Khi tìm hiểu về những công việc liên quan đến lập trình NodeJS, nhiều người sẽ quan tâm đến lộ trình thăng tiến của vị trí này. Hãy cùng TopviecIT tìm hiểu rõ hơn về quá trình phát triển sự nghiệp của lập trình NodeJS là gì nhé.
Thực tập sinh – Fresher NodeJS
Thực tập sinh – Fresher NodeJS thường là những sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có kinh nghiệm được làm việc – học việc tại doanh nghiệp. Họ thường chưa được giao một dự án lập trình NodeJS hoàn chỉnh. Thay vào đó, họ sẽ làm việc với vai trò hỗ trợ cùng các lập trình viên có kinh nghiệm hơn.
Các thực tập sinh hoặc Fresher lập trình NodeJS thường sẽ có dưới 1 năm kinh nghiệm và hiểu biết cơ bản về lập trình. Những kiến thức cần thiết của NodeJS ví dụ như sau:
- Kiến thức về chuyên môn lập trình: Hiểu biết về đối tượng (Objects), phạm vi, mảng (Array), OOP trong JS, Azure Service Bus, máy chủ SQL, RavenDB, PostgreSQL,…
- Đã hoàn thành các chương trình, hoặc có chứng chỉ đào tạo liên quan đến công việc lập trình NodeJS.
- Kỹ năng mềm hỗ trợ công việc: Kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức theo dõi nhiều nhiệm vụ, deadline hiệu quả, giao tiếp, giải quyết vấn đề,…
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết 5 bước viết resume Fresher NodeJS đạt chuẩn
Junior NodeJS Developer (cấp thấp)
Junior lập trình NodeJS là vị trí thăng tiến tiếp theo sau 1 – 2 năm trong công việc này. Họ sẽ có những nền tảng lập trình cơ bản, có thể đóng góp ý kiến của mình trong các buổi họp, quá trình phát triển dự án. Junior Developer sẽ chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ cơ bản trong lập trình NodeJS,.
Khác với các thực tập sinh, lập trình viên ở mức độ Junior có thể hoàn thành công việc của mình nhanh chóng hơn. Họ cũng sẽ hỗ trợ cho các lập trình viên cấp bậc Middle hoặc Senior. Những yêu cầu đối với vị trí này có thể kể đến như:
- Chuyên môn: Cần có các bằng cấp liên quan đến lập trình viên, công nghệ thông tin. Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành,…
- Có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản, kỹ năng phân tích chi tiết, khả năng làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc cao,…
Xem thêm: Nodejs developer là gì? Mô tả chi tiết công việc và mức lương
Middle NodeJS Developer (cấp trung)
Lập trình NodeJS cấp trung – Middle NodeJS Developer là những người đã có kinh nghiệm hơn 2 – 4 năm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm. Doanh nghiệp sẽ ít phải giám sát họ hơn trong công việc của mình. Họ sẽ là những người hiểu biết, nắm vững những kiến thức chuyên môn và ít cần sự giúp đỡ.
Ở giai đoạn này, ngoài những công việc, nhiệm vụ chuyên môn, họ có thể thực hiện thêm nhiều công việc khác liên quan đến quản lý độc lập những dự án nhỏ. Họ cũng sẽ hướng dẫn cho các Junior hoặc sinh viên thực tập NodeJS. Những yêu cầu của vị trí này ví dụ như:
- Có kinh nghiệm thực hiện và đóng góp trong nhiều dự án khác nhau.
- Kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, công nghệ cần thiết trong NodeJS.
- Có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, biết cách phát hiện, sửa lỗi, xử lý các vấn đề trong quá trình thực hiện công việc linh hoạt.
Senior NodeJS Developer (cao cấp)
Cấp bậc tiếp theo trong lộ trình thăng tiến của lập trình NodeJS chính là vị trí Senior NodeJS Developer. Vị trí này sẽ cần có kinh nghiệm làm việc từ 5 – 8 năm. Họ sẽ là những người có kiến thức chuyên môn sâu hơn, quản lý dự án tốt hơn so với những cấp bậc thấp khác. Một số yêu cầu của vị trí Senior NodeJS Developer như sau:
- Kiến thức chuyên môn vững chắc, hiểu biết sâu về các vấn đề liên quan đến công việc. Thường họ sẽ dành hơn 10.000 giờ làm việc trước đó để có thể trở thành Senior.
