cạnh tranh có thể khá cao, do đó, việc nắm vững kiến thức, có kỹ năng chuyên môn và trình độ chứng chỉ phù hợp sẽ tăng khả năng xin việc thành công trong ngành này.
Xem thêm: Quản trị mạng máy tính là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Mức lương ngành an toàn thông tin
Ngành An toàn thông tin được đánh giá là một trong những lĩnh vực có mức lương hấp dẫn trên thị trường lao động hiện nay. Mức lương trung bình cho các vị trí trong ngành này có sự biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Với sinh viên mới tốt nghiệp ngành An toàn thông tin, mức lương khởi điểm thường dao động từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng – một con số khá cao so với trung bình các ngành nghề khác. Mỗi vị trí công việc và vai trò khác nhau, bạn có thể nhận được mức lương khác nhau, cụ thể:
- Mức lương khởi điểm của chuyên viên an toàn thông tin là từ 11 – 16 triệu đồng/tháng. Nếu có kinh nghiệm và các chứng chỉ chuyên sâu hơn, mức thu nhập có thể lên tới 35 triệu đồng/tháng.
- Mức lương của chuyên viên bảo mật thông tin khoảng từ 11 – 16 triệu đồng/tháng. Nếu tốt nghiệp tại trường đại học đào tạo đầu ngành này, có kinh nghiệm hoặc các chứng chỉ liên quan, mức lương sẽ cao hơn.
- Người làm quản trị viên hệ thống bảo mật đạt mức lương trung bình 23.9 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn tùy theo kinh nghiệm.
- Mức lương của chuyên gia phân tích an ninh mạng có thể lên tới 95,000 USD/năm (tương đương với 2,1 tỷ đồng/năm)
Bên cạnh vị trí công việc thì mức thu nhập ngành an toàn thông tin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, nơi làm việc và thị trường lao động. Liên tục trau dồi kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để khiến mình trở nên nổi bật hơn trong thị trường lao động là cách hiệu quả giúp bạn tăng thu nhập trong ngành.
Xem thêm: Quản trị mạng máy tính lương bao nhiêu? Tố chất cần có để thành công
Giải đáp những thắc mắc phổ biến về ngành an toàn thông tin
Bên cạnh câu hỏi “ngành an toàn thông tin là gì”, chắc hẳn bạn sẽ còn rất nhiều băn khoăn về ngành này. Dưới đây, TopviecIT sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những băn khoăn đó.
Ngành An toàn thông tin học những gì?
Các môn học trong ngành an toàn thông tin sẽ tập trung vào mục tiêu nghiên cứu và áp dụng các biện pháp để bảo vệ thông tin khỏi các mối đe dọa và xâm nhập trái phép. Tùy theo chương trình đào tạo của từng trường mà sẽ có những môn học khác nhau như:
- Lập trình: Các kiến thức về lập trình để hiểu và xử lý các lỗ hổng bảo mật trong mã nguồn, xây dựng ứng dụng an toàn, kiểm thử bảo mật.
- Hệ điều hành: Kiến thức về hệ điều hành giúp bạn hiểu cách thức hoạt động của hệ thống, từ đó tìm ra các lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại trong hệ điều hành.
- Mạng máy tính: Cấu trúc và giao thức mạng để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
- Tìm lỗi phần mềm: Các phương pháp giúp tìm và khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm để tránh bị tấn công.
- Dịch ngược mã phần mềm: Kỹ năng dịch ngược mã phần mềm giúp nhà nghiên cứu bảo mật phân tích và hiểu cách hoạt động của các ứng dụng và hệ thống, từ đó tìm ra các lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại và phát triển các biện pháp bảo mật.
- Điều tra số: Tìm hiểu và thu thập bằng chứng số để điều tra các vụ vi phạm an ninh mạng và xác minh các hành vi không đúng quy định.
- Mật mã hóa: Cách sử dụng thuật toán mã hóa để ngăn chặn người không có quyền truy cập đọc hoặc sửa đổi thông tin.
Bên cạnh đó, ngành An toàn thông tin còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như quản lý rủi ro, bảo mật ứng dụng di động, kiểm thử đột nhập, quản lý thông tin nhận diện, an ninh đám mây,…
Xem thêm: Tổng Quan Về Lập Trình Mạng – Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Nắm Rõ
Ngành an toàn thông tin học ở trường nào? Thi khối nào?
Ngành An toàn thông tin có mã ngành là 7480202, điểm chuẩn năm 2022 của ngành này tại các trường đại học thấp nhất là 17 và cao nhất là 26.95 điểm (thang điểm 30).
Theo ngành An toàn thông tin có thể chọn học & thi các khối:
- Khối A: Toán-Lý-Hóa
- Khối A1: Toán-Lý-Anh
- Khối C1: Toán học- Vật Lý- Ngữ văn
- Khối D: Toán-Văn-Anh
- Khối D90: Toán-Anh-KHTN
Danh sách các trường có tuyển sinh và đào tạo ngành An toàn thông tin tại nước ta bao gồm:
STT | Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
1 | Học viện An ninh nhân dân | 17.67 – 23.26 |
2 | Trường Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội | 24.3 |
3 | Học viện CN BCVT | 26.7 |
4 | Học viện Kỹ thuật mật mã | 25.9 |
5 | Trường Đại học CNTT và truyền thông Thái Nguyên | 17 |
6 | Trường Đại học Duy Tân | |
7 | Trường Đại học CNTT – ĐHQG TPHCM | 26.95 |
8 | Học viện CN BCVT cơ sở 2 | 25.05 |
9 | Trường Đại học Công nghệ TPHCM | 20 |
10 | Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM | 22.25 |
11 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long | |
12 | Trường Đại học Cần Thơ | 24.75 |
Xem thêm: Lập Trình Viên Học Trường Nào Tốt Ở Việt Nam?
Những tố chất, kỹ năng cần có trong ngành an toàn thông tin là gì?
Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành thì một số tố chất và kỹ năng giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp lĩnh vực An toàn thông tin. Hãy trau dồi những tố chất và kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng trong An toàn thông tin. Bạn cần có khả năng tìm hiểu và phân tích các lỗ hổng bảo mật, đồng thời tìm ra giải pháp hiệu quả để khắc phục.
- Kỹ năng lập trình: Hiểu biết về lập trình là một kỹ năng quan trọng trong ngành An toàn thông tin. Bạn cần biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình để thực hiện kiểm thử bảo mật, phân tích mã độc và hiểu cách hoạt động của các ứng dụng.
- Kỹ năng tư duy phản biện: Trong việc bảo vệ thông tin, bạn cần có tư duy phản biện để tìm ra nguồn gốc của vấn đề hoặc đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Trong ngành An toàn thông tin, việc giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm là rất quan trọng. Bạn cần có khả năng truyền đạt thông tin về bảo mật một cách rõ ràng, cùng với khả năng tương tác với những người có liên quan để công việc được vận hành một cách suôn sẻ.
Tổng kết
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành An toàn thông tin đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu đối với sự phát triển của toàn thế giới. Việc hiểu rõ ngành an toàn thông tin là gì, có dễ xin việc không, mức lương bao nhiêu, thi khối nào,… là cách hiệu quả để bạn có thể phát triển trong lĩnh vực này.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về ngành an toàn thông tin và những cơ hội việc làm hấp dẫn trong ngành này bằng cách truy cập TopCV. TopCV tiên phong trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ tạo CV, tìm việc làm. Với sự đồng hành của TopCV, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những công việc với mức lương mơ ước. Chúc bạn thành công!