Lập trình viên là một trong những công việc có cơ hội phát triển và thu nhập tốt trong ngành công nghệ thông tin mà bạn không nên bỏ qua. Bài viết hôm nay, topviecit.vn sẽ cung cấp thông tin & giải đáp những thắc mắc thường gặp về công việc này như lập trình viên là làm gì? Các công việc lập trình viên thường làm?
Nghề lập trình viên là làm gì?
Lập trình viên (Developer) là những kỹ sư phần mềm tạo ra những dòng code bằng ngôn ngữ lập trình trên nền tảng và các công cụ hỗ trợ như Java, Css, Html… Hiểu đơn giản, lập trình viên là những nhân viên kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ phần mềm để xây dựng, nâng cấp thiết kế hay sửa lỗi và bảo trì chương trình máy tính, điện thoại và các sản phẩm công nghệ khác.
Hiện nay, lập trình viên là một công việc có nhu cầu tuyển dụng lớn với mức thu nhập khá tốt rơi vào khoảng 20 – 35 triệu nếu bạn có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm. Tuy nhiên, để có mức thu nhập cao như vậy thì lập trình viên cũng cần phải đối mặt với áp lực và khối lượng công việc lớn.
Lập trình viên làm những công việc gì?
Thông thường, các công việc của lập trình viên được phân loại cụ thể là lập trình website, lập trình database, lập trình mobile, lập trình game hay lập trình hệ thống nói chung. Mỗi vị trí công việc này sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như , tuy nhiên hầu hết các lập trình viên đều cần xây dựng ứng dụng mới, nâng cấp và sửa chữa ứng dụng cũ, nghiên cứu và phát triển tính năng mới… Sau đây là một số công việc mà lập trình viên thực hiện hàng ngày:
Phân tích dữ liệu khách hàng
Lập trình viên cần phân tích nhu cầu khách hàng để xây dựng các mẫu thiết kế phần mềm mới/ nâng cấp dựa trên yêu cầu của họ. Đối với các công ty có quy mô lớn thì việc phân tích nghiệp vụ sẽ có một bộ phận riêng đảm nhận nhưng hầu hết các lập trình viên đều phải kiêm nhiệm vai trò phân tích nghiệp vụ (Business Analyst).
Khi thực hiện phân tích nghiệp vụ, lập trình viên cần xem xét yêu cầu của khách hàng có khả thi không, tính năng khách hàng yêu cầu có đem lại giá trị sử dụng cao không, Ngoài ra, lập trình viên cần phân tích và làm rõ yêu cầu của khách hàng sang các đầu mục công việc cụ thể.
Viết Code (Ngôn ngữ lập trình)
Viết code là quá trình lập trình viên chuyển đổi ý tưởng, yêu cầu mà khách hàng mong muốn thành các tính năng trên máy tính. Trước khi viết code, bạn cần có chuyên môn về ngôn ngữ lập trình và tư duy lập trình. Code chỉ là công cụ phục vụ cho lập trình viên, để tạo ra một phần mềm/sản phẩm tốt thì bạn cần tập trung vào cả phần kỹ năng và phần tạo ra code. Để có thể viết code tốt, lập trình viên cần chịu khó rèn luyện và trau dồi tư duy lập trình.
Đánh giá Code (Review Code)
Review code là công việc lập trình viên cần xem xét, đánh giá các đoạn code mới viết có tốt và khả thi không? Đoạn code đó tốt hoặc không tốt ở đâu? Code cần chỉnh sửa ra sao? Thông thường, việc đánh giá code thường được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm (thông thường là leader) hoặc các lập trình viên review code của nhau để góp ý hoàn thiện code.
Đánh giá code là một công việc áp lực và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao, bởi lẽ:
- Người review code là người chịu trách nhiệm sau cùng nếu đoạn code đó có vấn đề khi đưa vào sử dụng.
- Lập trình viên review code phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn người viết code thì mới có thể tìm ra lỗi sai hoặc những điểm chưa tốt của đoạn code.
Kiểm tra tính năng/sản phẩm
Tương tự như công việc phân tích nghiệp vụ, đa phần các lập trình viên sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của một tester. Công việc kiểm tra sản phẩm là lập trình viên cần dự đoán các trường hợp có thể xảy ra trong tương lai và đảm bảo phần mềm đó hoạt động tốt trong các trường hợp này.
Thông thường, các lập trình viên được khuyên rằng nên test chéo sản phẩm của nhau để đảm bảo phần mềm đi vào hoạt động tốt. Developer đảm nhiệm công việc kiểm tra sản phẩm càng cẩn thận, chỉn chu bao nhiêu thì phần mềm khi đi vào sử dụng sẽ càng hoàn thiện bấy nhiêu.
Tham gia họp
Các cuộc họp được xem là một phần không thể thiếu với công việc lập trình viên. Ngoài các cuộc họp ngắn để báo cáo tổng quan tình hình của team, lập trình viên cần tham gia các cuộc họp như:
- Triển khai hoặc hoàn thiện một dự án mới.
- Tham gia thảo luận với đối tác, trường hợp công việc không được làm rõ ràng thì có thể phát sinh nhiều cuộc họp.
- Đào tạo, training các công nghệ và kỹ thuật mới.
Nhìn chung, họp là một trong những công việc thường xuyên đối với các bạn lập trình viên. Trong một số trường hợp, lập trình viên có thể cần đảm nhận vai trò người chủ trì, người tham gia đóng góp ý kiến hoặc người ghi biên bản cuộc họp.
Tạm kết
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc “Lập trình viên là làm gì? Lập trình viên làm những công việc gì?” Hiện nay, công nghệ số không ngừng phát triển làm cho nhu cầu tuyển dụng và đào tạo lập trình viên tăng cao tạo ra nhiều cơ hội việc làm mà bạn không nên bỏ lỡ!