- Có kỹ năng ra quyết định, giao tiếp tốt, giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro linh hoạt.
- Có khả năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm. Trực tiếp đưa ra những ý kiến, điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án.
Engineer NodeJS Developer
Một lập trình NodeJS để đạt được đến cấp độ này, họ cần có từ 8 – 10 năm làm việc. Kiến thức chuyên môn về cơ sở là điều bắt buộc với vị trí Engineer NodeJS Developer. Vị trí Engineer yêu cầu lập trình NodeJS cần biết về tất các các bước trong thiết kế, xây dựng ứng dụng, phần mềm,… Những yêu cầu của vị trí Engineer NodeJS Developer ví dụ như:
- Kiến thức chuyên môn: Bằng cấp liên quan đến công nghệ thông tin, lập trình.
- Hiểu biết về những kiến thức chuyên môn như BusMQ, Apache Kafka, Node-Rest-Client, Node-Rest-Client,…
- Thực hiện những công việc chuyên môn một cách độc lập.
- Có khả năng phân tích được những thông tin kỹ thuật phức tạp, kỹ năng nghiên cứu tốt, các kỹ năng mềm linh hoạt,…
Xem thêm: Lập Trình Viên Học Trường Nào Tốt Ở Việt Nam?
Senior Engineer NodeJS Developer
Cấp bậc Senior Engineer NodeJS Developer sẽ đòi hỏi cao hơn về kinh nghiệm của nhân sự. Bạn cần có hơn 12 năm làm việc để đạt đến cấp độ này. Với lập trình NodeJS ở cấp bậc Senior Engineer, bạn sẽ làm việc trực tiếp với đội ngũ lãnh đạo, góp ý vào các chiến lược công nghệ,… Đối với vị trí này sẽ cần đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Kiến thức chuyên môn vững chắc, đã có kinh nghiệm đến quản lý tổng thể, lên các chiến lược về công nghệ liên quan với lập trình NodeJS.
- Có hiểu biết thấu đáo về kiến trúc máy tính, hệ điều hành và cấu trúc dữ liệu.
- Có kỹ năng nghiên cứu tốt, quản lý nhiều dự án trong khi đáp ứng thời hạn, lãnh đạo và cung cấp các hệ thống phần mềm phức tạp.
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, làm việc được trong môi trường áp lực.
Principal Architect NodeJS Developer
Đây là cấp bậc cao nhất nếu bạn muốn phát triển lập trình NodeJS theo hướng kỹ thuật chuyên sâu. Principal Architect NodeJS Developer hay còn được gọi là kiến trúc sư chính trong lập trình NodeJS. Vị trí này sẽ cần hơn 14 năm kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về các cách thức hoạt động của công nghệ. Để trở thành Principal Architect NodeJS Developer bạn sẽ cần:
- Kỹ năng kỹ thuật: Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ liên quan đến trải triển, xây dựng, thiết kế phần mềm.
- Hiểu biết chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ lập trình để trở thành các mentors trong lĩnh vực của họ.
- Có khả năng lãnh đạo, điều phối nhóm lập trình viên NodeJS.
- Biết cách huấn luyện, đào tạo, truyền cảm hứng, giao tiếp tốt với đồng nghiệp, developer xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Developer Là Nghề Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Thu Nhập Của Developer
Tech Leader NodeJS Developer
Nếu bạn không muốn phát triển theo con đường chuyên sâu, bạn có thể trở thành các Tech Leader về NodeJS. Thay vì tập trung quá nhiều vào chuyên môn, các Tech Leader – trưởng nhóm NodeJS Developer sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý, cung cấp công nghệ cho độ ngũ của mình.
Để có thể từ nhân viên lập trình NodeJS trở thành Tech Leader, bạn có thể phải trải qua thời gian làm việc, tích lũy đến hơn 7 năm kinh nghiệm. Tech Lead thường sẽ quản lý những nhóm Developer nhỏ. Vị trí Tech Leader NodeJS Developer sẽ phải đáp ứng những yêu cầu như:
- Hiểu biết về chuyên môn do mình phụ trách, cấu trúc phần mềm, thử nghiệm hệ thống,…
- Có kỹ năng lãnh đạo quản lý, lắng nghe tích cực, giao tiếp linh hoạt,…
- Biết sắp xếp, quản lý công việc, thời gian, xử lý vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
- Có khả năng đa nhiệm, biết cách lập kế hoạch, chiến lược,…
Engineer Manager NodeJS Developer
Engineer Manager NodeJS Developer là cấp Trưởng phòng kỹ thuật phát triển NodeJS tại doanh nghiệp. Công việc, nhiệm vụ của họ thường tương tự với các Tech Leader. Tuy vậy, quy mô quản lý nhân sự, dự án sẽ rộng hơn, thường bao gồm nhiều nhóm lập trình NodeJS khác nhau.
Engineer Manager NodeJS Developer cũng cần báo cáo công việc của đội nhóm, liên quan đến tiến độ, chiến lược,… với ban lãnh đạo. Họ sẽ cần có những kiến thức chuyên môn vững chắc, khả năng quản lý, lãnh đạo hiệu quả. Bên cạnh đó, họ cũng cần có tầm nhìn xa, khả năng xây dựng chiến lược tốt.
Engineer Director NodeJS Developer
Khi bạn có hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên môn, 5 năm trong lãnh đạo, quản lý đội nhóm, nhân sự, bạn có thể thăng tiến thành Engineer Director NodeJS Developer. Đây là vị trí giám đốc kỹ thuật phát triển NodeJS tại doanh nghiệp. Vị trí này đóng góp nhiều vai trò liên quan đến R&D công nghệ.
Nhìn chung, Engineer Director NodeJS Developer sẽ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung bộ phận kỹ thuật. Họ phải có nhiều kỹ năng để thành công trong vai trò này. Ví dụ như:
- Nắm vững các kiến thức liên quan đến chuyên môn NodeJS và ngôn ngữ lập trình, công cụ, phần mềm trong phát triển NodeJS.
- Có kỹ năng ra quyết định tốt cho tương lai của dự án.
- Thành thạo, vận dụng tốt những nhóm kỹ năng liên quan đến quản lý lãnh đạo như quản lý rủi ro, giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý đội nhóm,…
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn NodeJS thông dụng và phổ biến nhất
VP – Engineering NodeJS Developer
VP Engineering NodeJS Developer là vị trí phó giám đốc kỹ thuật phát triển NodeJS. Để làm việc tại vị trí này, bạn cần có 12 năm kinh nghiệm trong ngành và quản lý đội nhóm. Đây gần như là vị trí thăng tiến cao nhất mà bạn có thể đạt được khi làm lập trình NodeJS.
Các VP – Engineering NodeJS Developer sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến xây dựng, phát triển, thúc đẩy các nhóm Engineer Director. Do đó, vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược kỹ thuật của công ty cùng với CTO. Bên cạnh đó, họ cũng cần thực hiện thiết lập các mục tiêu và lộ trình để đạt được những điều đó.
CTO NodeJS Developer
CTO NodeJS Developer là vị trí cao nhất mà bạn có thể đạt được khi làm lập trình NodeJS. CTO – giám đốc công nghệ sẽ thực hiện quản lý, giám sát toàn bộ mọi hoạt động công nghệ trong doanh nghiệp. Ngoài kiến thức chuyên môn, họ cần có kiến thức về kinh doanh. Do đó, CTO sẽ có vai trò then chốt trong doanh nghiệp tương đương với các vị trí điều hành khác.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về lộ trình thăng tiến từ vị trí lập trình NodeJS đến vị trí CTO NodeJS Developer. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thông tin hữu ích của mình. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới liên quan đến vị trí NodeJS Developer, hãy truy cập vào TopCV. Đây hiện là một trong những nền tảng kết nối việc làm hàng đầu hiện nay. Với tiên phong trong áp dụng HR Tech, TopCV sẽ giúp bạn kết nối nhanh – đúng – hiệu quả với những cơ hội việc làm hấp dẫn hiện nay liên quan đến NodeJS.